Hôm nay,  

Giới Thiệu Tác Phẩm "Từ Huyền Thoại Tới Tâm Kinh" Của Cư Sĩ Nguyên Giác

12/05/202109:03:00(Xem: 2184)

Từ Huyền Thoại tới Tâm Kinh bìa 1

Người ta thường cho rằng, khi con người có được hạnh phúc là đã thoát khỏi sự khổ đau. Nhưng khi có hạnh phúc, người ta lại quên mất bản tâm mình đang đắm chìm trong mê lầm và sự khổ đau lại xuất hiện. Phật giáo gọi cái đó là hạnh phúc thế gian, do duyên mà biểu hiện, hết duyên là biến diệt.

 

Do đó, để được tâm bình an thật sự thì điều quan trọng là chúng ta phải tự huấn luyện tâm. Một khi tâm vượt lên trên cả khổ đau và hạnh phúc, vượt ra ngoài cái đối đãi của thế gian như thiện và bất thiện hay có và không để không còn chấp giữ điều gì thì lúc đó chúng ta mới có được chân hạnh phúc và bình an thật sự. Đây chính là bản tánh của tâm. Bản tâm cũng được biết như là tâm thanh tịnh, tâm không dính mắc và cũng  chính là Niết Bàn. Niết Bàn là mục tiêu tột cùng của Phật pháp, là an lạc và giải thoát tận cùng của hành giả, không còn gì hơn nữa.

 

Tác phẩm “Từ Huyền Thoại Tới Tâm Kinh” là cuốn sách tổng hợp các bài viết về Phật học, với các đề tài có tính cách thực tiễn, thực dụng mà sau khi đọc độc giả có thể nắm bắt và thực hành ngay trong khi đi đứng nằm ngồi.

 

 

Như khi nhìn bọt nước, nhìn hạt sương mai, nhìn như cảnh huyễn, như mộng, huyễn, bào, ảnh.  Đó là pháp Thấy Tánh. Đức Phật bảo phải nhìn, không bảo chúng ta phải ngồi tu luyện công phu. Ai thấy tất cả các pháp cõi này như thế trọn ngày, tự nhiên, là không còn pháp nào dính vào tâm nữa, và tức khắc giải thoát vì không còn gì ràng buộc.

 

Trong sách tác giả nhắc nhiều lần đến nhóm Kinh Nhật Tụng Sơ Thời, tức là nhóm kinh được chư tăng tụng hàng ngày trong những năm đầu Đức Phật hoằng pháp, có Kinh Bahiya Đức Phật dạy pháp khẩn cấp và ngắn gọn mà hễ thực hành miên mật là đưa đến giải thoát ngay trong đời, “khi nghe chỉ là cái được nghe, khi thấy chỉ là cái được thấy…” và lúc đó sẽ nhận ra không có ai đang nghe hay đang thấy. Thêm vào đó có Kinh Sn 5.10, trích lời Đức Phật dạy rằng “không sở hữu gì hết, không dính mắc gì hết” sẽ thoát được trận lũ lụt già chết. Tương tự như vậy nơi Kinh Kim Cang dạy rằng: “ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm”, tức là khi không còn chỗ nào để dính mắc, thì kỳ tâm, tức là tâm vô sanh hay Niết bàn Diệu tâm, mới hiển lộ.  

 

Tác giả là một vị Cư sĩ đã ở Hoa Kỳ lâu năm, từng tu học với một số thiền sư tiền bối nổi tiếng trước 1975 như quý ngài Tịch Chiếu, Thường Chiếu, Thiền Tâm và Tài Quang. Cư sĩ Nguyên Giác không chỉ là một nhà học giả uyên thâm về Phật học mà còn là một hành giả thiền với nhiều kinh nghiệm tu tập. Ông đã xuất bản 12 cuốn sách về Thiền.

 

Tác phẩm “Từ Huyền Thoại Tới Tâm Kinh ” là cuốn thứ 13, đã được phát hành trên mạng Amazon và bầy bán trên các kệ sách của Amazon ở Âu Châu, nay xin được trân trọng giới thiệu đến quý độc giả.

