Hôm nay,  

Nước Mắt Nguyễn Trãi

10/04/202013:29:00(Xem: 3119)




1. Ải Nam Quan

Ngày nay ở nước ta có hai di tích lịch sử nổi tiếng bậc nhất đã mất trắng. Đó là Hòn Vọng Phu (thật), tức núi Tô Thị ở Đồng Đăng quê tôi và Ải Nam Quan, nay đổi tên thành Hữu Nghị Quan, một danh xưng sặc mùi Cộng sản.

Ải Nam Quan là ải hướng về Nam, nằm ở địa đầu tỉnh Lạng Sơn, cách Đồng Đăng quê tôi chỉ 5km. Theo sử sách ải Nam Quan do Trung Hoa dựng nên, ban đầu bằng một cánh cửa gỗ dùng làm mốc cắm để ngăn chia ranh giới hai nước Việt-Hoa. Bên phía Bắc cửa ải là huyện Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây của Trung Hoa, còn phía Nam cửa ải là xã Đồng Đăng, huyện Văn Uyên, tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam. 

Xưa nay đa số người Việt vẫn xem Ải Nam Quan là hình tượng đẹp nhất, một cái tên quen thuộc và thiêng liêng nhất không bao giờ phai mờ trong lịch sử nước Việt. Chính cửa ải này là nơi ngày xưa từng diễn ra biết bao biến cố đau thương lẫn oai hùng, hiển hách của dân tộc ta.

Thế mà đau lòng thay! Ngày nay Ải Nam Quan đã không còn nằm ngay trên biên giới Việt-Hoa, mà nó đã lùi sâu vào phần đất của Trung Hoa.

Nhớ lại năm 1407, quân Minh xâm lược Đại Việt ta, cha của Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh bị bắt giải sang Kim Lăng, nước Tàu. Nguyễn Trãi khóc tiễn cha đến tận ải Nam Quan thì Nguyễn Phi Khanh khuyên ông trở về mưu đồ phục thù và rửa hận cho cha bằng con đường cứu nước.

Nói tới Nguyễn Trãi mà tiếc cho nước mắt của ông. Ngày xưa, khi tiễn cha bị đày qua Tàu nước mắt Nguyễn Trãi đã thấm ướt cửa ải nước Việt. Ngày nay Ải Nam Quan đã thuộc phần đất của Tàu, thế thì nước mắt ngày xưa của Nguyễn Trãi nay đã trở thành giọt lệ khô trên đất Tàu vậy. 


2. Đồng Đăng

Ải Nam Quan nằm ở địa đầu tỉnh Lạng Sơn. Lạng Sơn có con sông Kỳ Cùng chảy về Đồng Đăng, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Đồng Đăng, một thị trấn tuy nhỏ nhưng có nhiều chuyện khá thú vị và kỳ lạ. 

Cũng như những địa danh nổi tiếng khác trải dài suốt ba miền đất nước, Đồng Đăng quê tôi cũng đã đi vào ca dao từ bao đời:

Cái cò bay bổng bay cao

Bay qua cửa phủ bay vào Đồng Đăng

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh


3. Chợ Kỳ Lừa

Phố Kỳ Lừa có từ tiền bán thế kỷ XV nên chợ Kỳ Lừa là phiên chợ được hình thành từ lâu đời. Vì lâu đời nên chợ Kỳ Lừa trở thành một truyền thuyết, lịch sử. Đẻ của tôi nói Kỳ Lừa có nhiều truyền thuyết, nhưng tôi vẫn thích hai câu chuyện Đẻ kể dưới đây:

Tương truyền, tên gọi Kỳ Lừa bắt nguồn từ câu chuyện, ngày xưa, ở khu vực này có một con lừa rất kỳ lạ. Hàng ngày, khi được chủ thả đi ăn cỏ, con lừa tự bơi qua sông Kỳ Cùng tìm sang núi Kỳ Cấp để ăn cỏ non. Đến tối, con lừa lại tự bơi qua sông và tìm về chuồng (có người cho rằng con lừa kỳ lạ này là của Mạc Đĩnh Chi). Người dân các nơi rủ nhau đến xem con lừa kỳ lạ rất đông, từ đó cái tên Kỳ Lừa ra đời.

Tuy nhiên, có ý kiến lại cho rằng, tên gọi Kỳ Lừa bắt nguồn từ địa danh Khau Lừ, Khau là Đồi, Lừ là Lừa, Khau Lừ có nghĩa là Đồi Lừa. Bởi ở khu vực này xưa kia có những đồi cỏ lúp xúp làm bãi chăn thả lừa, ngựa nên gọi là Khau Lừ, về sau mọi người đọc chệch đi thành Kỳ Lừa. Từ đó, chợ Kỳ Lừa là nơi sinh hoạt của các dân tộc ở Lạng Sơn.

