Hôm nay,  

Văn Học Press Giới Thiệu "Nụ Cười Buồn Mùa Hè" Của Nhà Văn Lê Lạc Giao

04/12/202009:26:00(Xem: 2764)


Văn Học
Press

22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978

email: vanhocpress@gmail.com • Facebook: Van Hoc Press

 

PR 12/01/2020

SÁCH MỚI

Trân trọng giới thiệu:

 

Le Lac Giao

 

Nụ cười buồn mùa hè

Tập truyện của nhà văn Lê Lạc Giao

 

Thiết kế bìa @ Lê Giang Trần

Văn Học Press xuất bản, 12/2020

Ấn phí: US$22.00

 

 

 

 

Tìm mua trên:

BARNES & NOBLE: https://bn.com/s/9781663590435 

 

  

Đọc “Nụ Cười Buồn Mùa Hè” của Lê Lạc Giao

Sự khuếch tán của âm bản truyền thống trong định mệnh đời thường

Tô Đăng Khoa
  

Tác Phẩm “Nụ Cười Buồn Mùa Hè” là tác phẩm thứ tư của nhà văn Lê Lạc Giao do Nhà Xuất Bản Văn Học phát hành vào cuối năm 2020.  Ba tác phẩm trước là “Một Thời Điêu Linh” (2013), “Nửa Vầng Trăng Ký Ức” (2016), và “Có Một Thời Nhân Chứng” (2018).
 

Tuyển tập truyện ngắn “Nụ Cười Buồn Mùa Hè” bao gồm 18 truyện ghi lại những chuyện đời thường, rất thật và đa dạng của những nhân vật đã trải qua cuộc chiến Việt Nam.  Tập truyện phác họa những mảnh đời muôn màu muôn vẻ, nhưng vẫn mang tính hợp nhất, và cũng là một sự tiếp nối của dòng tư tưởng triết văn của nhà văn Lê Lạc Giao, một dòng tư tưởng triết học vừa uyên thâm vừa thực dụng: nó có tính chất soi sáng mối liên hệ sâu kín giữa truyền thống và định mệnh trên mọi cấp độ, từ cá nhân đến tập thể và thậm chí cho tới cả vận mệnh của một dân tộc. 
 

Có thể nói “Nụ Cười Buồn Mùa Hè” là “cái-còn-lại” sau những trải nghiệm đau thương qua “Một Thời Điêu Linh”, là “cái-còn-lại” sau những hồi tưởng về tình yêu và chiến tranh khi bạn bè khắp nơi cùng nhìn về “Nửa Vầng Trăng Ký Ức”, là “cái-còn-lại” của “Một Thời Nhân Chứng”: tức là một Nụ Cười Buồn. Để có thể cười (cho dù là cười buồn chăng nữa) sau khi đi xuyên qua những nỗi thống khổ của “Một Thời Điêu Linh”, con người phải rất từng trải.  Từng trải luôn đòi hỏi yếu tố thời gian trong đó. Nhưng thời gian không có lẽ cũng chưa đủ, nó còn cần có sự trầm tĩnh, sự sáng suốt, và quyết định trong sự lựa chọn cho chính mình: Sự lựa chọn làm nạn nhân của Lịch Sử hay nhân chứng Lịch Sử. Trong một bài viết trước về tác phẩm  “Có Một Thời Nhân Chứng” (2018), tôi có viết về ý nghĩa của sự lựa chọn này như sau:
 

