Hôm nay,  

Cọp Sách

24/05/202111:54:00(Xem: 2994)

copsach

Không có tiền mua. Nhẹ nhàng đi vào một tiệm sách. Dịu dàng nhìn chung quanh. Mỉm cười với ông chủ, cô tính tiền và những người canh sách, kẻo bị trộm. Tìm một cuốn sách vừa ý. Đến một góc hẻo lánh. Im lặng. Ít cử động để không gây  chú ý. Đọc.

Từ lúc trung học đệ nhị cấp, tôi đã là người cọp sách chuyên nghiệp. Khởi đầu, e ngại, hồi hộp, xấu hổ, đánh liều, những cảm giác đó tạo ra thú vị, không giống phiêu lưu mạo hiểm, mà giống anh học trò trốn ra khỏi lớp học, đi quán cà phê. Về sau, còn biết thêm, sự thú vị này khiến cho một số ông chồng đi ngoại tình.

Ngược lại, tôi say mê nội tình với sách. Theo thứ tự, cả đời tôi, thứ nhất yêu sách, thứ hai yêu đàn, thứ ba yêu rượu. Còn vợ, thuộc vào thượng hạng.

Vào những ngày cuối tuần, tiệm sách đông người người, nhất là mùa tựu trường, sự hiện diện của những cọp sách gây trở ngại lưu thông, khiến cho chủ tiệm bực bội và nhớ mặt. Kẻ cọp sách khôn ngoan nên tránh xa. Chỉ đến ngày thường, vào giờ ăn chiều, cọp cho đến tối. Thông thường các ông bà chủ lên lầu hoặc về nhà ăn cơm tối. ít khi trở lại trông tiệm. Thay vào đó, là các cô chủ gái hoặc các cậu chủ trẻ, thường xuyên lơ là hoặc thông cảm. Nhất là các cô, ngây thơ, cả tin người ham đọc sách có khả năng làm nên sự nghiệp chữ nghĩa. Thực tế, 100 người cọp, đã 50 người cọp truyện chưởng, 30 cọp chuyện ái tính, 15 cọp sách làm người, 4 cọp tạp lục, chỉ có 1 cọp văn chương, văn hóa.

Ở tỉnh lẻ, cọp sách không phải dễ. Ít người mua, nên kẻ đã không mua, dù hóa thành kệ gỗ, cũng dễ nhận diện. “Cậu tìm sách gì?” “Thưa bác cho cháu đọc ké cuốn sách này.” “Chỗ làm ăn mua bán, cậu đừng đến nữa.” Có một lần tôi cảm động, có lẽ tủi thân thì đúng hơn, muốn ứa nước mắt khi nghe cô  gái đứng quày tính tiền, nói với ông chủ, “Ba, người ta nghèo. chỉ muốn đọc sách thôi mà.”

Những cô thiếu nữ

băng qua đời tôi,

như những bông hoa nở vội.

Rồi từng cánh phai.

Ròi từng cánh phai.

Trên tay tôi

không còn một ai…

(Kaoru Maruyama)

Tôi nhẹ dạ, đa tình, đền ơn nên yêu thầm cô bán sách cho đến ngày cô đi lấy chồng.

Ở tỉnh lẻ, cọp sách nín thở. Không thể minh họa bằng cử chỉ hoặc âm thanh. Phải giữ thái độ tử tế, nho nhả, để có thể trở lại đọc tiếp.

Có lần, tôi đọc Alexis Zorba, Con Người Chịu Chơi, của NikosKazantzaki, dịch giả Nguyễn Hữu Hiệu, đến đoạn Zorba ví mông phụ nữ Nga, nở nang, cứng cáp,  như mông ngựa cái và nó hí lên khi ngửi được mùi ngựa đực. Tôi ngạc nhiên. Lúc đó, biết mông phụ nữ một cách mù mờ, nhưng biết mông ngựa rất rõ, thành thử tưởng tượng lẫn chiêm bao đều hấp dẫn. Nhưng phụ nữ Việt ít ai hí, hầu hết nghe mùi đực phản phất là bỏ đi. Đôi lúc không kịp giã từ. Đọc hết đoạn Zorba không thể nói tiếng Nga, nên nhảy ra sân múa máy, nhào lộn. diễn tả câu chuyện ông muốn kể.  Thật là lý thú. Tôi cũng muốn nhảy ra múa máy nhưng kịp nhìn thấy ánh mắt của bà chủ lăm le chờ bằng cớ.

