Hôm nay,  

Nước Mắt Nguyễn Trãi

10/04/202013:29:00(Xem: 3173)




1. Ải Nam Quan

Ngày nay ở nước ta có hai di tích lịch sử nổi tiếng bậc nhất đã mất trắng. Đó là Hòn Vọng Phu (thật), tức núi Tô Thị ở Đồng Đăng quê tôi và Ải Nam Quan, nay đổi tên thành Hữu Nghị Quan, một danh xưng sặc mùi Cộng sản.

Ải Nam Quan là ải hướng về Nam, nằm ở địa đầu tỉnh Lạng Sơn, cách Đồng Đăng quê tôi chỉ 5km. Theo sử sách ải Nam Quan do Trung Hoa dựng nên, ban đầu bằng một cánh cửa gỗ dùng làm mốc cắm để ngăn chia ranh giới hai nước Việt-Hoa. Bên phía Bắc cửa ải là huyện Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây của Trung Hoa, còn phía Nam cửa ải là xã Đồng Đăng, huyện Văn Uyên, tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam. 

Xưa nay đa số người Việt vẫn xem Ải Nam Quan là hình tượng đẹp nhất, một cái tên quen thuộc và thiêng liêng nhất không bao giờ phai mờ trong lịch sử nước Việt. Chính cửa ải này là nơi ngày xưa từng diễn ra biết bao biến cố đau thương lẫn oai hùng, hiển hách của dân tộc ta.

Thế mà đau lòng thay! Ngày nay Ải Nam Quan đã không còn nằm ngay trên biên giới Việt-Hoa, mà nó đã lùi sâu vào phần đất của Trung Hoa.

Nhớ lại năm 1407, quân Minh xâm lược Đại Việt ta, cha của Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh bị bắt giải sang Kim Lăng, nước Tàu. Nguyễn Trãi khóc tiễn cha đến tận ải Nam Quan thì Nguyễn Phi Khanh khuyên ông trở về mưu đồ phục thù và rửa hận cho cha bằng con đường cứu nước.

Nói tới Nguyễn Trãi mà tiếc cho nước mắt của ông. Ngày xưa, khi tiễn cha bị đày qua Tàu nước mắt Nguyễn Trãi đã thấm ướt cửa ải nước Việt. Ngày nay Ải Nam Quan đã thuộc phần đất của Tàu, thế thì nước mắt ngày xưa của Nguyễn Trãi nay đã trở thành giọt lệ khô trên đất Tàu vậy. 


2. Đồng Đăng

Ải Nam Quan nằm ở địa đầu tỉnh Lạng Sơn. Lạng Sơn có con sông Kỳ Cùng chảy về Đồng Đăng, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Đồng Đăng, một thị trấn tuy nhỏ nhưng có nhiều chuyện khá thú vị và kỳ lạ. 

Cũng như những địa danh nổi tiếng khác trải dài suốt ba miền đất nước, Đồng Đăng quê tôi cũng đã đi vào ca dao từ bao đời:

Cái cò bay bổng bay cao

Bay qua cửa phủ bay vào Đồng Đăng

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh


3. Chợ Kỳ Lừa

Phố Kỳ Lừa có từ tiền bán thế kỷ XV nên chợ Kỳ Lừa là phiên chợ được hình thành từ lâu đời. Vì lâu đời nên chợ Kỳ Lừa trở thành một truyền thuyết, lịch sử. Đẻ của tôi nói Kỳ Lừa có nhiều truyền thuyết, nhưng tôi vẫn thích hai câu chuyện Đẻ kể dưới đây:

Tương truyền, tên gọi Kỳ Lừa bắt nguồn từ câu chuyện, ngày xưa, ở khu vực này có một con lừa rất kỳ lạ. Hàng ngày, khi được chủ thả đi ăn cỏ, con lừa tự bơi qua sông Kỳ Cùng tìm sang núi Kỳ Cấp để ăn cỏ non. Đến tối, con lừa lại tự bơi qua sông và tìm về chuồng (có người cho rằng con lừa kỳ lạ này là của Mạc Đĩnh Chi). Người dân các nơi rủ nhau đến xem con lừa kỳ lạ rất đông, từ đó cái tên Kỳ Lừa ra đời.