“Bốn mươi ba năm chiêm nghiệm, ba tác phẩm, một chủ đề canh cánh, Chiến Tranh và Tình Yêu, Lê Lạc Giao với đức tánh cẩn trọng và thẩm sát của một nhân chứng cho chiến tranh và tình yêu, cùng với những chiêm nghiệm thậm thâm của Ông, chắc chắn sẽ đưa độc giả nhìn lại cuộc chiến tranh Việt Nam từ một góc nhìn rất khác, từ trước tới nay.  Đó là góc nhìn độc lập, không chống đối, không hệ lụy của một Nhân Chứng sống sót sau cuộc chiến tàn khốc.  Khi bị ném vào bối cảnh của chiến tranh, thì sự chọn lựa quyết liệt nhất chính là sự lựa chọn làm nhân chứng hay nạn nhân của lịch sử.  Chính sự lựa chọn một cách dứt khoát này sẽ mang đến cho chúng ta một thái độ sống thích hợp trong chiến tranh. Vì sao? – Vì chỉ có làm nhân chứng của chiến tranh thì mới thấu hiểu được chiến tranh và có cơ hội vượt qua được những hệ lụy lâu dài của chiến tranh mang lại. Về mặt tác dụng và thái độ sống của từng con người, sự lựa chọn đó mang ý nghĩa rất to lớn:  Đó chính là sự lựa chọn giữa Tự Do và Nô Lệ!”
 

Giá trị của 18 tuyển tập truyện ngắn “Nụ Cười Buồn Mùa Hè” không nằm ở tình tiết éo le gay cấn của truyện kể mà ở những diễn biến nội tâm phức tạp và vô cùng sâu sắc của nhân vật chính. Cốt truyện chỉ là cái nền, nhưng chính trên cái nền của những mảng đời bình thường đó, những tư tưởng thâm sâu, những nhận định rất sắc bén về những vấn đề quan trọng nhất của kiếp nhân sinh được nhà văn Lê Lạc Giao đề cập đến một cách vô cùng khéo léo và tài tình. Bị ném vào bối cảnh lịch sử, bị thế lực vô hình của truyền thống xô giạt vào những định mệnh đời thường, những nhân vật chính trong các truyện ngắn đều có những tư duy trăn trở để tìm ra lối thoát riêng cho chính mình: Có khi là hội họa, là sáng tạo, là rượu, là bạn bè, hay tìm về nguồn cội của gia phả v.v...   
 

Xin dẫn ra đây một vài chủ đề chính mà tôi cảm nhận được khi đọc qua 18 truyện ngắn của anh Lê Lạc Giao:

(1)   Vấn đề của Tự Do và và Nô Lệ trong từng tư tưởng và vai trò thiết yếu của Tự Do trong sáng tác nghệ thuật.

(2)   Những hệ lụy lâu dài và đau xót của chiến tranh và phế tích của ký ức vẫn còn đè nặng trên tâm thức của người tham chiến.

(3)   Sự cô đơn và bất lực của con người qua những bối cảnh lịch sử khác nhau, cho dù là chiến tranh hay hòa bình với một nền công nghệ kỹ thuật phát triển vượt bực.

(4)   Quan niệm của sáng tác nghệ thuật và vai trò của người nghệ sĩ, trong từng bối cảnh lịch sử khác nhau.

(5)   Mối liên hệ sâu kín giữa Truyền Thống và Định Mệnh và sự khuếch tán của âm bản truyền thống trong định mệnh đời thường.

  

Những truyện ngắn của Lê Lạc Giao không những là những nét chấm phá nội tâm rất súc tích, gần gũi với đời thường mà còn mang nặng tính triết học và nhân văn rất cao.  Nhà văn Lê Lạc Giao cũng là một trong những sáng lập viên của nhóm nghiên cứu Triết Văn (với trang mạng tại địa chỉ: www.trietvan.com) quy tụ các nhà nghiên cứu Triết Học Đại Học Văn Khoa Sài Gòn và các thân hữu. 
 

Xuyên suốt trong các tác phẩm của nhà văn Lê Lạc Giao, chúng ta nhận thấy Lê Lạc Giao luôn canh cánh trong lòng những tư duy về ý nghĩa của cuộc chiến tranh và hệ lụy lâu dài của nó trong lịch sử dân tộc.  Và hơn thế nữa, với tâm trạng định tĩnh của một nhân chứng, Lê Lạc Giao còn cho chúng ta một “nhãn quan” mới mang đậm tính triết học thực dụng, một thứ triết học không qua sách vở giáo điều mà qua sự cẩn trọng thẩm sát và kinh nghiệm của tự thân. Chính triết học thực dụng này đã nhận ra mối liên hệ mật thiết giữa truyền thống và định mệnh.  


