Hôm nay,  

Vĩnh Hảo: Lời Ca Của Gã Cùng Tử (Tuyển tập 100 Lá Thư Chủ Bút Nguyệt San Chánh Pháp)

20/06/202010:52:00(Xem: 2424)



LỜI CA CỦA GÃ CÙNG TỬ
Tuyển tập 100 Lá Thư Chủ Bút Nguyệt San Chánh Pháp
Biên Soạn: Vĩnh Hảo
Hương Tích Phật Việt xuất bản, 2020.
Bìa: Uyên Nguyên
Trình bày và layout: Nhuận Pháp và Tâm Thường Định
Copyright © 2020 Vĩnh Hảo, Hương Tích Phật Việt.
ISBN: 9798644156986
All rights reserved.
___________________

Tựa

Biết mình là cùng tử, biết mình có viên ngọc trong chéo áo, thì không còn là cùng tử.
Không còn là cùng tử thì không còn lang thang.
Nhưng lang thang, một khi không phải là hệ lụy từ vô minh vọng tưởng thì lang thang trở thành tất yếu.
Lên đường đi đâu, về đâu? Ai vạch, ai vẽ nên con đường ấy?
Nếu mọi con đường đều từ tâm khởi thì con đường nào cũng vô tận.
Khổ đau bất tận, thúc bách khát vọng tìm cầu hạnh phúc, cũng bất tận; và cặp đôi này luôn dẫn vào những mê lộ thăm thẳm vô biên.
Không có đích đến cho những truy cầu, vọng tưởng.
Những nơi tạm dừng hay ở lại lâu dài cũng không phải là đích đến.
Thế nên, cuộc lên đường của cùng tử không phải là những bước chân giang hồ lang bạt của một kẻ nghèo cùng khốn khổ, mà là cuộc du hành của một kẻ rất ư tự tin, giàu có. Có thể gọi cuộc rong chơi này là du- hí tam-muội.
Dừng lại là thể; rong chơi là dụng.
Diệu dụng của mọi cuộc rong chơi chính là ba-la-mật.
Trăm lời ca hay ngàn lời ca cũng đều là tiếng vọng của một kẻ lãng du đi qua trần gian mộng huyễn, như gió đùa qua nước. Gió đôi khi cuồng nộ như giông bão, nhưng thường khi chỉ là những thoáng nhẹ vi vu, không dấu vết, để lại đôi vòng sóng lan man, gợn trên mặt hồ tĩnh lặng.
Ngày xa quê nơi quê xa
Vĩnh Hảo

