Hôm nay,  

Giáo Sư Phạm Trọng Lệ tung cánh hạc về trời

26/07/202208:06:00(Xem: 3315)

blank Giáo Sư Phạm Trọng Lệ 
 
 
Giáo Sư Phạm Trọng Lệ tung cánh hạc về trời

Phạm Xuân Thái


When you were born, you were crying and everyone around you was smiling. Live your life so that when you die, you're the one who is smiling and everyone around you is crying.” (Jordan Smith)

 

Tôi thật bàng hoàng, xúc động khi được tin Giáo Sư Phạm Trọng Lệ đã đột ngột từ trần! Anh ra đi rất thanh thản, và an bình trên chiếc ghế massage tại tư gia vào ngày thứ Sáu 22/7/2022.

Anh Phạm Trọng Lệ là một cựu học sinh Chu Văn An (Hà Nội), Nguyễn Trãi và Chu Văn An (Sài gòn), tốt nghiệp Cử Nhân tại Đại Học Sư Phạm, và Đại Học Văn Khoa ban Anh văn.
 

Anh từng là Giáo Sư của trường Trung Học Trịnh Hoài Đức (Bình Dương), Võ Trường Toản (Sài gòn), Hội Việt Mỹ (Sài gòn). Giảng viên trường Đại Học Sư Phạm Sài gòn và Đại Học Cộng Đồng Mỹ Tho. Được học bổng Fullbright 1973-1975 tại Hoa Kỳ, anh tốt nghiệp MA in American Studies tại Đại Học BGSU, Ohio. Sau đó nhận thêm bằng MA in English năm 1977; MS in Library Science tại Catholic University, Washington, DC năm 1986. Anh cũng đã xong các lớp trong chương trình Tiến Sĩ, nhưng chưa trình luận án. Anh đã từng giữ chức vụ State Law Editor/Analyst và Reference Librarian tại Bureau of National Affairs Inc. cho tới khi nghỉ hưu. Bên cạnh đó, anh còn cộng tác với đài VOA trong Chương Trình Anh Ngữ Sinh Động và mục Hỏi Đáp Anh Ngữ. Những giờ rảnh rỗi, anh làm thơ, viết văn, dịch thơ, và viết những bài biên khảo giá trị, đăng tải trên Cỏ Thơm Magazine, các báo Việt Nam trong vùng Hoa Thịnh Đốn và California.
 

Anh Phạm Trọng Lệ là một người anh đáng kính, một người bạn uyên bác trong mọi lãnh vực, một hiền nhân, đạo đức, khiêm tốn và hòa nhã.

Tôi bắt đầu quen biết và thân với anh Phạm Trọng Lệ hơn 20 năm về trước. Thuở ấy, tôi thường hay nhâm nhi, đấu hót với các anh Bùi Bảo Trúc, Cò Ly, Đỗ Hùng, Nguyễn Vĩnh Hưng ..., và tôi đã tình cờ được diện kiến anh trong một buổi tiệc rượu. Chúng tôi cách nhau non một con giáp, nhưng tôi đã xin phép anh được bình đẳng trong bàn rượu để cùng thoải mái và tự nhiên hơn. Từ đó, chúng tôi là những người bạn thân, thường xuyên gặp nhau tại các tiệm Viet Royal, Little Saigon, Present, Full Kee, Hongkong Pearl, và những buổi họp mặt của các văn nghệ sĩ trong nhóm Cỏ Thơm, những buổi tiệc trà cộng đồng và tại gia đây đó. Anh Phạm Trọng Lệ còn có sở thích nghiên cứu về rượu vang. Mỗi khi đi nhậu, anh hay mang theo những chai rượu thật ngon và đắt tiền để mời bạn bè “nếm” rượu. Chúng tôi nâng ly với nhau, bàn đủ chuyện trên trời, dưới biển, quốc tế, quốc nội, văn chương, thơ phú, vui cười với nhau, rồi chuếnh choáng chia tay.
 

Trong hơn hai năm qua vì đại dịch Covid 19, chúng tôi đã ít có dịp gặp nhau cho dù vẫn thường xuyên liên lạc bằng email. Tháng trước, nhân dịp vợ chồng anh Dương Đức Trường về Virginia chơi, anh Phạm Trọng Lệ đã cùng đi ăn tối với chúng tôi. Anh cho biết dạo này mắt kém nên không lái xe buổi tối được nữa. Chúng tôi đã đến đón anh, đưa anh tới tiệm ăn rồi đưa anh về. Trong lần gặp gỡ ấy, anh vẫn khỏe mạnh, vui vẻ, nhanh nhẹn và những câu chuyện vẫn ào ào tuôn ra. Thế mà ngày hôm nay, anh đã tung cánh hạc về trời, bỏ lại gia đình và anh em.
 

