Hôm nay,  

Khó Ai Ngờ - Đoạn Giữa Tình Yêu

29/06/202109:23:00(Xem: 3608)

nhucmoidoivai4
Minh họa: Đinh Trường Chinh

 


Truyền khẩu có câu: Bảy mươi còn học bảy mốt. Bất kỳ ở tuổi nào, già dặn cách mấy, cũng cần học hỏi thêm.

Tôi có một cô bạn rất duyên dáng, vui vẻ. Hai yếu tố này ở người nữ, thường hay bị hiểu lầm. Duyên dáng như miếng ăn ngon. Vui vẻ như cái muỗng múc thức ăn đưa ra trước mặt. Hành động này không có ngụ ý mời người khác hả miệng. Vui vẻ thường bị hiểu lầm với lả lơi. Vui vẻ nằm ở môi và lưỡi. Lả lơi nằm ở mắt. Đa số người nữ mang kính đen, tự nhiên sẽ thấy họ nghiêm nghị. Đàn ông mang kính đen thường được xếp vào hạng: chuẩn bị lả lơi.

Bạn tôi duyên dáng và vui vẻ. Gia đình êm ấm. Thường đi với chồng đến những nơi họp bạn, hẹn hò vui chơi. Có nhiều anh bạn khác lả lơi với cô bằng cử chỉ, lời nói. Ngụ ý, trước ở ngoài sân, sau lần vào bếp. Bạn tôi tri liệu bằng cách lớn tiếng, giữa chốn đông người, trước mặt thủ phạm lả lơi, kể lại cho chồng nghe những lời ong bướm đó. Không có bút mực nào có thể diễn tả nét mật của thủ phạm và ánh mắt của người chung quanh. Bạn tôi yêu chồng và được chồng yêu hơn 50 năm. Có lẽ, phương pháp khai báo đó giữ được tình chung thủy.

“Chung thủy” là chuyện dễ hứa nhưng khó giữ. Ý nghĩa của từ ngữ này đã chia lìa biết bao nhiêu cặp vợ chồng có thể sống với nhau suốt đời. Bao nhiêu là nước mắt, bao nhiêu là khổ đau, bao nhiêu là vấn nạn cho con cái, cũng chỉ vì sự sai lầm của chữ nghĩa.  

“Chung thủy”, từ điển định nghĩa thiếu sót, Người ta dùng nó như cái cớ để sỉ nhục. Tình yêu dùng nó như chứng minh thư cho phép ly dị. Luật sư dùng nó như một bản án để lấy tiền của người này, đưa cho người khác, sau khi bỏ túi một phần. Đời nay, “chung thủy” giống cái kéo để cắt hơn là cây kim để may những vết thương tình.

“Chung thủy” như vậy là sai. Hiểu trật. Áp dụng không đúng giá trị. Cứ thử nghĩ: nếu nhân loại không biết chữ “chung thủy,” phải chăng tình yêu bớt tan vỡ, vợ chồng bớt quạnh hiu, con cháu bớt lạc lõng?

“Chung thủy” căn bản là kết cuộc và mở đầu (1). “Chung” là đuôi. “Thủy” là đầu.” Tình yêu chung thủy là tình yêu có đầu có đuôi. Từ thuở ban đầu hẹn hò cho đến hôn phối: có nhau, yêu nhau. Thời gian sau cùng, từ bệnh hoạn, già nua, cho đến chết: có nhau, yêu nhau. 
Có đầu, có đuôi, còn đoạn giữa không quan trọng.

Làm người, ai chẳng có lỗi lầm. Yêu nhau lâu năm, thế nào cũng để ý người khác. Tình yêu như sơn màu. Dù sơn tốt cách mấy cũng sẽ phai lạt theo thời gian, nhất là những cuộc tình quá nhiều mưa nắng và bão lụt. Muốn giữ tình yêu, phải thường xuyên sơn lại. Muốn sáng tạo tình yêu, phải sơn lại nhiều màu. Sơn mỗi lần sẽ dày thêm, sẽ bảo vệ thịt gân trái tim những khi nó đập điệu chán chường thất vọng. Nếu vợ chồng không chịu tự sơn, sẽ có người khác sơn giùm.