Có điều, cho dù có ý nghĩa gì và xuất phát từ đâu thì riêng cá nhân tôi, chợ Kỳ Lừa là nơi tôi đẻ rớt nên khi lớn lên gần như mọi ngõ ngách, mọi đường ngang nẻo dọc tôi đều rành rẽ. Nhưng mà cũng chính ngôi chợ này đã in đậm một nỗi buồn rướm máu trong tâm hồn Đẻ tôi. 

Số là trước ngày Bố tôi đi B, vào Nam chiến đấu, nhằm ngày giỗ ngoại, Đẻ muốn đãi Bố một bữa giỗ cầy. Dù lúc đó gia cảnh chả khấm khá gì, Đẻ lại đang mang thai tôi sắp tới ngày sinh nở, nhưng Đẻ vẫn xách giỏ ra chợ Kỳ Lừa mua miếng cầy tơ cho Bố. Không may, hôm ấy trời mưa lâm râm, đường trơn, dù cẩn thận Đẻ vẫn ngã, bất thần đẻ rớt tôi ra giữa chợ. Vì Mẹ con tôi bị tai nạn nằm nhà thương nên Bố hụt một bữa giỗ cầy. Về sau, có lần vào ngày giỗ Bố, Đẻ nói: "Tới chết Bố mầy cũng không kịp xơi một bữa giỗ cầy". Bố tôi mất năm 1962 vì bệnh sốt rét ác tính trên đường xẻ dọc Trường Sơn vào Nam. 

4. Núi Tô Thị

Ngoài phố Kỳ Lừa, Đồng Đăng còn có núi Tô Thị, tức Hòn Vọng Phu, một truyền thuyết về đá trông chồng nằm ở phía Bắc tỉnh Lạng Sơn vốn nổi tiếng trong thi ca, hội họa, âm nhạc Việt Nam. Nhiều ngưởi hỏi nước Việt ta có bao nhiều Hòn Vọng Phu. Người nói 5, người nói 7. Riêng tôi khi lớn lên đi làm thợ hồ ngược xuôi khắp chốn, tôi đã từng đi qua,  chứng kiến tận mắt bốn Hòn Vọng Phu trải dài từ miền Bắc vào miền Trung. Ngoài Hòn Vọng Phu ở Đồng Đăng quê tôi, tỉnh Bình Định, Tuy Hòa và đèo Dục Mỹ cũng có núi Tô Thị. (Miền Nam không có Hòn Vọng Phu, chỉ có Hòn Phụ Tử ở vùng biển Kiên Giang, nay chỉ còn "hòn tử" đứng trơ vơ). 

Tuy nhiên, về sau tôi không còn quan tâm nước Việt ta có bao nhiêu Hòn Vọng Phu mà đắng lòng vì di tích núi Tô Thị ở quê tôi bị hủy hoại. 

Năm 1991, tượng nàng Tô Thị bị sụp đổ vì lòng tham và vì vô văn hóa của hai người phá tượng để lấy đá nung vôi làm vật liệu xây cất. Việc làm tổn hại một "quốc thể" như thế họ cũng dám làm thì thật là tắc trách.

Để gìn giữ một di tích đã in sâu trong lòng người dân Việt Nam, tỉnh Lạng Sơn đã cho dựng lại nguyên bản núi Tô Thị. Chính tôi cùng toán thợ hồ ở Lạng Sơn đã ra công sức dựng lại di tích lịch sử này. Nhưng mà dù thế nào đi chăng nữa thì cái hồn của Hòn Vọng Phu đã hoàn toàn mất đi giá trị thiên nhiên của nó.

5. Chùa Tam Thanh

Tuy tôi mang tiếng sinh ra và lớn lên ở Đồng Đăng nơi có chùa Tam Thanh, nhưng vì bị thọt chân từ lúc chào đời nên Đẻ cấm không cho tôi lai vãng đến, cho đến khi Đẻ tôi qua đời. Cuộc đời của Đẻ là một chuỗi đau thương trong đó có hai lần bị vấp ngã. Lần đầu, bụng mang dạ chửa Đẻ trợt ngã trong chợ Kỳ Lừa may còn sống sót, lần thứ hai thì mất mạng. Điều kỳ lạ là Đẻ của tôi bị ngã đầu đập mạnh xuống bậc cấp dẫn lên chùa Tam Thanh đúng vào ngày lễ hội rằm tháng Giêng hàng năm. Tôi lên chùa nhặt xác Đẻ bằng đôi chân khập khễnh và tiếng tôi ai oán tru dài. Đó là lần đầu tiên mà cũng là lần cuối cùng tôi có mặt ở chùa Tam Thanh. 

