Hôm nay,  

Cuối Năm

13/01/202116:28:00(Xem: 2197)

 

Hôm nay ngày cuối năm. Cứ tưởng office sẽ đóng cửa như hôm Christmas Eve tuần vừa rồi nhưng không, họ chỉ cho nhân viên về sớm buổi chiều. 

Ngày cuối năm của Tết Tây nầy không có cái thiêng liêng của đêm ba mươi, bùi ngùi tiễn đưa năm cũ đang dần qua mà rộn ràng mong đợi một năm mới sắp tới. Ngồi yên để nhớ nhà, nhớ những người đã mất, nhớ tuổi thơ…Xuân nầy em có về không, nhành mai cố quận nở bông dịu dàng. (BG). Đã mấy mươi năm nhưng cảnh Nhất Linh tả Dũng về thăm bạn vào một ngày cuối năm, hai người ngồi uống rượu nhìn những người nông dân dưới chân đồi xa đang vội vã về nhà đón trừ tịch vẫn cứ lảng vảng trong mình. Có cảnh nào thanh bình, thơ mộng hơn cảnh những mái nhà dưới chân đồi, khói tỏa lên từ căn bếp nghèo nàn trong chiều ba mươi Tết!

Nói thế không có nghĩa tết Tây thiếu điều vui. Những bữa ăn sang trọng. Những chai rượu đắt tiền. Las Vegas tràn ngập người say sưa la hét, chen chúc không thể bước ra khỏi cửa khách sạn. Những chương trình ca nhạc đặc biệt, nhảy đầm… xuyên đêm.  Cả triệu người tụ tập ở New York Times Square chờ trái banh rớt xuống để countdown. Có điều mình không thấy những chuyện nầy là vui. Nhiều lần được mời dự tiệc tất niên mà chưa lần nào ở lại đến nửa đêm, làm phiền lòng không biết bao nhiêu người. Một người quen có văn phòng ở Times Square ngay tại nơi trái banh rớt xuống mà anh nói đùa đưa tay ra là đụng, nhiều lần mời đến dự countdown khi có dịp lên New York cuối năm nhưng chưa bao giờ tới. Chỉ nghĩ tới chuyện phải đến đó từ lúc 4 giờ chiều để tránh traffic, rồi cầm ly rượu đi tới đi lui chờ tới nửa đêm là đã hãi hùng rồi. Không vui là tại vì mình không biết sống đó thôi!  Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng!

Vì thế, không phải vì cô Vy mà ngày cuối năm nầy cũng chỉ một ngày như mọi ngày (TCS). Dậy lúc 5 giờ sáng, pha một ly cà phê hay, dạo sau nầy, một ly matcha thay vì green tea, rồi ngồi xuống trước cái keyboard, đeo headphones vào và chạy đi chạy lại mấy cái scales, rồi arpeggios… Biết chắc khiếu đã không có rồi mà lúc nhỏ thì không có phương tiện, lớn lên không có thì giờ và lúc nầy không còn sự khéo léo, minh mẫn, trí nhớ cần thiết, trong lúc những điều chưa biết, những điều chưa làm được thì quá mênh mông. Đến bao giờ mới đàn được những bài mình thích, đưa được cảm xúc, “nỗi niềm” ra mấy ngón tay, lên phím đàn, vọng lại trong tai, rồi trở về lại trong lòng.

Có cố gắng thì ít nhiều rồi cũng phải có tiến bộ.  Tập thêm bài Ode of Joy và vài câu đầu của bài Fur Elise, Moonlight Sonata để khi có dịp đến nhà bạn chơi đem ra “dọa” mấy đứa nhỏ đang học piano. Bây giờ nghe một nốt sai trong một chord đã thấy “khó chịu”, như khi phải nghe một chuyện không đâu. Nhưng một nốt nhạc sai có thể sửa, làm gì với những chuyện không đâu?