Đoạn giữa của tình yêu luôn luôn gay cấn, bí mật, ít nhất là nói dối, nếu không, là gian dối. Thử hỏi Thượng Đế: Nếu muốn vợ chồng được chung thủy, tại sao lại sinh ra quá nhiều mỹ nhân với nhiều chi tiết hấp dẫn? Tại sao sinh ra nhiều nam tử đa tài ăn nói rủ rê? Tại sao sinh ra cây táo mọc trong vườn Địa đàng? Không có cây táo, bà E-Và làm sao hái? Ông A-dong làm sao cắn? Ý của ngài là ra làm sao?

Đoạn giữa của tình yêu thông thường là nơi tình ái gián đoạn. Chuyện này đã xảy ra từ khi nhân loại biết yêu đương. Nhất là giới đàn ông. Phụ nữ khi có con, không bao giờ muốn con họ mất cha. Còn đàn ông thường muốn con họ có nhiều mẹ. Ông Khổng Tử biết rõ điều này nên dạy rằng; Quân tử khi đi chỉ nhìn trước. Nghĩa là không ngó dọc nhìn xuôi, láo liên thấy phái nữ, dễ động lòng mơ ước. Khổng tử còn nói, quân tử không đi sau lưng phụ nữ. Điều này hết sức đúng cả hai mặt, vật lý và tâm lý. Theo dõi hai bờ uyển chuyển, nhún nhẩy, phúng phính, làm sao khỏi âm thầm tơ tưởng một chuyến thực hành?

Đoạn giữa của tình yêu, đừng nói là thử thách, người nào chưa yêu người khác là do may mắn, chưa gặp được người khiến tình mình ngẩn ngơ: người đâu gặp gỡ làm chi. Trăm năm biết có duyên gì hay không?    

Tôi không quan tâm lắm về “may mắn.” Cũng không muốn đổ lỗi cho “xui xẻo.” Tôi nghĩ, trong đoạn giữa tình yêu, bất kỳ chuyện gì phải xảy ra, sẽ xảy ra. Chủ yếu là tìm cách chữa trị.

Ngày xưa, thầy thuốc Hoa Đà nói rằng, khi bị ngoại thương, việc đầu tiên là phải cầm máu. Khi bị nội thương, việc cần thiết là phải giảm sốt. Sau hai việc đó rồi mới tìm cách cứu chữa.

Mắc phải bệnh có đầu mà hư đuôi, có thủy mà hư chung, muốn cầm máu và giảm sốt, việc đầu tiên là nên uống thuốc “tha thứ.”

Từ ngữ “tha thứ” được định nghĩa rất rõ ràng: “Hành động bỏ qua lỗi lầm của một người.” “Hành động” không phải chỉ suy nghĩ. “Bỏ” không phải giữ, không phải cất chỗ khác. Bỏ là không cầm nữa, phủi tay, lau tay. 

“Tha thứ” không phải là thuốc tẩy, nước rửa, hoặc xà phòng. “Tha thứ” là chất keo để dán lại những gì đã rách, đã vỡ. Cần thiết là phải có can đảm dán luôn một phần quá khứ. Đôi khi cần dán luôn cả miệng.

“Tha thứ” không phải là thuốc an thần, mà là thuốc hồi sinh. Công dụng của “tha thứ” không ai có thể kể cho hết. “Tha thứ” lớn hơn “chung thủy.” Vì vậy, đối với người khôn ngoan, tại sao không chọn cái lớn, mà lấy cái nhỏ? Trong tình yêu vợ chồng, “chung thủy” không thể tồn tại nếu không có “tha thứ.” “Tha thứ là chặng đầu tiên cũng như chặng cuối cùng để giữ lấy một người đã làm ta ngơ ngẩn ngay từ phút ban đầu.

Sự lớn lao của “tha thứ”không chỉ tha lỗi cho ai khác, mà đồng thời tự tha lỗi cho mình. Khi xảy ra chuyện rách vỡ thủy chung, không bao giờ chì là lỗi của một người. Luôn luôn phải có hai mới có thể  ra sàn nhảy bolero.

Có kẻ sẽ hỏi: Nếu tha thứ rồi, vẫn không xong, thì sao?. Trước khi trả lời câu này vì tôi tin, bạn đã biết câu trả lời. Hãy tự hỏi lòng: Bạn có thật sự tha thứ chưa? Hoặc chỉ tha mà không thứ?

