Hôm nay,  

Vĩnh Hảo: Lời Ca Của Gã Cùng Tử (Tuyển tập 100 Lá Thư Chủ Bút Nguyệt San Chánh Pháp)

20/06/202010:52:00(Xem: 2425)



LỜI CA CỦA GÃ CÙNG TỬ
Tuyển tập 100 Lá Thư Chủ Bút Nguyệt San Chánh Pháp
Biên Soạn: Vĩnh Hảo
Hương Tích Phật Việt xuất bản, 2020.
Bìa: Uyên Nguyên
Trình bày và layout: Nhuận Pháp và Tâm Thường Định
Copyright © 2020 Vĩnh Hảo, Hương Tích Phật Việt.
ISBN: 9798644156986
All rights reserved.
___________________

Tựa

Biết mình là cùng tử, biết mình có viên ngọc trong chéo áo, thì không còn là cùng tử.
Không còn là cùng tử thì không còn lang thang.
Nhưng lang thang, một khi không phải là hệ lụy từ vô minh vọng tưởng thì lang thang trở thành tất yếu.
Lên đường đi đâu, về đâu? Ai vạch, ai vẽ nên con đường ấy?
Nếu mọi con đường đều từ tâm khởi thì con đường nào cũng vô tận.
Khổ đau bất tận, thúc bách khát vọng tìm cầu hạnh phúc, cũng bất tận; và cặp đôi này luôn dẫn vào những mê lộ thăm thẳm vô biên.
Không có đích đến cho những truy cầu, vọng tưởng.
Những nơi tạm dừng hay ở lại lâu dài cũng không phải là đích đến.
Thế nên, cuộc lên đường của cùng tử không phải là những bước chân giang hồ lang bạt của một kẻ nghèo cùng khốn khổ, mà là cuộc du hành của một kẻ rất ư tự tin, giàu có. Có thể gọi cuộc rong chơi này là du- hí tam-muội.
Dừng lại là thể; rong chơi là dụng.
Diệu dụng của mọi cuộc rong chơi chính là ba-la-mật.
Trăm lời ca hay ngàn lời ca cũng đều là tiếng vọng của một kẻ lãng du đi qua trần gian mộng huyễn, như gió đùa qua nước. Gió đôi khi cuồng nộ như giông bão, nhưng thường khi chỉ là những thoáng nhẹ vi vu, không dấu vết, để lại đôi vòng sóng lan man, gợn trên mặt hồ tĩnh lặng.
Ngày xa quê nơi quê xa
Vĩnh Hảo