 

Các chữ viết tắt trong sách này dựa theo tiêu chuẩn quốc tế, độc giả có thể tìm đọc ở Thư Viện Hoa Sen với các kinh: DN là Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya), MN là Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya), SN là Tương Ưng Bộ Kinh(Samyutta Nikaya), AN là Tăng Chi Bộ Kinh(Anguttara Nikaya), Sn là Kinh Tập (Suttanipata) trong Tiểu Bộ Kinh, Ud là Kinh Phật Tự Thuyết (Udana), và SA là Tạp A Hàm.

Trân trọng kính giới thiệu.

Nhà xuất bản Ananda Viet Foundaton | Tâm Diệu

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong thời gian qua, các vụ tấn công người Mỹ gốc Á tại Hoa Kỳ vì sự thù ghét và kỳ thị chủng tộc đã gia tăng đến mức báo động.Làn sóng kỳ thị người Mỹ gốc Á bùng phát mạnh mẽ từ khi có đại dịch vi khuẩn corona vào đầu năm 2020 qua cách sử dụng từ ngữ của chính phủ Trump khi nói tới đại dịch vi khuẩn corona, chẳng hạn như gọi đó là “Chinese Virus” hay “Kung Flu,” đã kích động lòng thù hận đối với người Mỹ gốc Á.
Thiền sư Seigan Shōtetsu (1381-1459) là một trong vài người làm thơ nhiều nhất trong thi giới Nhật Bản. Chính xác, chúng ta không biết nhà sư đã sáng tác bao nhiêu bài thơ. Nhưng nhà sư kể lại trong một lá thư rằng vào tháng 4 của năm 1432, ngôi lều của nhà sư bốc cháy trong đêm, thiêu rụi mọi thứ trong lều và toàn bộ những bài thơ nhà sư đã sáng tác từ năm 20 tuổi, tất cả là 27,000 bài thơ trong 30 tập. Lúc đó Thiền sư 51 tuổi. Bây giờ, bộ sưu tập thơ Shōkonshū của Shotetsu còn khoảng 20,000 bài thơ. Thơ của Shotetsu không làm theo thể haiku như đời sau. Thể thơ haiku hình thành vào thế ký thứ 17, dưới chiếc dù ảnh hưởng của các nhà thơ Matsuo Bashō (1644–1694) và Uejima Onitsura (1661–1738), định hình từ thể thơ hokku, chuyển từ thể thơ haikai hay renku. Thơ của nhà sư Seigan Shōtetsu (tên ngài có thể phiên âm là: Thanh Nham Chính Triệt) sáng tác vài thế kỷ trước đó, thường cũng là ngắn, nhưng không chính xác ở khổ 3 dòng và 17 âm như haiku.
Bài viết này gửi tới bà Tú Xương Thu Hồng như một nén nhang tưởng nhớ vào ngày ra đi của Chị và gửi tới nhà văn Nguyễn Đình Toàn tác giả Mật Đắng như một lời phân ưu, khi anh đã bước vào tuổi 85 gần như một phép lạ.
Lawrence Ferlinghetti, nhà thơ, nhà xuất bản, họa sĩ và nhà hoạt động chính trị là người đồng sáng lập tiệm sách nổi tiếng City Lights tại thành phố San Francisco và trở thành biểu tượng của thành phố này, đã qua đời ở tuổi 101, theo bản tin của báo The Guardian tường thuật hôm 23 tháng 2 năm 2021. Theo The Guardian, nhà thơ Ferlinghetti đã qua đời tại tư gia vào tối Thứ Hai, 22 tháng 2 do bệnh liên quan tới phổi. Ông là nhà thơ thuộc Thế Hệ Beats (Beat Generation) vào giữa thập niên 1950 ở Mỹ. Đây là thế hệ chịu ảnh hưởng sâu sắc Thiền và tư tưởng Phật Giáo. Qua nhiều năm ông đã xuất bản nhiều tác phẩm của các nhà văn và nhà thơ thuộc Thế Hệ Beats như Allen Ginsberg, Jack Kerouac, Gregory Corso, William S. Burroughs, Diane diPrima, Michael McClure, Philip Lamantia, Bob Kaufman, và Gary Snyder. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông “A Coney Island of the Mind,” do New Directions xuất bản vào năm 1958, là một tuyển tập thơ đã được dịch sang 9 thứ tiếng và bán ra hơn một triệu bản.