Chùa Tam Thanh nằm trong động núi đá nên còn gọi là Động Tam Thanh. Chùa được xây dựng từ đời nhà Lê, trong chánh điện thờ tự nhiều loại hình tôn giáo như Phật A Di Đà, Thánh Mẫu, Sơn Trang… Chùa nằm lưng chừng núi trong một dẫy núi cao, có nhiều cây cối um tùm. Ngoài danh lam thắng cảnh, chùa Tam Thanh còn được biết đến qua các văn bia có giá trị về tín ngưỡng, tôn giáo, về sử liệu và văn học nghệ thuật của các văn nhân, thi sĩ lưu lại qua các thời kỳ lịch sử. 

* * *


Thưa bạn đọc.

Toàn bộ câu chuyên kể trên đều do ông Đèo Văn Rơi, quê ở Đồng Đăng, kể cho tôi nghe. Theo ý ông, tôi chỉ sắp xếp lại sử liệu, sửa đổi chút tình tiết, văn phong và câu cú để viết thành truyện Nước Mắt Nguyễn Trãi mà thôi.

Cũng cần nói thêm, ông Đèo Văn Rơi được con cháu bảo lãnh qua Canada từ năm 1990, hiện sống cùng thành phố Toronto với tôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đều rõ là Âu, Mỹ đón Tết Dương Lịch mỗi năm vào ngày 01.01. Hằng năm, người Á Châu nói chung và người Việt Nam nói riêng đều đón Tết theo Âm Lịch. Như vậy người Á Chân có dịp mừng Năm Mới đến hai lần.
LTS: Trải dài suốt mấy thế hệ, từ thời kháng chiến chống Pháp, cuộc chiến hai mươi năm, và rồi tha hương, tên tuổi Phạm Duy luôn luôn gắn bó với tình tự dân tộc, là một huyền thoại trong khu làng âm nhạc, văn nghệ Việt Nam. Hiếm ai trong chúng ta không cảm thấy lòng dạt dào yêu quê Mẹ Việt Nam hơn khi nghe nhạc và ca từ của Ông. Cả một cuộc đời dài sáng tác, Ông đã để lại cho đời sau một gia sản tinh thần khổng lồ với “ngàn lời ca” mà có lẽ trước và sau Ông khó ai bì kịp. Đúng ngày này 10 năm trước, ngày 27 tháng 1 năm 2013, người nhạc sĩ nổi trôi cùng mệnh nước 93 năm đã kết thúc cuộc hành trình “trên đường về nơi cõi hết”. Nhân ngày giỗ Ông năm thứ 10, Việt Báo hân hạnh đăng tải dưới đây loạt bài của nhà văn Cung Tích Biền. Loạt bài gồm 4 phần, mỗi phần là cái nhìn ở mỗi chặng đường soi giọi bước chân của người nhạc sĩ.
mưa bụi lướt về trong mơ ướt sũng một thời trí nhớ thì thầm cổ tích như thơ bay vào trong con giấc ngủ mẹ ru con lời dịu dàng nguyện cho mưa về tốt lúa nguyện cho khắp cõi bình an nguyện người người xa nhà lửa
Sinh thời, Hemingway, tác giả của “Ngư ông và biển cả” vào bất cứ lúc nào cũng có nuôi chừng vài chục con mèo. Ngôi nhà của ông ở Key West, Florida, trở thành viện bảo tàng có khoảng 40 cho đến 50 con mèo sáu ngón (polydactyl cat). Tất cả đều được đặt tên của những nhân vật nổi tiếng. Đám mèo sáu ngón này là hậu duệ của con mèo Snow White do một vị thuyền trưởng tặng cho Hemingway.
... Nếu thế thì mỗi bài thơ là một sự cách tân, mỗi thi sĩ là một người làm mới sự vật. Có những điều chỉ ngôn ngữ thi ca mới nói được, chỉ thi ca mới có cái “thần” giúp chúng ta thấu thị tận đáy sâu của bản ngã. Người làm thơ là người nắm trong tay quyền năng “soi sáng” sự vật, quyền năng cho sự vật một đời sống mới, quyền năng “đi vào linh hồn của sự vật[1],” và không ai có thể tước đoạt quyền năng đó từ tay hắn...
Ngày nay nhân loại có quá nhiều thú vui không kể xiết. Người ta tìm kiếm, ngụp lặn trong thú vui và cho đó là hạnh phúc. Nhưng này bạn ơi, Thú vui không phải là hạnh phúc, Mà nhiều khi nó là nguồn gốc của khổ đau. Niềm vui lớn nhất của nhân loại ngày hôm nay.