Anh Lệ ơi, rượu ngon phải có bạn hiền. Nếu được uống rượu Đào nơi tiên cảnh, anh cũng đừng quên chúng tôi nhé.

Xin mượn hai câu thơ của tiền bối Vũ Hoàng Chương gửi anh Phạm Trọng Lệ lần cuối:

 

“Anh ơi lửa tắt, bình khô rượu

Đời vắng anh rồi, vui với ai!”

 

Xin dâng lời cầu nguyện cho anh linh anh Phạm Trọng Lệ ra đi thanh thản, và sớm về nơi an nghỉ cuối cùng. Tạm biệt Anh.

 

Phạm Xuân Thái – Virginia 24/7/2022.

 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi có cơ duyên kết thân với nhà thơ Du Tử Lê là qua nhà văn Mai Thảo, ước chừng gần ba thập niên rồi. Tuy nói là thân thiết, nhưng không đúng như thế, bởi vì cả hai là một thế hệ thành danh từ trước 1975, và như vậy, tôi chỉ là một đàn em
Trong không khí gây gây lạnh của ngày cuối năm, người Việt tha hương ở Nam Cali vẫn có những ngày nắng ấm hanh vàng làm tươi hồng đôi má các cô thiếu nữ đương xuân. Đèn hoa lễ hội được trang hoàng khắp nơi chào đón ngày Chúa chào đời.
Đại Sứ Trung Quốc tại Thụy Điển là ông Quế Tòng Hữu đã bị các Nghị Sĩ Thụy Điển đòi trục xuất vì ông này đã nhiều lần phát ngôn uy hiếm Thụy Điển vì Hội Nhà Văn Thụy Điển đã trao giải thưởng Tucholsky cho một nhà văn và nhà xuất bản người Thụy Điển gốc Hồng Kông
Tô Kiều Ngân tên thật Lê Mộng Ngân, ông sinh năm 1926 tại Huế. Từ nhỏ ông đã sớm tỏ ra có chất nghệ sĩ, thường trốn học, đi chơi đó đây với cây sáo trúc không mấy khi rời tay.
Lời tòa soạn: Những câu thơ dị thường viết bởi một thi sĩ dị thường! Đó là lời giới thiệu cho tập thơ Thơ và Đá của thi sĩ Nguyễn Đức Sơn, do NXB Văn Học Press phối hợp với tổ chức Culture Art Education Resource xuất bản và phát hành tháng 12 năm 2019. Nhân dịp này Việt Báo hân hạnh được trao đổi đôi lời với cô Nguyễn Đức Phương Bối, ái nữ của nhà thơ. (Hiện nay chị Phương Bối vẫn sinh sống tại Việt Nam, trên mảnh đất do chính nhà thơ gầy dựng từ sau cuộc đổi đời 1975.) Dưới đây là nội dung cuộc nói chuyện.
Lời tòa soạn: Được biết tập thơ Thơ và Đá của thi sĩ Nguyễn Đức Sơn là nỗ lực của NXB Văn Học Press và tổ chức Culture Art Education Exchange Resource liên kết thực hiện. Đây là tập thơ của một nhà thơ vốn được xem là một trong những thi sĩ lớn nhất của văn học miền Nam Việt Nam, giai đoạn 54-75. Tập thơ quy tụ những bài thơ chưa bao giờ được công bố cho đến ngày hôm nay. Nhân dịp này Việt Báo hân hạnh được tiếp chuyện cô Đào Nguyên Dạ Thảo, người đã bỏ ra rất nhiều công sức cho đề án này.
Tháng 12 năm 2019 đánh dấu 64 năm phong trào đấu tranh cho dân quyền tại Mỹ mà người đi đầu là Rosa Parks, một phụ nữ gốc Phi Châu sinh trưởng tại tiểu bang Alabama, Miền Đông Nam Hoa Kỳ.
Thơ, văn, họa của 39 tác giả, 39 dòng cảm nhận cùng hợp lưu về một tâm hồn thi ca trác tuyệt.
Năm 1890, sau một chiến dịch ở Wounded Knee, 20 chiến binh Hoa Kỳ được tặng thưởng Huy Chương Danh Dự (Medal of Honor) vì đã “can đảm” thảm sát hàng trăm người bản xứ (chúng ta thường gọi là dân da đỏ) hầu hết là không vũ khí trong tay, và đa số là phụ nữ và trẻ em.
Nhà văn Nhã Ca vừa bước vào tuổi 80, cái tuổi mà hầu hết từ lâu đã đi tìm thú vui an nhàn cho những ngày còn lại đời người. Nhưng với nhà văn thì bà vẫn tiếp tục sinh hoạt với văn chương, báo chí, như những gì bà đã từng làm suốt hơn 60 năm qua từ trong nước ra đến hải ngoại. Bà là tác giả nhiều bộ tiểu thuyết giá trị, có bộ được dịch sang Anh ngữ, như cuốn Giải Khăn Sô Cho Huế
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.