Đích đến không quan trọng như đường đi, mình tự vỗ về.  Niềm vui của mỗi ngày là vẫn còn học thêm môt chút gì mới. Chỉ có hoa nylon mới không cần nước, không cần ánh sáng, phân bón mà vẫn sống hoài. Có điều hoa nylon không bao giờ mọc thêm cành lá mới và phải nhờ người phủi bụi. Thôi thà làm một cành cây thật, cho dù thiếu màu sắc…

blank

South Coast Drive, Costa Mesa, một buổi sáng sương mù hiếm hoi.


Vào coi stock lúc thị trường mở cửa lúc sáu giờ ba mươi.  Không mua bán chi, chỉ muốn biết tại sao Pfizer và Moderna stocks lại xuống thê thảm trong lúc COVID vaccine của họ đã được chấp thuận và bắt đầu phân phối. Tò mò muốn biết thêm có lý do chi khác không, chứ ai cũng biết giá cổ phần của những công ty nầy hôm nay là kết quả của không biết bao nhiêu yếu tố đã tích lũy từ nhiều tháng trước, lúc họ mới bắt đầu làm vaccine. Người con vừa text cho biết portfolio của anh chàng năm nay, dù COVID, lên được 20%. Như vậy thì khỏi tốn tiền cho những người financial adviser khi họ chỉ hứa sẽ gắng kiếm được 5, 6% thôi! Có người nói đùa điều trớ trêu là những người financial adviserstock broker ở New York dùng subway đi làm trong khi khách hàng của họ lái Rolls Royce.

Sáng nay có làm thêm chút việc khác. Chạy ra cái park gần nhà có sân tennis thử lại ba cái vợt đang demo, xem cái nào hợp với mình nhất để mua trước khi gởi trã lại cho họ vì hôm nay là ngày cuối.  Cẩn thận không phải vì sợ mất hơn hai trăm mua cây vợt mình không dùng được nhưng cứ phải giữ lại đâu đó hay mất công bán lại trên Craiglist, mà sợ mang thêm những thứ không cần thiết vào đời sống mình, “vi phạm” điều mình đang học hỏi và cố gắng làm theo: less is more. Để sống thanh thản, nhẹ nhàng, từ bỏ vướng bận vào những thứ vật chất không đem lại giá trị gì cho đời mình lúc nầy. Để dùng hết thời giờ mà lo cho sức khỏe, trí tuệ, đắp bồi thêm mối tương quan với người khác. Ai cũng biết thời gian ngày càng quý, như một người quen nay đã ra đi hay gọi là “vàng”, thế thì tại sao dùng “vàng” để trã cho những chuyện không đâu, rồi lại bỏ thêm thời giờ than phiền là không có thời giờ!  Như chiếc xe xuống dốc và quãng đường trước mặt ngày càng ngắn, nên tiếp tục chất lên thêm những thứ tìm thấy trên đường, hay vất bỏ bớt đi để xe nhẹ mà chạy chậm lại, rồi quay cửa kính xuống hết để thấy và ngửi được mùi thơm của hương đồng cỏ nội! Để tránh nghe người bạn nói về mình như nói về một sư cô đã ngoài bảy mươi mà vẫn còn “toan tính, cóp nhặt, như còn sống thêm năm mươi năm nữa”. 


Như mỗi loại cây cần loại phân bón, môi trường riêng để đơm bông kết trái, ai cũng có cách riêng để tìm hạnh phúc cho đời mình. Không ai giúp được ai, không ai thay đổi được ai. Ai cũng phải tự thắp đuốc lên mà đi. Tích lũy thêm để vui với sự sở hữu, hay bớt bỏ đi để sống thanh thản nhẹ nhàng? Từ bỏ, nghe dễ nhưng không phải chuyện ngày một ngày hai, mà là một hành trình gian khổ. Muốn giảm cân mà không thay đổi lifestyle, trong cách ăn uống, tập luyện, chỉ bớt ăn vài ngày, đi bộ vài ba vòng thì chỉ là miếng band-aid dán lên vết thương. Rồi đâu cũng sẽ lại vào đó.