Những ai có kinh nghiệm về tha thứ để giữ người mình yêu, tôi nghĩ, họ nên tự hào và họ sẽ là những kẻ chứng mình lời tôi đang viết.
“Chung thủy,” Chúng ta nên nói đến quá trình răng long tóc bạc của vơ chồng là “Chung tha thứ thủy.”

Trở lại câu chuyện bảy mươi học bảy mốt. Sau một thời gian nghiền ngẫm phương pháp khai báo của bạn tôi để giữ gìn chung thủy, tôi nghĩ ra một phương pháp khác, phù hợp tính tình trăng hoa của phái nam.

Không lẽ đàn ông mà khai báo phụ nữ chọc ghẹo mình? Có bao nhiêu phụ nữ tự động trêu ghẹo đàn ông? Một ngàn chưa chắc đã có một. Nhưng một ngàn đàn ông, đã có 999 người thích vào bếp đàn bà. Vì vậy, không nên khai báo mà nên tự thú.

Tự thú thì không phải lỗi của người khác, là lỗi của bản thân. Tự thú dễ dàng được tha tội hoặc được giảm kinh. Tự thú là mẹ của tự hào.

Khi vào đám đông hoặc ở một nơi có nhiều phụ nữ duyên dáng mời ăn, tôi chỉ cần tự thú với vợ, cho vợ biết những phụ nữ nào mà tôi bị bắt mắt, bị hơi ngẩn ngơ, thì từ đó trở về sau, không bao giờ tôi có thể đến gần đối tượng trong vòng mười bước. Đôi khi chưa kịp tự thú, ánh mắt Kim Trọng đã kiến linh cảm của vợ biết ngay ai là Thúy Kiều. Lời tự thú chẳng qua là những bằng cớ đê chứng minh lòng tuân thủ luật pháp của kẻ có án treo. (2)

Ông Khổng Tử chưa dạy điều này. Cứ cho đàn ông nhìn phụ nữ phía trước phiá sau, thả cửa, nhưng không cho đến gần. Lửa xa rơm làm sao cháy?

 

Ngu Yên.

 

GHI CHÚ:

(1)  Từ điển Hán Nôm:

https://hvdic.thivien.net/hv/chung%20thu%E1%BB%B7

 

Mời xem:

Tạp Chí Đọc và Viết Số 2. Tháng 7, 2021.

 

MỤC LỤC

1- Vợ Các Thi Sĩ. Susan De Sola. Thơ dịch.

2- Thơ Mô Hình: Đập.

3- Câu Chuyện Về Già Mới Dám Kể. Thơ

4- Khó Ai Ngờ Đoạn Giữa Tình Yêu. Phiếm luận.

5- The Bet. Anton Chekhov. Truyện Ngắn dịch.

6- Lương Châu Từ. Vương Hàn. Thơ Phổ Nhạc.

7- Giới thiệu sách:

    Brief Answers To The Big Questions,

    Stephen Hawking.

    Câu Trả Lời Tóm Lược Cho Những Câu Hỏi Lớn,

    Ngu Yên dịch nhiều kỳ.

 

Xin đọc, tải xuống, và giới thiệu (miễn phí)

Link: 

https://www.academia.edu/49361032/T%E1%BA%A1p_Ch%C3%AD_%C4%90%E1%BB%8Dc_v%C3%A0_Vi%E1%BA%BFt_S%E1%BB%91_02