Cuộc Thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp 2022 là một sự kiện hy hữu. Đây là giải thi viết đầu tiên ở hải ngoại để mời gọi viết bài hoằng pháp. Cũng là những hy sinh rất lớn của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương, Trưởng Ban Tổ Chức Cuộc Thi, một công trình rất nặng nhọc và rất tốn nhiều thì giờ. Điểm hy hữu là: Chùa Hương Sen được thành lập ở thị trấn Perris, California, từ tháng 4/2010, vậy mà 12 năm qua chưa xây xong chánh điện vì nhiều lý do, bây giờ đã tổ chức được một cuộc thi viết văn gây nhiều tiếng vang toàn cầu. Ngay cả khi chánh điện bằng gạch cát xi măng chưa xây xong, một chánh điện bằng chữ đã hình thành trong tâm của nhiều ngàn người quan sát Cuộc thi này trong hội trường và trên livestream. Không chỉ như thế, hy hữu là rất nhiều bài viết gửi về dự thi đều hay tuyệt vời, nêu lên được những trải nghiệm gian nan và hạnh phúc của người con Phật.
Tôi biết BS. Phạm Gia Cổn lúc tôi vừa tập tễnh bước vào đời lính, nhận trách nhiệm làm y sĩ trưởng cho Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù, cùng một tiểu đoàn mà BS. Cổn vốn là y sĩ tiền nhiệm 2 năm trước. Tôi lội bộ theo TĐ, Anh làm chỉ huy trưởng Bệnh Viện Dã Chiến Đỗ Vinh tại căn cứ Non Nước, Đà Nẵng. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp nhau ở BV Dã Chiến khi tôi theo trực thăng chuyển thương binh. Tôi nhìn thấy anh cao lớn, rất phong độ, uy dũng, với 3 bông mai đen ở cổ áo hoa rừng và dấu hiệu 3 đấm tay của Đệ Tam Đẳng Huyền Đai Tae Kwon Do ở túi áo trước ngực bên trái. Nhìn vào Anh, tôi có cảm giác như một tảng đá mạnh bạo, có tinh chất võ biền mà mình có thể dựa lưng khi cần. Dù hình tướng có vẻ rất quân kỷ, nhưng thái độ anh lại hòa nhã, ăn nói nhẹ nhàng, cởi mở nhưng trực tính. Anh đã cho tôi sự tự tin và niềm vui trong tình huynh đệ. Về sau, tôi cũng biết tin anh được đề cử làm Y Sĩ Trưởng Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù trong trận bảo vệ phòng truyến Phan Rang vào đầu tháng 4, 1975.
Hầu như mỗi cuối tuần, cô ấy và tôi đều đi đâu đó bằng tàu điện hoặc xe buýt. Ở Ukraine, có thể đi xa trong cuối tuần và trở về đúng thời hạn. Chỉ một lần chúng tôi về trễ, đi làm muộn hôm thứ hai. Đó là ngày chúng tôi đón xe đi nhờ từ Milove, vùng Luhansk, vào tháng Giêng. Đây là nơi cực điểm miền đông của đất nước. Đi đến bằng xe buýt, lúc quay về, chúng tôi cầm tay nhau đi bộ dọc con đường phủ đầy tuyết. Thuở đó chúng tôi say mê nhau. Những anh chàng ở nhà bốn cửa kiểu Liên Xô cho chúng tôi đi nhờ, không có vấn đề, ngoại trừ mỗi lần họ chỉ chở chúng tôi vài kilô mét, rồi thả xuống để rẽ vào làng của họ. Nhìn ánh sáng xanh ngát buổi hoàng hôn, chúng tôi rùng mình và cảm thấy hạnh phúc.
"Happening", ghi lại ca nạo phá thai bất hợp pháp mà bà đã trải qua, vào năm 1963 ở tuổi 23 và là nguồn cảm hứng cho bộ phim cùng tên của Audrey Diwan. Bộ phim đã được phát hành vào tháng 5 vừa qua, không lâu trước khi Tòa án tối cao pháp viện Hoa Kỳ kết thúc gần nửa thế kỷ Quyền bảo vệ sinh sản của liên bang bằng cách lật ngược Roe vs. Wade. Dù sau khi cải cách, Hàn Lâm Viên đã nỗ lực tuyên bố giải Nobel văn học đánh giá trên giá trị văn chương, nhưng câu hỏi vẫn được nêu ra: Giá trị văn chương và ảnh hưởng chính trị có biên giới ở đâu? Như trường hợp giải Nobel năm 2016, trao cho nhạc sĩ Bob Dyland. “Một nhạc sĩ kiêm nhà viết ca khúc, không phải tác giả. Mặc dù ông đã viết một hồi ký rất hay, một tập thơ dở và một bài diễn văn về The Eagles Woman.”* Việc này đưa đến nhiều dư luận phê phán, tạo ra tên gọi “kỷ nguyên hỗn loạn của giải Nobel.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.