Về Sài Gòn, nhiều tiệm sách, nhiều sách. Nhất là ở nhà sách Khai Trí, tha hồ đứng đọc. Những lúc thích chí, có thể bật cười hoặc cúi mặt ngẩn ngơ suy nghĩ câu nói cao kỳ mà không sợ ai dòm ngó. Tôi cọp hết bộ Đông Châu Liệt Quốc, Tam Quốc Chí ở nhà sách này. Thoạt đầu, cứ tưởng, dân Sài Gòn giàu có, không quan tâm những cọp quấy rầy. Mãi về sau mới biết, ông chủ Khai Trí là người yêu văn chương. Ông dành ưu tiên cho người trẻ đọc cọp. Có lẽ, khi xưa, ông cũng cọp. (Mời đọc: Một Đời Đam Mê Sách của Phạm Phú Minh. https://nguoitinhhuvo.wordpress.com/2014/03/29/ong-khai-tri-mot-doi-ham-me-sach-pham-phu-minh/)

Tôi vẫn mãi ngưỡng mộ và tâm phục ông. Trước khi ông qua đời (2004), đã in một tập thơ tình chọn lọc, bao gồm thơ trong nước và ngoài nước. Ông làm một chuyến đi sang Mỹ với mục đích gặp các nhà thơ để xin phép in thơ của họ. Ông hẹn tôi ở nhà sách của anh Võ Thạnh. Lần đầu tiên, tôi được bắt tay người chủ hào phóng với cọp. Trò chuyện, Cảm ơn. Kể lại ngày xưa. Cảm ơn. Ký tên vào lá thư đồng ý cho in thơ. Rồi chia tay. Không bao giờ gặp lại. Sự yêu mến, cẩn trọng, xuề xòa mà nghiêm túc đối với văn chương của ông Khai Trí, tôi xin nghiêng mình. Cảm ơn một lần nữa.

Khoảng thập niên 1965-1975, miền Nam Việt Nam không có nhiều sách dịch. Đa số là truyện dịch. Sách dịch về lý thuyết, nghiên cứu, phê bình văn học, văn chương rất hiếm hoi. Có thể nói, thời đó, tìm ái tình dễ hơn tìm loại sách này. Bây giờ, nhớ lại thời thèm sách, cọp sách, không đủ sách để cọp, tôi cho rằng, người Việt hải ngoại thật may mắn, nhất là ở Hoa Kỳ. Muốn đọc sách nào, cũng có thể được. Một đề tài, cả ngàn sách để tìm hiểu. Không hiểu thí có sách khác chú thích, giải nghĩa cuốn sách khó. Nicolaus Copemicus viết: Biết rằng chúng ta biết những gì chúng ta biết, và hiểu rằng chúng ta không hiểu những gì chúng ta không hiểu, đó là sự hiểu biết chân chính. To know that we know what we know, and to know that we do not know what we do not know, that is true knowledge. Sự hiểu biết xây dựng từ học đường không thể sánh với sách. Học từ nhỏ đến lớn, nhiều lắm là 50 ông bà thầy. Sách có cả triệu thầy cô.

 

Bây giờ, đã hơn 20 năm đầu thế kỷ 21, sách dịch ở Việt Nam cũng không nhiều về nghiên cứu phê bình văn học thế giới. Những cậu học trò, sinh viên thèm sách, cọp sách chắc cũng hắm hở như tôi, tìm trang tạp chí hoặc cuốn sách văn chương rồi mò mẫm tra từ điển. Lầy lội, rối mù, lõm bõm, sau cùng là hiểu chưa đúng. Chúng ta không phải là kẻ mù chữ, chỉ mù cơ hội.