Tuần rồi thư viện đã mở cửa lại nhưng vẫn chưa nhận sách donate vì thế mà mấy thùng sách vẫn còn nằm chờ ngoài garage. Sách Mỹ cho thư viện, sách Việt Nam cho Viện Việt Học… Sẽ tiếp tục lọc ra những sách biết chắc không đọc nữa vẫn nằm trên tủ sách, thấy ấn tượng, oai phong lắm, nhưng còn mang lại giá trị thiết thực gì cho đời mình ngoài việc trang trí và đóng bụi? 

A picture containing outdoor, sky, grass, field

Description automatically generated

San Bernardino mountains sau cơn mưa, nhìn từ Anaheim Hills.

**

Gặp người làm leasing trong nhà bếp, anh nhắc sẽ có champagne để mừng New Year lúc mười giờ và hỏi có đem eggrolls vào không. Mấy năm trước, anh nầy bỗng dưng nãy ra ý định mời mọi người tụ lại ở một góc office uống champagne vào ngày cuối năm, cám ơn những điều đã làm với nhau, cho nhau, trong năm và chúc nhau một năm mới tốt đẹp. Năm đó tình cờ đem chả giò vào và, từ đó, champagne và chả giò trở thành truyền thống của office trong ngày làm việc cuối năm.  Năm nay, vì tưởng office đóng cửa nên không nghĩ tới chuyện champagne với chả giò. May thay, có người Việt Nam làm trong nhóm tử tế nhớ đến và mua một khay mang vào. COVID không ngăn được champagne và chả giò. Vì chỉ có ít người ở office nên có người được hai ba cái, khỏi nghe họ than phiền là vừa mới nghe có chả giò, chạy ra nhà bếp chỉ thấy cái khay nhôm!


Nói với ông controller trong sở không biết tại sao chả gíò mà có thể đi với champagne, quá kỳ cục, phải là caviar chứ. Ông không đồng ý, nói đây mới là một sự kết hợp “tuyệt hảo”. Cám ơn ông vì biết ông giỏi chuyên môn nhưng rất hồn nhiên. Ăn nói, hành xử rất “vô tư”, không political hay diplomatic để khỏi mích lòng người khác. Cũng như mình, ông thích đi bộ và ăn ngoài đường phố. Ông cứ nhắc đi nhắc lại muốn có dịp qua New York với nhau, để đi bộ từ downtown lên uptown, ăn mọi thứ tìm thấy trên đường phố, như hai người đã có lần làm ở San Francisco. Ăn ở ngoài đường thì quá vui, nhưng ngồi ở sushi bar với ông nầy là một nỗi khổ tâm. Bỏ wasabi vào trong chén, đổ thêm xì-dầu, quậy lên với nhau như thuốc dán để chấm sushi thì đã chướng lắm rồi, ông lại còn tách miếng sushi ra, ăn miếng cá trước rồi đổ xì-dầu lên phần cơm, lại vắt thêm chút chanh! Đành rằng mình trã tiền thì mình ăn gì, ăn cách nào tùy thích, nhưng ẩm thực còn là vấn đề văn hóa.Thấy cái nhìn hãi hùng của những người sushi chef mà thương cho họ. Một miếng sushi là kết quả của nhiều năm học tập cam khổ, nỡ lòng nào mà phá hoại nó như thế. Có người học làm sushi chef chỉ nấu cơm và phụ bếp cả hai năm trước khi được cho rờ tới miếng cá. Một người học việc ở tiệm sushi của ông Jiro làm món trứng đúc tới hai trăm lần vẫn bị ông chê là chưa tới. Lần cuối cùng khi đươc ông gật đầu, người học việc nầy òa lên khóc. Bây giờ, tiệm sushi của người nầy ở New York là một trong những tiệm nổi tiếng và đắt tiền nhất. 