Vậy là tác giả “Mật Đắng” của chúng ta đã trở thành góa bụa. Tôi không nghĩ trong đầu ông, trong tim ông, trong cõi lòng già nua héo úa của ông, có giây phút nào nghĩ đến rồi đây mình có thể thành “góa bụa”.
Sử truyện kể rằng ở nước Đại Việt vào thời Nhà Trần, có vị minh quân đã hai lần đánh bại đoàn quân viễn chinh hung hãn của Hốt Tất Liệt, người Mông Cổ sáng lập và cai trị nhà Nguyên ở Trung Hoa. Nhưng vị minh quân này đã không ở ngôi cửu trùng để tế thế an bang bằng con đường chính trị của bậc đế vương mà khoác áo nâu sòng xuất gia đầu Phật và sáng lập ra dòng Thiền Trúc Lâm để đem giáo pháp giác ngộ của Phật Đà giải khổ cho muôn vạn chúng sinh. Vị minh quân và tổ sư ấy chính là Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Ngài cũng là nhà thơ kiệt xuất để lại nhiều áng thơ văn trác tuyệt đóng góp cho nền văn học nước nhà. Hơn bảy thế kỷ sau khi Tổ Sư Trần Nhân Tông viên tịch, có một nhà thơ Việt ở gần tuổi ‘xưa nay hiếm’ (thất thập cổ lai hy) sống tha hương nơi xứ người mà tất dạ lúc nào cũng không rời cái nôi văn hóa và văn học của dòng giống Lạc Việt nên đã ngày đêm chuyên cần dịch thơ chữ Hán của Tổ Sư ra tiếng Việt để cho con cháu đời sau nhớ lấy di sản của tiền nhân.
Câu thơ cuối đối với tôi là câu thơ hay nhất "Rất hồn nhiên đụng cái mịt mù…" . Bỗng dưng làm tôi nhớ câu thơ hóm hỉnh của Mai Thảo "Đặt tay vào chỗ không thể đặt... Cười tủm còn thương chỗ đặt nào".
Hình ảnh chiếc thuyền không, ghếch mình lên cát chính là ẩn dụ “qua sông bỏ bè” được nói trong kinh Phật (2). Nhìn chiếc thuyền mà man mác hoài niệm cổ nhân một thời. Hoài niệm ở đây không phải là nỗi buồn thông thường của thế nhân. Chỉ là cảm khái về một hành trạng, một tâm thức xả ly siêu tuyệt tương ứng với sở hành sở đắc của tự thân.
Những ngày rộn ràng của Tết Tân Sửu đã qua. Nhưng dư hương của ngày Tết vẫn còn đâu đây, bởi vì theo truyền thống người Việt Nam ngày Rằm Tháng Giêng là Lễ Thượng Ngươn đi liền theo sau ngày Tết Nguyên Đán để cầu an cho mọi người và mọi nhà. Nói đến tục lệ ngày Tết của người dân Việt có liên quan đến ước nguyện cho một năm mới nhiều an lành và phúc lợi thì không thể không nói đến tục xin xăm, xin keo, bấm quẻ, xem số tử vi, v.v...Ngày đầu năm ở các chùa, các đình thờ hay tại những nơi có đông người tụ tập như các lễ hội Tết, chúng ta thường gặp hình ảnh những ông/bà thầy bói đội khăn đóng, đeo kính râm ngồi đâu đó để gieo quẻ coi bói cho thân chủ đầu năm, hoặc hình ảnh của những người thành tâm hai tay bưng ống đựng thẻ xăm lắt đều cho đến khi một thẻ xăm văng ra. Có người còn xem chữ ký, lật lá bài, hay xem tướng mặt và bàn tay để tiên đoán vận mệnh cát hung cho thân chủ hay cho người quen vào dịp đầu năm.Cũng trong dịp đầu năm, với tính cách quy củ và hàn lâm hơn, đâu đó không thiếu
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.