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tục ngữ Việt Nam có câu “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.” Câu nói này ngày nay đã được chứng thực qua nghiên cứu khoa học của Giáo Sư Janet M. Gibson dạy về Tâm Lý Học Nhận Thức tại Đại Học Grinnell College ở tiểu bang Iowa của Hoa Kỳ cho thấy rằng nụ cười là rất tốt cho sức khỏe tinh thần và thể xác. Nhưng làm sao để có nụ cười an lạc trong cơn đau khổ của đại dịch vi khuẩn corona đã và đang hoành hành trên khắp thế giới trong hơn 10 tháng qua, mà tính đến cuối tháng 11 năm 2020 đã có hơn 63 triệu người bị truyền nhiễm Covid-19 và hơn 1.4 triệu người đã thiệt mạng? Các chuyên gia y tế Hoa Kỳ và thế giới đều khuyên mỗi người hãy tự thực hiện các biện pháp ngăn ngừa đại dịch bằng cách tránh đến chỗ đông người, giữ khoảng cách xã hội ít nhất 6 feet, đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, rửa tay thường xuyên ít nhất 20 giây đồng hồ bằng xà phòng hay nước khử trùng. Thực hiện các biện pháp này không chỉ là để bảo vệ cho bản thân mình mà còn giúp bảo vệ cho những người trong gia đình,
Với tôi, nhà thơ Du Tử Lê luôn luôn là một kho tàng bí ẩn của thi ca. Tôi nghiệm ra rằng, mỗi lần đọc anh, tôi lại thấy những cảm xúc mới. Và rất nhiều khi, phải gọi là bất khả tư nghì -- nghĩa là, thấy thơ hay mà nghĩ hoài không minh bạch và tận tường ý tứ.
“nụ cười buồn mùa hè” là một tập truyện gồm 18 truyện ngắn, tuy các truyện hư cấu, nhưng nội dung phản ánh từ bao hoàn cảnh cuộc đời mà người viết đã trải qua. Là những giấc mơ đời dở dang nhưng được trình bày như những kinh nghiệm đã hoàn tất dù ước vọng vẫn cứ tiếp tục
Ngày 11 tháng 11 năm 2020 là sinh nhật thứ 199 năm của nhà văn và triết gia người Nga Fyodor Dostoevsky [sinh ngày 11 tháng 11 năm 1821]. Các tác phẩm văn học của ông đã khám phá tâm lý con người trong bầu không khí chính trị, xã hội và tâm linh bất an của xã hội Nga vào thế kỷ thứ 19, và liên hệ tới nhiều chủ đề triết học và tôn giáo, theo www.en.wikipedia.org Các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông gồm “Crime and Punishment” [Tội Ác và Hình Phạt – xuất bản năm 1866], “The Idiot” [Người Ngốc – xuất bản năm 1869], “Demons” [Ma Quỷ - xuất bản năm 1872], và “The Brothers Karamazov” [Anh Em Karamazov – xuất bản năm 1880]. Các tác phẩm của ông đã được đọc không những tại Nga mà còn khắp nơi trên thế giới và đã ảnh hưởng rất nhiều nhà văn và triết gia về sau như các nhà văn Nga Aleksandr Solzhenitsyn và Anton Chekhov, các triết gia Friedrich Nietzsche của Đức và Jean-Paul Sartre của Pháp và sự trỗi dậy của Chủ Nghĩa Hiện Sinh và Trường Phái Tâm Phân Học Freud. Các tác phẩm của ông đã được dịch
Ngày 21 tháng 11 năm 1620 hơn 130 di dân từ Anh Quốc đã vượt Đại Tây Dương đến Tân Thế Giới bằng chiếc thuyền Mayflower. Từ ngày đó đến nay, năm 2020, đã 400 năm. Trước đó, vào năm 1607, những người thực dân Anh cũng đã đến Tân Thế Giới và thành lập thuộc địa tại thành phố cổ Jamestown thuộc tiểu bang Virginia ngày nay.Đó là chưa kể đến làn sóng di dân trước đó khoảng 30,000 năm, khi những người ở cực đông bắc Châu Á đi bằng đường bộ qua ngả Alaska -- lúc đó hai đại lục Mỹ Châu và Á Châu vẫn chưa tách rời nhau vì nước biển cạn -- để rồi tràn xuống phía nam hình thành các cộng đồng người bản xứ, mà khi Columbus lần đầu tiên gặp họ ở Tân Thế Giới cứ tưởng là mình đã đến lục địa Nam và Đông Nam Á (Indies) nên gọi họ là người Indian. Vì vậy, nước Mỹ là vùng đất di dân. Không có di dân thì không có nước Mỹ. Chính di dân đã tạo ra nước Mỹ và nền văn hóa Mỹ. Nhưng ngày Lễ Tạ Ơn [Thanksgiving] có liên quan mật thiết đến những người di dân Anh đến Plymouth của Massachusetts bằng chiếc thuyền
Ni giới Việt Nam có một lịch sử truyền thừa lâu dài và đó là sự truyền thừa mang tính chính thống. Phật giáo Đại Thừa và tinh thần Bồ Tát đạo cũng thấm nhuần trong mỗi vị Ni trong bước chân hoằng hóa.
Cuốn sách ngôn từ đẹp và mạnh mẽ này thể hiện niềm tin của Barack Obama rằng, dân chủ không phải là một món quà từ trên cao rơi xuống mà là điều được hình thành dựa trên sự đồng cảm, thấu hiểu và chung tay xây dựng mỗi ngày.
Trong bài trước, khi viết cảm nhận cho thi tập “Xướng Họa Cao Mỵ Nhân & Trịnh Cơ,” vì thời gian có hạn, nên tôi chưa kể hết về Cao Mỵ Nhân (CMN) nhà thơ tiền bối mà tôi hằng kính trọng và khâm phục. Sau khi gửi bài đăng, đọc lại tôi cứ cảm thấy còn thiêu thiếu chút gì.
Nhân loại đã biết cách bay lên mặt trăng, tuy nhiên nhiều nơi trên địa cầu vẫn còn bị ràng buộc với những thói quen xưa cổ, trong đó một thành kiến khó rời bỏ là xem nhẹ phụ nữ. Hầu hết các tôn giáo cũng xem nhẹ phụ nữ. Riêng trong Phật Giáo, phụ nữ từ xưa vẫn có một vị trí đáng kính và bình đẳng trên đường học đạo, để tận cùng là thành tựu Niết Bàn. Khi vua Pasenadi nước Kosala không vui vì hoàng hậu Mallikà sinh một bé gái, Đức Phật trong Kinh SN 3.16 dạy vua rằng: "Này Nhân chủ, ở đời / Có một số thiếu nữ / Có thể tốt đẹp hơn / So sánh với con trai / Có trí tuệ, giới đức..." Hơn hai mươi thế kỷ sau, ý thức nữ quyền mới trở thành phong trào. Theo định nghĩa cô đọng và đơn giản, nữ quyền là niềm tin vào sự bình đẳng của nữ giới với nam giới về chính trị, kinh tế và văn hóa. Do vậy thường khi, nữ quyền gắn liền với dân quyền, vì bình quyền nam nữ dẫn tới ý thức bình quyền cho từng người dân, đặc biệt là nơi các dân tộc đang bị các nước thực dân thống trị, hay nơi các sắc tộc thiểu số