 

Theo nhà văn Lê Lạc Giao thì: “Trên sân khấu đời, người ta có thể vừa tung hô truyền thống vừa nguyền rủa định mệnh mà không nhận ra định mệnh chỉ là hóa thân của truyền thống, cũng như nạn nhân cũng là một thứ âm bản của truyền thống.”
 

Theo chỗ tôi hiểu về ý nghĩa của nhận định rất sâu sắc của nhà văn Lê Lạc Giao một cách rộng rãi như sau:  Âm bản là một thứ phim có tác dụng “đổi trắng thành đen”, tác dụng của truyền thống trong xã hội cũng vậy, tuy bề mặt cạn cợt có vẻ thiện lành, nhưng tác dụng của nó phần nhiều chỉ làm con người đau khổ.  Khi âm bản truyền thống khuếch tán thành những định mệnh đời thường, nó diễn tiến một cách thầm lặng: nó len lỏi trong từng ngóc ngách của đời sống, từng suy nghĩ, từng hành vi của mỗi cá nhân. Truyền thống chảy vào tư duy của chúng ta dưới hình thức “sự thật hiển nhiên” nên nó ngăn cản tư duy đặt lại vấn đề từ đầu nguồn, và thế hệ này qua thế hệ khác con người làm khổ nhau nhân danh truyền thống.
 

Khi truyền thống không được cẩn trọng thẩm sát, không bị sàng lọc, hậu quả thật khôn lường. Áp lực của truyền thống phối hợp với thói quen kiêng nể, thói quen chịu đựng, thói quen nhẫn nhịn để tránh xung đột, để được yên thân, sẽ làm cho cá nhân tự đánh mất chính mình.  Nó biến người thành nộm, biến tự do thành nô lệ.
 

Nhìn từ khía cạnh này, truyền thống nếu được chấp nhận vô điều kiện và không bị cật vấn hay thẩm sát sẽ trở nên một thế lực vô hình, sẽ khuếch tán “âm bản” của nó vào những định mệnh đời thường.
 

Mười tám truyện ngắn trong tác phẩm “Nụ Cười Buồn Mùa Hè” là mười tám họa phẩm của những tâm hồn, những mảng đời bị xô giạt sau cuộc chiến của “Một Thời Điêu Linh”, là mười tám “âm bản” của truyền thống đã phân thân thành định mệnh đời thường, là mười tám nỗ lực của từng cá nhân để tìm lại chính mình, tìm lại ý nghĩa của đời sống. Tất cả chỉ nhắm tới MỘT mục đích duy nhất, tức là Tự Do.
 

Tự Do vừa là mục đích nhắm tới, vừa là điều kiện tiên quyết để cá nhân có thể tìm lại chính mình, vừa là một sự lựa chọn luôn luôn mở ra trong tâm thức con người trong từng phút từng giây.  Có khi Tự Do phải trả giá rất đắt: bằng sự cô độc tận cùng ngay trong đời sống này, hay là sự cô độc rốt ráo tuyệt đối của cái chết.  Bàng bạc trong các truyện ngắn của Anh Lê Lạc Giao, tôi nhận ra cái giá phải trả cho sự Tự Do của một cá nhân còn sống, còn hít thở: Sự Cô Đơn tận cùng dù là đang ở kề cạnh một cô gái đẹp mang tên Marcela, cùng với rượu và nhạc Jazz trong nightclub:
 

Rượu, nhạc và Marcela làm anh ngây ngất. Tiếng kèn như gào khóc một thời quá vãng. Những cảm xúc đột ngột hồi sinh, anh nghe trong vòng tay một hình thể yêu dấu một thời. Đó là thể xác, là khối vật chất nóng bỏng và khi anh siết vòng tay, khuôn mặt từ từ hiện ra trong vòm sáng. Từ đôi mắt nâu to thăm thẳm, anh thấy hiện lên cả nỗi tuyệt vọng và niềm hy vọng của mình. Anh còn thấy cả vũng tối khủng hoảng điên dại, câm nín, giam hãm mình trong bức tường cô quạnh thời gian. Có một nụ cười rạng rỡ, đằm thắm vực dậy cả một quê hương mà anh tưởng đã tan rã từ lâu. Anh thì thầm, “Marcela, anh thấy thiên đường trong đôi mắt em.” Nàng cười bằng ánh mắt và nói vào tai anh, “Em tin như thế, vì mắt anh đã mọc cánh.” (Marcela)
 