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhà văn người Mỹ chuyên viết truyện thiếu nhi Beverly Cleary đã qua đời hôm 25 tháng 3 năm 2021 tại thành phố Carmel thuộc tiểu bang California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 104 tuổi, theo nhà xuất bản của bà là HarperCollins thông báo qua tường thuật của Đài NPR hôm 26 tháng 3 năm 2021. Cleary là người tạo ra một số nhân vật có thật nhất trong văn chương của tuổi trẻ -- Henry Huggins, Ralph S. Mouse và Ramona Quimby nóng tính. Các thế hệ độc giả giày xéo sân chơi, học viết chữ thảo, chống lại bánh sandwich với cá ngừ và có những vết xướt và vết bầm tím vinh quang của tuổi trả cùng với Ramona. “Tôi nghĩ trẻ em muốn đọc về những đứa trẻ bình thường mỗi ngày. Đó là những gì tôi muốn đọc khi tôi lớn khôn,” theo Claary nói với Linda Wertheimer của Đài NPR vào năm 1999. “Tôi muốn đọc về loại những đứa con trai và con gái mà tôi biết trong xóm làng của tôi và trong trường học của tôi. Và trong thời thơ ấu của tôi, nhiều năm về trước, sách thiếu nhi dường như là viết về trẻ em Anh Quốc,
Hai nhà thơ bị bắn chết, và chín nhà thơ bị bắt giam, trong đợt bố ráp vào tháng 3/2021 khi quân đội Miến Điện đàn áp những người biểu tình đòi tái lập chính phủ dân sự. Bản tin ngày 10/3/2021 của Reuters cũng ghi rằng Hội Văn Bút Quốc Tế PEN International cho biết một nhà thơ từng sang nghiên cứu tại đại học University of Iowa đã bị bắt, trong cùng ngày nhiều nhà văn bị kêu án một tháng tù. Hai nhà thơ MYINT MYINT ZIN và K ZA WIN bị bắn chết. Họ chỉ có chữ khi họ đứng dậy lên án cuộc đảo chánh của quân đội Miến Điện nhằm lật đổ chính phủ dân cử của bà Aung San Suu Kyi ngày 1/2/2021. Bản thông báo của PEN đưa ra, ký tên nhà văn Salil Tripathi, chủ tịch Ủy Ban Nhà Văn Trong Tù (Writers in Prison Committee), viết: “Nhà thơ có chữ; chính phủ có súng. Các nhà thơ đã làm những gì họ có thể làm với công cụ họ có – viết, bày tỏ, nói. Chính phủ đã làm một thứ duy nhất họ biết với công cụ họ có. Nổ súng.” Hàng chục nhà văn và nhà thơ bị lực lượng an ninh nhắm bố ráp
Hãy nuôi lớn ước mơ. Mọi giấc mơ tử tế đều sẽ thành sự thật. Ngay từ những bài viết đầu tiên, Nguyễn Trung Tây cho thấy niềm tin này. Không có chuyện giảng đạo. Cũng chẳng có chữ nghĩa hoa mỹ. Hình như nhà văn tu sĩ bình bát của chúng ta không viết bằng văn chương lý lẽ mà viết bằng tấm lòng và niềm tin tử tế. Từ hơn mười năm nay, mỗi lần được đọc ông tôi thấy lòng mình thư thái hơn. Kính mời cùng đọc Nguyễn Trung Tây. -- Nhã Ca
Bài này sẽ viết về một số huyền thoại liên hệ tới ngài Bồ Đề Đạt Ma, và về Tâm Kinh, bản văn được ngài chọn làm một trong 6 cửa vào đạo. Bài viết chỉ là những suy nghĩ riêng, vì tác giả không đại diện cho bất kỳ thẩm quyền nào. Những gì nơi đây nếu phù hợp với Chánh pháp, chỉ là chút cơ may trộm được ý của Đức Phật. Những gì sai sót có thể có, chỉ vì tác giả tu học chưa tới nơi khả dụng.
McMurtry sinh ngày 3 tháng 6 năm 1936 tại Thành Phố Archer, Texas, cách Wichita Falls của Texas 25 dặm, là con trai của Hazel Ruth và William Jefferson McMurtry, là một nông dân. Ông đã lớn lên tại một trang trại bên ngoài Thành Phố Archer. Thành phố này là một kiểu mẫu cho thị trấn Thalia mà được nói nhiều trong tiểu thuyết của ông. Ông tốt nghiệp Cử Nhân vào năm 1958 tại Đại Học North Texas và Cao Học vào năm 1960 tại Đại Học Rice University, theo Jeff Falk trong tác phẩm xuất bản tháng 9 năm 2015 “Rice Alum, Author Larry McMurtry Receives National Humanities Medal.” Trong hồi ký của mình, McMurtry cho biết trong khoảng thời gian năm tới sáu năm đầu tại trang trại của ông nội của ông, thì ông chưa có cuốn sách nào, nhưng đại gia đình của ông đã ngồi trước hiên nhà hàng đêm và kể nhiều chuyện. Vào năm 1942, khi người anh em họ của ông là Robert Hilburn đang trên đường nhập ngũ cho Thế Chiến Thứ II, ông này đã ghé qua trang trại và để lại một thùng chứa 19 cuốn sách.
Trong một lần đã tới thăm, điều vẫn còn lưu lại trong trí nhớ là câu trích dẫn của John Steinbeck được phóng lớn và trưng bày nơi sảnh đường của National Steinbeck Center Salinas, California. “Nhà văn phải tin tưởng rằng điều hắn đang làm là quan trọng nhất trên thế giới. Và hắn phải giữ ảo tưởng ấy cho dù khi biết được điều đó là không thực.” Dĩ nhiên đây không phải là câu văn hay nhất của Steinbeck nhưng có lẽ phản ánh đúng nhất về cuộc đời 66 năm đầy thăng trầm và cả nghịch lý của Steinbeck mà ông đã bướng bỉnh lựa chọn để đi tới vinh quang và cả đôi khi chống lại chính mình.
Giáo sư Peter Zinoman, trưởng khoa Sử của Đại học Berkeley: “Điều nổi bật về Nguyễn Huy Thiệp là hầu như mọi người đều đồng ý rằng ông đã tạo nguồn cảm hứng cho giới độc giả tinh tường nhận ra ông là một nhà văn xuất sắc mang tính khai phá của thời hậu thuộc điạ. Việt Nam vừa mất đi một bậc thầy văn học thực sự.”
Qua chữ và qua tranh, Thế Kỷ Của Những Vật Tế vẽ ra một thế giới đang sưng phồng từ những phân tranh và tan rã bởi những hoài nghi, nơi con người tìm mọi cách để trốn chạy sự nhìn nhận, để rồi lúc đứng bên bờ vực hệ lụy, khi lối thoát duy nhất là nắm lấy tay nhau, họ sẽ làm gì?
Nếu những điển tích, lời dạy của cổ nhân, thánh nhân, hiền giả Đông phương không thể mở được lòng bạn, hãy đọc thử một bài thơ của thi sĩ Tây phương hiện đại: “Bước đi với niềm bình an, bình an trở thành bạn. Nói với vẻ đẹp, vẻ đẹp bao quanh bạn. Hành động với lòng tốt, lòng tốt tìm đến bạn. Nói với tình yêu, tình yêu chuyển hóa bạn. Hành động với lòng thương, lòng thương tha thứ bạn. Sống với sự thật, sự thật sống trong bạn. Nhưng nếu chúng ta bước đi với lòng hận thù, hận thù trở thành chúng ta. Nếu chúng ta nói với sự tức giận, tức giận bao vây chúng ta. Nếu chúng ta hành động với đố kỵ, đố kỵ gặm nhấm chúng ta. Vì vậy, hãy cho đi với sự lịch thiệp, lịch thiệp tìm đến chúng ta. Chúng ta tìm kiếm sự kết nối, kết nối có thể chữa lành chúng ta. Và khi chúng ta sống với tiếng cười, tiếng cười có thể nâng chúng ta lên…” (1)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.