Nửa ngày cuối năm trong sở chẳng có chi cần kíp. Coi mấy cái video của TED tải xuống mấy ngày trước mà chưa có dịp nghe trên xe trên đường đến sở làm, nói về cách giản dị hóa đời sống, sức mạnh của sự im lặng, tập nói ít nghe nhiều…Với dịch COVID nầy muốn nói nhiều cũng không có cơ hội để nói khi mà cửa office chỉ mở hé, ra khỏi phòng phải che mũi miệng, gặp nhau ngoài hành lang mỗi người nhìn một hướng…   

A picture containing water, outdoor, sky, sunset

Description automatically generated

Newport Pier

**

Vài người bạn làm ở nhà thương cho biết họ đã được chích liều COVID vaccine đầu tiên, sẽ chích tiếp liều thứ hai trong ba tuần sau và cần thêm ba tuần nữa thì vaccine mới phát huy hết hiệu quả, 95%. Mừng cho họ! Hy vọng đã thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. Có điều đáng lo là có tới 40% người Mỹ không muốn chích vaccine và Bộ Y Tế nghe đâu sẽ chi tới 250 triệu đô-la mở chiến dịch thuyết phục những người nầy. Ở Tây và Brazil con số nầy còn tệ hơn! Họ không tin nhà nước của họ và thời gian tạo vaccine mà họ cho là quá ngắn. Họ chờ những người khác thử trước.  Nếu không đeo khẩu trang, không rửa tay thường xuyên, không chịu cách ly, không bớt đi những buổi họp mặt vui chơi, và nay còn không chịu chích ngừa thì làm sao mà cùng nhau thoát ra khỏi cơn đại dịch khủng khiếp nầy.  Để kinh tế vận hành trở lại. Để những người bị mất việc bị giam hãm trong nhà được đi làm trở lại. Để học sinh trở lại trường học hành với chúng bạn…

Chưa bao giờ sự khác biệt Đông Tây rõ nét như bây giờ. Không cần đợi ông Kissinger đi Tàu tới hơn 50 lần để viết ra trong cuốn On China cả gần sáu trăm trang mới biết. Cứ nhìn cách Mỹ, Đại-Hàn, Đài-Loan và Việt Nam đối phó với dịch COVID.  Đâu là ranh giới giữa quyền tự do, riêng tư cá nhân và trách nhiệm với xã hội. Bảo vệ mình cũng là để bảo vệ những người chung quanh...Trong sở mấy tuần rồi có hai người bị nhiễm COVID, thông báo đưa ra không nói là ai, chỉ khuyến cáo nhân viên không vào sở nếu không cần thiết và dựa trên thông tin từ hai người nầy để thông báo riêng cho những người họ thường tiếp xúc biết mà đi thử nghiệm. Thế thì còn những người khác có tiếp xúc mà hai người bị nhiễm nầy quên không nói ra làm sao biết mà lo đề phòng. Ở Việt Nam, cả nước đều biết một tiếp viên hàng không có thể sẽ bị truy tố chỉ vì vi phạm cách ly, làm lây nhiễm ba người khác. Điều nầy có thể xảy ra ở Mỹ không? Apple và Google vừa mới hợp tác làm ra một ứng dụng mà chính phủ khuyến khích dân chúng tải xuống điên thoại di động của mình. Tình nguyện, dĩ nhiên rồi. Ứng dụng sẽ báo khi mình đến gần một người nhiễm COVID. Nhưng sẽ có bao nhiêu người đồng ý cho cơ quan kiểm dịch đưa số điện thoại của mình vào database trong trường hợp mình nhiễm COVID để người khác tránh tới gần! 