Tuy nhiên, có ý kiến lại cho rằng, tên gọi Kỳ Lừa bắt nguồn từ địa danh Khau Lừ, Khau là Đồi, Lừ là Lừa, Khau Lừ có nghĩa là Đồi Lừa. Bởi ở khu vực này xưa kia có những đồi cỏ lúp xúp làm bãi chăn thả lừa, ngựa nên gọi là Khau Lừ, về sau mọi người đọc chệch đi thành Kỳ Lừa. Từ đó, chợ Kỳ Lừa là nơi sinh hoạt của các dân tộc ở Lạng Sơn.

Có điều, cho dù có ý nghĩa gì và xuất phát từ đâu thì riêng cá nhân tôi, chợ Kỳ Lừa là nơi tôi đẻ rớt nên khi lớn lên gần như mọi ngõ ngách, mọi đường ngang nẻo dọc tôi đều rành rẽ. Nhưng mà cũng chính ngôi chợ này đã in đậm một nỗi buồn rướm máu trong tâm hồn Đẻ tôi. 

Số là trước ngày Bố tôi đi B, vào Nam chiến đấu, nhằm ngày giỗ ngoại, Đẻ muốn đãi Bố một bữa giỗ cầy. Dù lúc đó gia cảnh chả khấm khá gì, Đẻ lại đang mang thai tôi sắp tới ngày sinh nở, nhưng Đẻ vẫn xách giỏ ra chợ Kỳ Lừa mua miếng cầy tơ cho Bố. Không may, hôm ấy trời mưa lâm râm, đường trơn, dù cẩn thận Đẻ vẫn ngã, bất thần đẻ rớt tôi ra giữa chợ. Vì Mẹ con tôi bị tai nạn nằm nhà thương nên Bố hụt một bữa giỗ cầy. Về sau, có lần vào ngày giỗ Bố, Đẻ nói: "Tới chết Bố mầy cũng không kịp xơi một bữa giỗ cầy". Bố tôi mất năm 1962 vì bệnh sốt rét ác tính trên đường xẻ dọc Trường Sơn vào Nam. 

4. Núi Tô Thị

Ngoài phố Kỳ Lừa, Đồng Đăng còn có núi Tô Thị, tức Hòn Vọng Phu, một truyền thuyết về đá trông chồng nằm ở phía Bắc tỉnh Lạng Sơn vốn nổi tiếng trong thi ca, hội họa, âm nhạc Việt Nam. Nhiều ngưởi hỏi nước Việt ta có bao nhiều Hòn Vọng Phu. Người nói 5, người nói 7. Riêng tôi khi lớn lên đi làm thợ hồ ngược xuôi khắp chốn, tôi đã từng đi qua,  chứng kiến tận mắt bốn Hòn Vọng Phu trải dài từ miền Bắc vào miền Trung. Ngoài Hòn Vọng Phu ở Đồng Đăng quê tôi, tỉnh Bình Định, Tuy Hòa và đèo Dục Mỹ cũng có núi Tô Thị. (Miền Nam không có Hòn Vọng Phu, chỉ có Hòn Phụ Tử ở vùng biển Kiên Giang, nay chỉ còn "hòn tử" đứng trơ vơ). 

Tuy nhiên, về sau tôi không còn quan tâm nước Việt ta có bao nhiêu Hòn Vọng Phu mà đắng lòng vì di tích núi Tô Thị ở quê tôi bị hủy hoại. 

Năm 1991, tượng nàng Tô Thị bị sụp đổ vì lòng tham và vì vô văn hóa của hai người phá tượng để lấy đá nung vôi làm vật liệu xây cất. Việc làm tổn hại một "quốc thể" như thế họ cũng dám làm thì thật là tắc trách.

Để gìn giữ một di tích đã in sâu trong lòng người dân Việt Nam, tỉnh Lạng Sơn đã cho dựng lại nguyên bản núi Tô Thị. Chính tôi cùng toán thợ hồ ở Lạng Sơn đã ra công sức dựng lại di tích lịch sử này. Nhưng mà dù thế nào đi chăng nữa thì cái hồn của Hòn Vọng Phu đã hoàn toàn mất đi giá trị thiên nhiên của nó.