Hay là:

Anh nhìn góc phố tối đi vì một vầng mây đang trôi qua trên cao. Cuộc sống của anh cũng tối sáng như thế. Nỗi cô đơn không phút giây rời anh, cả trong lúc anh nghĩ rằng mình đang vui vẻ nhất. Xúc cảm trong tâm hồn như dòng sông xa nguồn không bao giờ trở lại, thì nỗi cô đơn kia dựng lên bao chướng ngại cản ngăn mọi ước muốn cần thiết cho một tương lai! (Quê Nhà của Kẻ Tha Hương)
 

Tự Do hay Nô Lệ, Tự Do hay là Chết, Nạn Nhân hay Nhân Chứng, Cô Đơn để là chính mình hay là hòa nhập để đánh mất chính mình.  Đó là những chọn lựa rất khó mà các nhân vật chính, sau khi bị ném vào bối cảnh lịch sử của cuộc chiến Việt Nam bị buộc phải chọn lựa cho chính mình.  Chính sự lựa chọn này mang lại ý nghĩa cuộc sống.
 

Nhà văn Lê Lạc Giao, với tinh thần tận tụy cống hiến cho nền triết văn, cho sự sáng tạo bền bỉ, đã tự mình lựa chọn cho chính mình.  Anh Lê Lạc Giao đã nhập vào vai chính của sân khấu đời này với vai diễn của một nhà văn, một người cầm bút chân chính, anh đã chọn làm Nhân Chứng của Lịch Sử, anh đã soi sáng mối liên hệ sâu kín giữa truyền thống và định mệnh, đã mô tả làm thế nào những âm bản truyền thống đã tự sao chép chính nó thành những định mệnh đời thường. Và hơn thế nữa anh đã cho chúng ta thấy cuộc chiến quan trọng nhất mà chúng ta ai cũng phải đối diện: Cuộc chiến chống lại các áp lực từ bên ngoài để được tự do là chính mình.  Cuộc chiến này phải dành được chiến thắng bằng mọi giá, thất bại sẽ là một đời sống nô lệ, cuộc chiến này phải trả giá đôi khi bằng trăm năm cô đơn vì nếu không thắng cuộc chiến nội tâm này, thì đời sống không có ý nghĩa gì. 

Xin trân trọng ghi lại đôi dòng cảm nhận này thay cho lòng tri ân của tôi đối với một người anh, một người bạn vong niên mà tôi rất kính trọng, một nhân cách tuyệt vời và những lựa chọn rất quyết liệt mà anh đã can đảm thực hiện bao nhiêu năm qua, để sáng tạo bền bỉ và cống hiến cho người đọc. Xin trân trọng giới thiệu tác phẩm “Nụ Cười Buồn Mùa Hè” của nhà văn Lê Lạc Giao đến quý độc giả gần xa.