A picture containing grass, nature, outdoor, mountain

Description automatically generated

Sapa

**

Có nhiều người vẫn còn tin tưởng kết quả cuộc bầu cử sẽ thay đổi qua cuộc họp của Quốc Hội tuần sau. Đi đâu cũng nghe nói tới sự bất hòa trong gia đình giữa ông bà, cha mẹ và con cháu, giữa bạn bè, đồng nghiệp... Người ta nguyền rủa nhau, mạ lỵ nhau, nói những điều chỉ những người có mối thù truyền kiếp mới nói với nhau thôi mà quên rằng mọi người dù ngồi ở đâu cũng cùng trên một con tàu. Tàu vỡ mình đi đâu? Nếu Tố Hữu sống lại chắc ông sẽ có cả một kho tàng chử nghĩa để dùng cho thơ của ông. Mọi người, mọi chuyện bên kia đều xấu. Mọi người, mọi chuyện bên nầy đều tốt, hết lời xưng tụng. Mỗi khi bắt được một tin cho là xấu bên kia thì vui như thiếu nữ vu quy nhật, lật đật thêm vào vài câu bình luận để chuyển tải đi như một tin chiến thắng. Vì sao ra nông nỗi? Công nghệ thông tin cuốn hút con người, nghĩ là mình biết hết mà không còn thời giờ nhìn lại mình. Đến một lúc nào đó mình thay đổi thành một người khác khi nào không hay!

Thông thường, ngoài việc đi gặp bác-sĩ hay vào nhà thương khi đau ốm, có người còn đi làm checkup định kỳ hằng năm xem tim, phổi, mỡ, đường… có tốt không. Hay đi gặp bác sĩ tâm lý khi có triệu chứng suy thoái tinh thần. Nhưng mấy ai đi làm checkup tinh thần định kỳ hằng năm, xem mình có thật sự tỉnh táo không.

Ai biết chuyện gì sẽ xảy ra trong hai năm, bốn năm sắp tới? Chính trị như vở tuồng, mấy ông bà chính trị chuyên nghiệp như diễn viên đóng vai trò của mình trên sân khấu. Hết phiên người nầy đến phiên người khác lên thay. Và cứ thế mà tiếp tục…Gắn bó cuồng nhiệt, tin tưởng tuyệt đối nơi họ đến thế thì lỡ hai hay bốn năm ngắn ngủi sắp tới, vì nhu cầu tái đắc cử hay quyền lợi, tham vọng chính trị cá nhân, họ thay đổi hay thỏa hiệp với bên kia có phải mình hụt chân, khó ăn khó nói không?  