5. Chùa Tam Thanh

Tuy tôi mang tiếng sinh ra và lớn lên ở Đồng Đăng nơi có chùa Tam Thanh, nhưng vì bị thọt chân từ lúc chào đời nên Đẻ cấm không cho tôi lai vãng đến, cho đến khi Đẻ tôi qua đời. Cuộc đời của Đẻ là một chuỗi đau thương trong đó có hai lần bị vấp ngã. Lần đầu, bụng mang dạ chửa Đẻ trợt ngã trong chợ Kỳ Lừa may còn sống sót, lần thứ hai thì mất mạng. Điều kỳ lạ là Đẻ của tôi bị ngã đầu đập mạnh xuống bậc cấp dẫn lên chùa Tam Thanh đúng vào ngày lễ hội rằm tháng Giêng hàng năm. Tôi lên chùa nhặt xác Đẻ bằng đôi chân khập khễnh và tiếng tôi ai oán tru dài. Đó là lần đầu tiên mà cũng là lần cuối cùng tôi có mặt ở chùa Tam Thanh. 

Chùa Tam Thanh nằm trong động núi đá nên còn gọi là Động Tam Thanh. Chùa được xây dựng từ đời nhà Lê, trong chánh điện thờ tự nhiều loại hình tôn giáo như Phật A Di Đà, Thánh Mẫu, Sơn Trang… Chùa nằm lưng chừng núi trong một dẫy núi cao, có nhiều cây cối um tùm. Ngoài danh lam thắng cảnh, chùa Tam Thanh còn được biết đến qua các văn bia có giá trị về tín ngưỡng, tôn giáo, về sử liệu và văn học nghệ thuật của các văn nhân, thi sĩ lưu lại qua các thời kỳ lịch sử. 

* * *


Thưa bạn đọc.

Toàn bộ câu chuyên kể trên đều do ông Đèo Văn Rơi, quê ở Đồng Đăng, kể cho tôi nghe. Theo ý ông, tôi chỉ sắp xếp lại sử liệu, sửa đổi chút tình tiết, văn phong và câu cú để viết thành truyện Nước Mắt Nguyễn Trãi mà thôi.