Bên trên, tôi có nói, tìm ái tình dễ hơn tìm sách dịch văn học hay. Đây chỉ là một cách ví von. Phụ nữ luôn luôn bí ẩn, biến hóa, có nội dung khó hiểu, có cử chỉ mang nhiều ý khác nhau, dù học suốt đới, vẫn không rành rọt. So với sách hay, phụ nữ hay gấp bội phần. Vì sách dù hay cách mấy, đọc hoài cũng nhàm. Còn phụ nữ, đọc lui đọc tới, tuy có mệt nhưng không bao giờ chán.

 

Ngu Yên
Tháng 4, 2021.  

 

Bạn đọc nào biết những ai thích cọp sách, xin chuyển giúp đến họ, 11 cuốn sách và 99 bài viết về văn học, văn chương. Không cần e ngại chủ sách, không cần phải cọp. Cứ ung dung bấm vào links. Nhẩn nha đọc những khi rảnh rỗi.
Xin chuyển link:

https://independent.academia.edu/TienNguyen228/Papers

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thiền sư Seigan Shōtetsu (1381-1459) là một trong vài người làm thơ nhiều nhất trong thi giới Nhật Bản. Chính xác, chúng ta không biết nhà sư đã sáng tác bao nhiêu bài thơ. Nhưng nhà sư kể lại trong một lá thư rằng vào tháng 4 của năm 1432, ngôi lều của nhà sư bốc cháy trong đêm, thiêu rụi mọi thứ trong lều và toàn bộ những bài thơ nhà sư đã sáng tác từ năm 20 tuổi, tất cả là 27,000 bài thơ trong 30 tập. Lúc đó Thiền sư 51 tuổi. Bây giờ, bộ sưu tập thơ Shōkonshū của Shotetsu còn khoảng 20,000 bài thơ. Thơ của Shotetsu không làm theo thể haiku như đời sau. Thể thơ haiku hình thành vào thế ký thứ 17, dưới chiếc dù ảnh hưởng của các nhà thơ Matsuo Bashō (1644–1694) và Uejima Onitsura (1661–1738), định hình từ thể thơ hokku, chuyển từ thể thơ haikai hay renku. Thơ của nhà sư Seigan Shōtetsu (tên ngài có thể phiên âm là: Thanh Nham Chính Triệt) sáng tác vài thế kỷ trước đó, thường cũng là ngắn, nhưng không chính xác ở khổ 3 dòng và 17 âm như haiku.
Bài viết này gửi tới bà Tú Xương Thu Hồng như một nén nhang tưởng nhớ vào ngày ra đi của Chị và gửi tới nhà văn Nguyễn Đình Toàn tác giả Mật Đắng như một lời phân ưu, khi anh đã bước vào tuổi 85 gần như một phép lạ.
Lawrence Ferlinghetti, nhà thơ, nhà xuất bản, họa sĩ và nhà hoạt động chính trị là người đồng sáng lập tiệm sách nổi tiếng City Lights tại thành phố San Francisco và trở thành biểu tượng của thành phố này, đã qua đời ở tuổi 101, theo bản tin của báo The Guardian tường thuật hôm 23 tháng 2 năm 2021. Theo The Guardian, nhà thơ Ferlinghetti đã qua đời tại tư gia vào tối Thứ Hai, 22 tháng 2 do bệnh liên quan tới phổi. Ông là nhà thơ thuộc Thế Hệ Beats (Beat Generation) vào giữa thập niên 1950 ở Mỹ. Đây là thế hệ chịu ảnh hưởng sâu sắc Thiền và tư tưởng Phật Giáo. Qua nhiều năm ông đã xuất bản nhiều tác phẩm của các nhà văn và nhà thơ thuộc Thế Hệ Beats như Allen Ginsberg, Jack Kerouac, Gregory Corso, William S. Burroughs, Diane diPrima, Michael McClure, Philip Lamantia, Bob Kaufman, và Gary Snyder. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông “A Coney Island of the Mind,” do New Directions xuất bản vào năm 1958, là một tuyển tập thơ đã được dịch sang 9 thứ tiếng và bán ra hơn một triệu bản.