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lễ phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm 2020-2021 - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2019 tới 30 tháng Sáu 2021 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 5 Tháng Mười Hai 2021, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Hôm nay Thứ Tư, 14 tháng 7 năm 2021, khi tôi viết những dòng này, thì được tin nhà văn Bùi Bích Hà vừa qua đời. Tin buồn về Hà đã vào bệnh viện và không thể cứu chữa nổi đã đến với chúng tôi, nhưng nay Hà thật sự ra đi càng khiến tôi bàng hoàng, ngẩn ngơ. Bạn bè trong và ngoài nhóm gọi nhau qua điện thoại, ai nấy đều ngậm ngùi. Có bạn tìm an ủi: chị Hà ra đi như thế cũng là điều hay, tránh được những đau đớn về thể xác.
Độc giả Viết Về Nước Mỹ đã từng yêu thích văn phong của tác giả ThaiNC nay có thể đón đọc hai tập sách mới: HOA HƯỜNG gồm 27 truyện ngắn, sách dày 180 trang; và BỘT CHIÊN gồm 29 truyện chọn lọc khác, dày 183 trang. Cả hai tập truyện ngắn này đều do Nhân Ảnh xuất bản và phát hành trên hệ thống AMAZON. Tất cả truyện ngắn trong hai tác phẩm này đều đã được đăng tải lai rai từ thập niên 1980’s trên các tạp chí tại hải ngoại: VĂN (Hoa Kỳ), LÀNG VĂN (Canada)… cho đến gần đây trên mục Viết Về Nước Mỹ của tờ VIỆT BÁO (Nam Cali), cùng rất nhiều bài khác mới hơn trên những trang FaceBook mà bạn đọc đã từng đọc qua đâu đó.
Tác phẩm mới của nhà văn Lưu Na -- nhan đề “Nguyễn Đình Toàn, Chữ & Người” – đã viết với giọng văn rất mực đời thường, đưa độc giả vào một thế giới không bình thường chút nào. Cách viết của Lưu Na, như dường nghĩ gì viết đó, nhưng cảm xúc lại mênh mang, sâu lắng. Có lúc tưởng như đây chỉ là thêm một cuốn sách về văn học nghệ thuật, nhưng đọc kỹ lại hóa ra là một tượng đài lặng lẽ, nơi đó Lưu Na đã ghi xuống từng chữ để tạc tượng, để khắc họa Nguyễn Đình Toàn, một người sáng tác rất mực hy hữu.
Cuối tháng 6/2021, tôi nhận được tập thơ Khản Giọng Chim Chiều của Lê Phi Điểu, người bạn thân nơi phố cổ Hội An và tuyển tập Thi Văn Ngàn Thông. Trong tuyển tập 3 nầy, từ trang 187 đến trang 218 đăng 22 bài thơ của anh La Vĩnh Thái.
Nhớ tới hai anh Giang Hữu Tuyên và Ngô Vương Toại, cảm xúc của tôi miên man vì xúc động. Bài trên Cỏ Thơm Magazine không viết chi tiết về hai anh Giang Hữu Tuyên và Ngô Vương Toại. Nhưng dịp này, xin ghi lại một số hình ảnh độc đáo của hai nhà báo tiên phong ở Virginia, cũng là hai người đàn anh trong nghề báo
Lê Ngộ Châu sống và làm việc ngay tại toà soạn Bách Khoa, 160 Phan Đình Phùng Sài Gòn. Trước và sau 1975, chưa ai được nghe anh Lê Châu kể lể về những tháng năm thăng trầm với tờ báo Bách Khoa. Tranh luận về “công lao Bách Khoa” nếu có, là từ bên ngoài, và không là mối bận tâm của Lê Châu.
Triết gia Jean-Paul Sartre sinh ngày 21 tháng 6 năm 1905 tại Paris là người con một của Jean-Baptiste Sartre, sĩ quan Hải Quân Pháp, và Anne-Marie (gốc Schweitzer). Mẹ ông là người gốc Alsatian và là người em họ của hoa khôi Nobel Albert Schweitzer, là con của Louis Théophile mà người này là em trai của cha của bà Anne-Marie. Khi Sartre lên 2 tuổi, cha của ông qua đời vì bệnh. Mẹ ông dời về lại nhà của cha mẹ bà tại Meudon, nơi bà đã nuôi Sartre với sự giúp đỡ của cha bà là Charles Schweitzer, một thầy giáo dạy tiếng Đức là người đã dạy cho Sartre về toán và giới thiệu cho ông văn chương cổ lúc ông còn thơ ấu. Khi ông lên 12 tuổi, mẹ của Sartre đã tái giá, và gia đình dọn tới La Rochelle, nơi ông thường bị bắt nạt, một phần vì sự lơ đễnh do mắt phải của ông bị lệch, theo Andrew N. Leak trong tác phẩm “Jean-Paul Sartre” được xuất bản tại London vào năm 2006, trang 16-18. Ở tuổi vị thành niên vào thập niên 1920s, Sartre đã có hứng thú với triết học do đọc tiểu luận
Đọc Kundera, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra tính hài (và ở chừng mực nào đó, châm biếm) thấm đẫm trong văn ông. Kỳ thực, đối với ông, hài là một thuộc tính bất khả tách ly của văn chương. Tập sách cái cười và sự lãng quên không thiếu những mạch đoạn khiến người đọc cười chảy nước mắt, nhưng thật sai lầm nếu chúng ta hiểu chủ ý của ông là chọc cười độc giả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.