Tô Đăng Khoa



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bùi Giáng qua đời tại Sài-gòn tháng 10-1998, tới tháng 10 năm này, 2023, đúng là 25 năm, một phần tư thế kỷ “Vắng bóng người Điên giữa kinh thành”. Trong tất cả các bút hiệu của Bùi Giáng, Sáu Giáng là tên hiệu dễ thương với mọi người, Bùi Giáng lại thích “anh Sáu Giáng” nhất; bởi/từ cái gốc gác quê mùa, đồi sim, ruộng lúa, tiếng gà trưa, con cò bãi nước xa, cái nền nhà lát gạch hoa, đứa con thứ sáu trong gia đình tộc Bùi, thằng bé Giáng tập bò tập đi.
Tôi viết những cảm nhận ở đây căn cứ vào những trích đoạn đã phổ biến, không đặt nó vào bối cảnh toàn diện của cuốn tiểu thuyết “Đường Về Thủy Phủ”, vì cuốn sách chưa ra đời, nhưng cũng có được cái nhìn về thủ pháp bố cục truyện và văn phong của nhà văn Trịnh Y Thư...
Có cách nào để tìm hòa bình cho vùng Trung Đông? Hãy hình dung về một phép thần nào đó, làm cho quân Israel và quân Hamas buông súng, cùng bước tới bắt tay nhau bùi ngùi, nước mắt ràn rụa, cùng nói rằng tất cả chúng ta hãy sống như một trẻ em mới sinh ra, rằng hãy quên hết tất cả những ngày đau đớn cũ, và cùng trải bản đồ ra vẽ lại, sao cho các thế hệ tương lai không bao giờ nghĩ tới chuyện cầm súng giết nhau nữa. Hình như là bất khả. Đúng là có vẻ bất khả, để có thể sống như một trẻ em mới sinh ra đời. Chỉ trừ, vài thiền sư và nhà thơ. Tôi có một giấc mơ. Vua Trần Nhân Tông bay từ đỉnh núi Yên Tử tới vùng Gaza, ngay nơi cửa khẩu đang mịt mù khói súng. Bên ngoài cửa khẩu là hàng ngàn xe tăng Israel đang chờ tiến vào, bên trong là nhiều đường hầm và hố chiến hào nơi chiến binh Hamas thò mắt nhìn ra để chờ trận chiến cuối đời của họ. Ngay nơi cửa khẩu là một giáo sĩ Đạo Do Thái ngồi đối diện, nói chuyện với một giáo sĩ Đạo Hồi, trước khi họ có thể nhìn thấy đồng bào của họ xông vào nhau.
Tiểu thuyết gia, thi sĩ và kịch tác gia người Na Uy Jon Fosse – người ngày càng thấy số lượng độc giả trong thế giới nói tiếng Anh càng tăng vì những cuốn tiểu thuyết viết về những đề tài tuổi già, cái chết, tình yêu và nghệ thuật – đã được trao Giải Nobel Văn Chương hôm Thứ Năm, 5 tháng 10 năm 2023, “vì những vở kịch và văn xuôi đầy sáng tạo giúp tiếng nói cho những điều không thể nói,” theo bản tin của báo The New York Times cho biết hôm 5 tháng 10 năm 2023. Điều này đã làm cho Fosse trở thành người đầu tiên lãnh giải thưởng Nobel Văn Chương viết bằng tiếng Nynorsk. Ông là người Na Uy thứ tư đoạt giải này và là người đầu tiên kể từ Sigrid Undset trúng giải vào năm 1928. Là tác giả đã xuất bản khoảng 40 vở kịch, cũng như tiểu thuyết, thơ, tiểu luận, sách thiếu nhi và nhiều tác phẩm được dịch sang nhiều thứ tiếng, Fosse đã từ lâu được quý trọng vì ngôn ngữ bao dung, siêu việt và thử nghiệm chính thức của ông.
Kỷ vật, không trừu tượng, là một thứ gì bằng vật chất ghi lại, cưu mang, hoặc ẩn tượng một kỷ niệm nào đó. Loại kỷ niệm có động lực gợi lại những vui buồn, thương tiếc, nhớ nhung; có khả năng làm nhếch một nụ cười hoặc làm mờ khóe mắt. Có những kỷ vật dù đã mất nhưng không quên. Mỗi đời người càng sống lâu, càng có nhiều kỷ vật. Điều này cất vào kho tàng quá khứ, có hay không, nhiều hạnh phúc đã qua mà mùi hương không bao giờ xao lãng.