Vậy là tác giả “Mật Đắng” của chúng ta đã trở thành góa bụa. Tôi không nghĩ trong đầu ông, trong tim ông, trong cõi lòng già nua héo úa của ông, có giây phút nào nghĩ đến rồi đây mình có thể thành “góa bụa”.
Sử truyện kể rằng ở nước Đại Việt vào thời Nhà Trần, có vị minh quân đã hai lần đánh bại đoàn quân viễn chinh hung hãn của Hốt Tất Liệt, người Mông Cổ sáng lập và cai trị nhà Nguyên ở Trung Hoa. Nhưng vị minh quân này đã không ở ngôi cửu trùng để tế thế an bang bằng con đường chính trị của bậc đế vương mà khoác áo nâu sòng xuất gia đầu Phật và sáng lập ra dòng Thiền Trúc Lâm để đem giáo pháp giác ngộ của Phật Đà giải khổ cho muôn vạn chúng sinh. Vị minh quân và tổ sư ấy chính là Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Ngài cũng là nhà thơ kiệt xuất để lại nhiều áng thơ văn trác tuyệt đóng góp cho nền văn học nước nhà. Hơn bảy thế kỷ sau khi Tổ Sư Trần Nhân Tông viên tịch, có một nhà thơ Việt ở gần tuổi ‘xưa nay hiếm’ (thất thập cổ lai hy) sống tha hương nơi xứ người mà tất dạ lúc nào cũng không rời cái nôi văn hóa và văn học của dòng giống Lạc Việt nên đã ngày đêm chuyên cần dịch thơ chữ Hán của Tổ Sư ra tiếng Việt để cho con cháu đời sau nhớ lấy di sản của tiền nhân.
Câu thơ cuối đối với tôi là câu thơ hay nhất "Rất hồn nhiên đụng cái mịt mù…" . Bỗng dưng làm tôi nhớ câu thơ hóm hỉnh của Mai Thảo "Đặt tay vào chỗ không thể đặt... Cười tủm còn thương chỗ đặt nào".
Hình ảnh chiếc thuyền không, ghếch mình lên cát chính là ẩn dụ “qua sông bỏ bè” được nói trong kinh Phật (2). Nhìn chiếc thuyền mà man mác hoài niệm cổ nhân một thời. Hoài niệm ở đây không phải là nỗi buồn thông thường của thế nhân. Chỉ là cảm khái về một hành trạng, một tâm thức xả ly siêu tuyệt tương ứng với sở hành sở đắc của tự thân.
Những ngày rộn ràng của Tết Tân Sửu đã qua. Nhưng dư hương của ngày Tết vẫn còn đâu đây, bởi vì theo truyền thống người Việt Nam ngày Rằm Tháng Giêng là Lễ Thượng Ngươn đi liền theo sau ngày Tết Nguyên Đán để cầu an cho mọi người và mọi nhà. Nói đến tục lệ ngày Tết của người dân Việt có liên quan đến ước nguyện cho một năm mới nhiều an lành và phúc lợi thì không thể không nói đến tục xin xăm, xin keo, bấm quẻ, xem số tử vi, v.v...Ngày đầu năm ở các chùa, các đình thờ hay tại những nơi có đông người tụ tập như các lễ hội Tết, chúng ta thường gặp hình ảnh những ông/bà thầy bói đội khăn đóng, đeo kính râm ngồi đâu đó để gieo quẻ coi bói cho thân chủ đầu năm, hoặc hình ảnh của những người thành tâm hai tay bưng ống đựng thẻ xăm lắt đều cho đến khi một thẻ xăm văng ra. Có người còn xem chữ ký, lật lá bài, hay xem tướng mặt và bàn tay để tiên đoán vận mệnh cát hung cho thân chủ hay cho người quen vào dịp đầu năm.Cũng trong dịp đầu năm, với tính cách quy củ và hàn lâm hơn, đâu đó không thiếu
Số là tôi có cái may từ nhỏ đã được nghe rất nhiều câu ca dao trong lời hát ru từ những người xung quanh từ dưới quê cho tới thị thành. Nghe riết rồi thuộc, rồi thấm hồi nào không hay, rồi lâu lâu lôi ra nghiền ngẫm: ‘sao ông bà mình hồi xưa hay vậy ta? Nói câu nào trúng câu đó!’
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.