**

Như chuyện Tái ông thất mã, đúng sai, được mất, hơn thua, thành bại… chỉ là hai mặt sắp ngửa của một đồng tiền xoay mãi. Biết như thế rồi thì sống ở đời chỉ còn lại “một tấm lòng (TCS)” với nhau thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Độc giả Viết Về Nước Mỹ đã từng yêu thích văn phong của tác giả ThaiNC nay có thể đón đọc hai tập sách mới: HOA HƯỜNG gồm 27 truyện ngắn, sách dày 180 trang; và BỘT CHIÊN gồm 29 truyện chọn lọc khác, dày 183 trang. Cả hai tập truyện ngắn này đều do Nhân Ảnh xuất bản và phát hành trên hệ thống AMAZON. Tất cả truyện ngắn trong hai tác phẩm này đều đã được đăng tải lai rai từ thập niên 1980’s trên các tạp chí tại hải ngoại: VĂN (Hoa Kỳ), LÀNG VĂN (Canada)… cho đến gần đây trên mục Viết Về Nước Mỹ của tờ VIỆT BÁO (Nam Cali), cùng rất nhiều bài khác mới hơn trên những trang FaceBook mà bạn đọc đã từng đọc qua đâu đó.
Tác phẩm mới của nhà văn Lưu Na -- nhan đề “Nguyễn Đình Toàn, Chữ & Người” – đã viết với giọng văn rất mực đời thường, đưa độc giả vào một thế giới không bình thường chút nào. Cách viết của Lưu Na, như dường nghĩ gì viết đó, nhưng cảm xúc lại mênh mang, sâu lắng. Có lúc tưởng như đây chỉ là thêm một cuốn sách về văn học nghệ thuật, nhưng đọc kỹ lại hóa ra là một tượng đài lặng lẽ, nơi đó Lưu Na đã ghi xuống từng chữ để tạc tượng, để khắc họa Nguyễn Đình Toàn, một người sáng tác rất mực hy hữu.
Cuối tháng 6/2021, tôi nhận được tập thơ Khản Giọng Chim Chiều của Lê Phi Điểu, người bạn thân nơi phố cổ Hội An và tuyển tập Thi Văn Ngàn Thông. Trong tuyển tập 3 nầy, từ trang 187 đến trang 218 đăng 22 bài thơ của anh La Vĩnh Thái.
Làm người, ai chẳng có lỗi lầm. Yêu nhau lâu năm, thế nào cũng để ý người khác. Tình yêu như sơn màu. Dù sơn tốt cách mấy cũng sẽ phai lạt theo thời gian, nhất là những cuộc tình quá nhiều mưa nắng và bão lụt. Muốn giữ tình yêu, phải thường xuyên sơn lại. Muốn sáng tạo tình yêu, phải sơn lại nhiều màu. Sơn mỗi lần sẽ dày thêm, sẽ bảo vệ thịt gân trái tim những khi nó đập điệu chán chường thất vọng. Nếu vợ chồng không chịu tự sơn, sẽ có người khác sơn giùm.
Nhớ tới hai anh Giang Hữu Tuyên và Ngô Vương Toại, cảm xúc của tôi miên man vì xúc động. Bài trên Cỏ Thơm Magazine không viết chi tiết về hai anh Giang Hữu Tuyên và Ngô Vương Toại. Nhưng dịp này, xin ghi lại một số hình ảnh độc đáo của hai nhà báo tiên phong ở Virginia, cũng là hai người đàn anh trong nghề báo
Lê Ngộ Châu sống và làm việc ngay tại toà soạn Bách Khoa, 160 Phan Đình Phùng Sài Gòn. Trước và sau 1975, chưa ai được nghe anh Lê Châu kể lể về những tháng năm thăng trầm với tờ báo Bách Khoa. Tranh luận về “công lao Bách Khoa” nếu có, là từ bên ngoài, và không là mối bận tâm của Lê Châu.
Triết gia Jean-Paul Sartre sinh ngày 21 tháng 6 năm 1905 tại Paris là người con một của Jean-Baptiste Sartre, sĩ quan Hải Quân Pháp, và Anne-Marie (gốc Schweitzer). Mẹ ông là người gốc Alsatian và là người em họ của hoa khôi Nobel Albert Schweitzer, là con của Louis Théophile mà người này là em trai của cha của bà Anne-Marie. Khi Sartre lên 2 tuổi, cha của ông qua đời vì bệnh. Mẹ ông dời về lại nhà của cha mẹ bà tại Meudon, nơi bà đã nuôi Sartre với sự giúp đỡ của cha bà là Charles Schweitzer, một thầy giáo dạy tiếng Đức là người đã dạy cho Sartre về toán và giới thiệu cho ông văn chương cổ lúc ông còn thơ ấu. Khi ông lên 12 tuổi, mẹ của Sartre đã tái giá, và gia đình dọn tới La Rochelle, nơi ông thường bị bắt nạt, một phần vì sự lơ đễnh do mắt phải của ông bị lệch, theo Andrew N. Leak trong tác phẩm “Jean-Paul Sartre” được xuất bản tại London vào năm 2006, trang 16-18. Ở tuổi vị thành niên vào thập niên 1920s, Sartre đã có hứng thú với triết học do đọc tiểu luận
Đọc Kundera, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra tính hài (và ở chừng mực nào đó, châm biếm) thấm đẫm trong văn ông. Kỳ thực, đối với ông, hài là một thuộc tính bất khả tách ly của văn chương. Tập sách cái cười và sự lãng quên không thiếu những mạch đoạn khiến người đọc cười chảy nước mắt, nhưng thật sai lầm nếu chúng ta hiểu chủ ý của ông là chọc cười độc giả.
“Đời tôi để cho lịch sử xử, tôi không chịu để ai xử cả. Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử Đối Lập Quốc Gia là một tội nặng sẽ làm cho nước mất về tay Cộng Sản. Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình cũng như Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do” - Nhất Linh Nguyễn Tường Tam 7-7-1963.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.