Cũng cần nói thêm, ông Đèo Văn Rơi được con cháu bảo lãnh qua Canada từ năm 1990, hiện sống cùng thành phố Toronto với tôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngoài trời gió nhè nhẹ thổi, những chiếc lá mùa thu đang lãng đãng rơi rơi. Cái lành lạnh của gió heo may bên ngoài như đang hòa nhịp thở với những điệu nhạc “tiền chiến” mà tôi đang thưởng thức trong phòng đọc sách, một căn phòng đầy ấm cúng thương yêu...
Vào tháng Năm vừa qua, một người đàn ông Ấn Độ đã thiệt mạng khi cố gắng chụp ảnh “tự sướng” bên cạnh một con gấu bị thương. Đây là cái chết thứ ba liên quan đến việc chụp ảnh tự sướng ở Ấn Độ kể từ tháng 12 năm ngoái. Trong hai tai nạn khác, những con voi đã đạp chết hai người trong lúc họ đang cố gắng tự chụp với chúng trong hai lần “tự sướng” riêng biệt. Vào tháng 7 năm nay, Gavin Zimmerman, một người Mỹ du lịch đến Úc, 19 tuổi, đã mất mạng vì rơi xuống vực khi anh đang tự chụp ảnh tự trên một vách đá ở New South Wales.
Chữ có hình có dạng, nhưng ý nghĩa bên trong chữ như chất lỏng. Sáng tác không chỉ đặt chữ xuống trang giấy, lên màn ảnh, trong tâm tình và ý thức nghệ thuật, mà quan trọng hơn, là làm rách chữ để chất lỏng chảy ra, thấm sâu vào giấy, vào điện tử, bốc hương lên tác giả và truyền thơm cho độc giả.Ca từ có thể không chứa chất lỏng đặc sệt như chữ trong thi ca, hoặc đậm đen trong ngôn từ triết học, nhưng chất lỏng trong ca từ rất đặc thù: có thể hát, mỹ vị hóa tứ nhạc, đồng cảm với giai điệu, và có khả năng đặc biệt nhất: đi thẳng vào lòng người. Sự phức tạp này là trở ngại lớn nhất đối với người viết ca khúc, vì nói đến ca khúc là nói đến ca từ. Một bản nhạc không thể hay, không thể đạt được giá trị, nếu có ca từ dở.
Cuộc thi viết văn bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh về ứng dụng Phật Pháp trong đời sống hàng ngày do Chùa Hương Sen tổ chức đang được tiến hành. Cho đến nay, chúng tôi nhận được 170 bài dự thi của 70 thí sinh tham dự, phần đông từ Việt Nam. Ban tổ chức giải thưởng quyết định sẽ chấm dứt nhận bài vào 12 giờ đêm giờ California ngày 30 tháng 10 năm 2022
Nguyễn Du gọi cuộc đời mình từ năm 20 đến 30 tuổi là “Mười năm gió bụi”. Nhưng gia phả lại chép “mười năm đó ông về quê vợ ở Quỳnh Hải họp cùng anh vợ Đoàn Nguyễn Tuấn khởi nghĩa chống Tây Sơn”. Nhưng Đoàn Nguyễn Tuấn trong sử sách lại chép ông ra làm quan Hàn Lâm thị thư triều Tây Sơn, làm Phó sứ trong phái đoàn Phan Huy Ích năm 1790 với vua Quang Trung giả
Trong suốt gần 4000 năm lịch sử của nước ta, bên cạnh ngày lễ Tết Nguyên Đán còn có ngày lễ hội Trung Thu dành cho các trẻ em. Lễ hội Trung Thu được cử hành hằng năm vào ngày rằm tháng Tám âm lịch. Vào ngày này, trẻ em thường nhận được quà tặng từ cha mẹ, ông bà để cử hành lễ hội Trung Thu. Phần nhiều quà tặng các em thích nhất là những lồng đèn có hình ngôi sao, cá chép, con gà trống, con thiên nga, con bướm... hay lớn hơn có hình con rồng dài, cái đầu con lân...
Chuyện tình Huyền Trân Công Chúa đã được nhắc tới nhiều trong dân gian Việt Nam, dưới nhiều góc độ khác nhau. Người thì ca ngợi Công Chúa đã thay mặt triều đình nhà Trần, thực hiện công tác chính trị, ngoại giao, tạo hoà bình giữa hai nước, đã thường xuyên tranh chấp lâu đời với nhau...
Nếu tính theo lịch thế gian, Việt Báo tròn 30 năm tuổi. Nhưng, nếu dò theo trí nhớ mơ hồ của tôi, Việt Báo hẳn là 3000 năm tuổi. Trong một ngôi làng rất mực thần thoại cổ tích như Little Saigon của chúng ta, Việt Báo chỉ là một góc nhỏ của làng, nhưng lại là nơi chất đầy trong tôi những kỷ niệm khó quên.
Ba mươi năm đối với đời người thì mới chỉ ở cái tuổi mà đức Khổng Tử gọi là “tam thập nhi lập,” tức là ở tuổi ba mươi thì người ta có thể tự đứng vững, tự lập cả về quan điểm, lập trường và sự nghiệp. Người ta khó có thể so sánh ba mươi năm của một tờ báo với ba mươi năm của một đời người. Một người trung bình ngày nay có thể sống tới tám chín mươi tuổi. Nhưng ai biết được một tờ báo có tuổi thọ là bao nhiêu. Có nhiều tờ báo sống trên một trăm bảy mươi tuổi, như tờ New York Times xuất bản lần đầu vào năm 1851 tính đến nay năm 2022 là đã 171 năm, cũng có nhiều tờ báo chỉ sống vài tháng hay vài năm.
LTS: Kỷ Niệm Việt Báo 30 tuổi, xin đăng lại bài viết của cố nhà báo kỳ cựu Hồ Văn Đồng, một ngòi bút trong ban chủ biên sáng lập tờ Việt Báo, viết về nhà báo Trần Dạ Từ và các bạn văn nghệ sĩ trong tù.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.