Có một tương đồng giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng. Đó là đôi khi họ làm thơ. Nhưng dị biệt lớn giữa hai nhà thơ tài tử này chính là chủ đề, là nguồn cảm hứng để làm thơ. Nguyễn Phú Trọng làm thơ ca ngợi ông Hồ Chí Minh và những chủ đề tương tự, thí dụ, một lần ông Trọng làm ca ngợi khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông. Nhưng Tổng Thống Biden chỉ làm thơ tình, và chỉ tặng vợ thôi. Chúng ta không nói rằng thơ hay, hay dở, chỉ muốn nói rằng trong tâm hồn của Biden là hình ảnh thướt tha của Đệ nhất phu nhân Jill Biden. Và trong tâm hồn của ông Trọng là những khối xi măng có hình Lăng Ông Hồ, và rồi hình khách sạn Mường Thanh. Không hề gì. Thơ vẫn là thơ (giả định như thế). Bây giờ thì hai nhà thơ Joe Biden và Nguyễn Phú Trọng đã gặp nhau.
Truyện Thạch Sanh Lý Thông lưu truyền trong dân gian dưới hình thức chuyện kể truyền miệng chắc có đã lâu, phải hiện hữu trước khi ông Dương Minh Đức đưa bản văn sáng tác của mình sang bên Quảng Đông khắc ván ‒ cũng như đã từng đưa vài chục tác phẩm khác của nhóm, nhờ đó miền Nam Kỳ Lục tỉnh có được một số tác phẩm Nôm đáng kể mà người nghiên cứu Nôm thường gọi là Nôm Phật Trấn...
Sau tháng Tư năm 1975, tất cả những tác phẩm truyện ngắn truyện dài của các tác giả Việt Nam Cộng Hòa [1954-1975] đều bị chế độ mới, Xã hội chủ nghĩa cấm in ấn, phổ biến, lưu trữ. Tên tuổi tác giả, tác phẩm được công bố rõ ràng. Việc tưởng xong, là quá khứ. Bỗng dưng 32 năm sau năm, 2007, từ Hà Nội một nhà văn có chức quyền, có Đảng tịch, ông Phạm Xuân Nguyên, vận động, hô hào sẽ in lại một số tác phẩm Miền Nam, đang bị cấm. Trước tiên là 4 [bốn] tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu. Đó là các tác phẩm Đôi mắt trên trời, Cũng đành, Tiếng sáo người em út và Nhan sắc. Khi sách được phát hành có ngay phản ứng. Rất nhiều bài báo lần lượt xuất hiện liên tiếp trên các báo tại Sàigòn “đánh/ đập” ra trò. Hóa ra, những người vận động in lại sách là các cán bộ văn hóa từ Hà Nội. Hung hăng đánh phá là những cây bút… Sàigòn. Trong đó có Vũ Hạnh, một cán bộ nằm vùng, người trước kia bị chế độ Miền Nam bắt giam tù, Dương Nghiễm Mậu là một trong số các nhà văn, ký đơn xin ân xá cho Vũ Hạnh.
Kể lạ, ở “nước non mình”, bút hiệu của các nhà sáng tác qua nhiều lãnh vực văn chương, thi ca, âm nhạc, hội họa, nghiên cứu phê bình, truyền hình, báo chí, diễn viên, có bút hiệu/danh, là Sơn [không kể Sơn ở đầu như Sơn Nam, Sơn Tùng, Sơn Vương…] là đông vô số kể. Thiếu Sơn, Triều Sơn, Trúc Sơn, Phạm văn Sơn, Trịnh Công Sơn, Mai Sơn, Phong Sơn, Vân Sơn, Trần văn Sơn, Linh Sơn, Trần Áng Sơn, Từ Sơn, Vinh Sơn, Tiến Sơn, Cao Sơn, Ngô văn Sơn, Lê Thái Sơn, Nguyễn Lê La Sơn, Lê Tây Sơn. Chu Sơn, Tùng Sơn, Hoài Sơn, Đào Bá Sơn…Trong đó hai ông Sơn thi sĩ là….đáng yêu nhất. Nguyễn Đức Sơn và Nguyễn Bắc Sơn. Đáng yêu, vì hai ông này đều có tài, đều có cái lạ trong thơ, lẫn ngất ngư, ngất ngưỡng, ngất ngây trong đời sống.
Bài phỏng vấn dưới đây do Christian Salmon thực hiện, đăng trên quý san văn học The Paris Review năm 1983 và sau đó xuất hiện trong tập văn luận “Milan Kundera Nghệ thuật tiểu thuyết” xuất bản năm 1986...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.