Hôm nay,  

Khoảng Lặng Cuộc Đời Trong Thời Đại Dịch

10/04/202000:00:00(Xem: 2858)
 
KHOANG LANG CUOC DOI TRONG THOI DAI DICH 03

Thực hành Thiền giúp giải thoát căng thẳng, lo lắng, sợ hãi trong mùa đại dịch.
(nguồn: www.pixabay.com )

Có những khoảng lặng trong cuộc đời làm con người cảm thấy bình yên dễ chịu như những khoảng lặng trong bản hòa âm dìu bước người nghe lắng sâu hơn vào cõi thanh âm mênh mông huyền ảo.

Có những khoảng lặng trong cuộc đời làm con người dừng chân ngắm nhìn thong dong tự tại trước cơn thác lũ tham sân si tràn ngập cõi nhân gian xô đẩy con người vào mê lộ khổ đau.

Có những khoảng lặng trong cuộc đời làm con người cảm thấy bị xô xuống vực sâu với cảm giác hoang mang chới với qua những biện pháp cách ly hay khoảng cách xã hội [social distancing] mà cơn đại dịch COVID-19 mang đến trong những ngày tháng qua!
 
Thế giới chìm sâu vào khoảng lặng
 
Một buổi sáng nọ giữa tháng ba như mọi ngày người đàn ông gốc Việt cư ngụ nơi một thành phố miền Nam California ra khỏi nhà để đi bộ. Ông nhìn thấy một thế giới khác. Con đường không một bóng người qua lại. Xe cộ chỉ vài ba chiếc vụt qua rồi để lại một khoảng không trống rỗng. Thường ngày vào lúc đó con đường này đầy xe cộ và người đi bộ đưa trẻ em đến trường đi học. Hôm đó, ngay sau ngày, 19 tháng 3 năm 2020, Thống Đốc California ra lệnh người dân ở trong nhà và đóng cửa tất cả cơ sở kinh doanh không quan trọng, con đường này vắng hoe, im lặng, trống trải dị thường!

Rồi những ngày sau đó, nhiều thành phố, nhiều tiểu bang tại Hoa Kỳ tuyên bố đóng cửa các cơ sở kinh doanh không quan trọng và những ai không có việc cần đi thì ở trong nhà. Nhiều nước trên thế giới cũng thực hiện cùng những biện pháp để chận đứng đà lây lan nhanh chóng không thể tả của đại dịch COVID-19, vốn phát xuất từ thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc từ tháng 11 năm 2019. Cả thế giới chìm sâu vào khoảng lặng.

Trường học, chợ quán, câu lạc bộ đóng cửa. Các sinh hoạt tụ họp đông người bãi bỏ. Các trận đấu thể thao hủy bỏ. Các chuyến bay thưa thớt dần. Các chuyến xe điện ngưng chạy. Các chuyến xe buýt càng lúc càng ít người đi. Nhà hàng chỉ nhận đơn đặt mua thức ăn rồi tới lấy, không cho ngồi ăn trong tiệm. Các buổi nhạc hội ngưng trình diễn.

Người Mỹ ở trong nhà. Người Ý, Pháp, Đức, Anh, Ấn, Việt Nam, và nhiều nhiều tỉ người dân của khoảng 181 nước khác trên thế giới đều ở trong nhà. Nhà ai nấy ở. Thế giới trống vắng, lặng sâu.

Nếu phải đi ra ngoài, đến sở làm, đi chợ để mua nhu yếu phẩm, hay ở bất cứ đâu thì đứng cách người khác 6 feet, tức khoảng 2 mét, để tránh lây lan cho người khác và khỏi bị người khác lây lan COVID-19 cho mình.

Mọi người phải tập sống cuộc sống xã hội trong khoảng cách 6 feet. Một lối sống mới, hoàn toàn mới, mà nhiều người vẫn chưa quen. Trong đoàn người đứng xếp hàng chờ vào các tiệm bán lẻ như Costco trong những ngày đầu người ta cứ đứng san sát nhau không ai nhớ khoảng cảch 6 feet.

Con người theo lẽ tự nhiên của sinh tồn từ xưa đến nay là sống tập quần trong mối tương quan tương duyên gắn bó nhau giữa cá nhân với gia đình và xã hội, và ngược lại. Nếu trong tình cảnh phải sống độc cư, sống cách ly với xã hội là hiện tượng không bình thường nên dễ làm cho con người bị hụt hẫng, cảm giác cô đơn, buồn chán, v.v… Đã quen với lối sống tập quần gần gũi, thân thiện, gắn bó, bây giờ phải cách ly, phải có khoảng cách 6 feet thì quả thật làm khó cho con người.

Cả tiểu bang, cả nước, phần lớn dân số nhân loại sống cách ly dù là tự nguyện để ngăn chận dịch bệnh cũng là chuyện không bình thường, nhưng chưa phải là đã không từng xảy ra trong lịch sử loài người.

KHOANG LANG CUOC DOI TRONG THOI DAI DICH 01

Dấu hiệu khuyên người dân giữ khoảng cách 6 feet nơi công cộng. (nguồn: www.pixabay.com )


Khoảng lặng 6 feet và cách ly
 
Trong Bách Khoa Từ Điển Mở nói rằng để làm chậm lại sự lây lan của các chứng bệnh lây nhiễm và để tránh đốt cháy các hệ thống chăm sóc sức khỏe vì quá tải, đặc biệt trong thời gian đại dịch, nhiều biện pháp giữ khoảng cách nơi công cộng [social distancing] được sử dụng, gồm việc đóng cửa trường học và nơi làm việc, cô lập, cách ly, hạn chế các hoạt động của con người và bãi bỏ các cuộc tập tập đông người.

Các biện pháp như thế đã được thực thi thành công trong nhiều trận đại dịch trước đây. Tại St. Louis thuộc tiểu bang Missouri của Hoa Kỳ, một thời gian ngắn sau các trường hợp cúm đầu tiên được phát hiện trong thành phố trong trận đại dịch cúm năm 1918, chính quyền đã thực hiện việc đóng cửa trường học, cấm tụ họp đông người và giữ khoảng cách nơi công cộng. Tỉ lệ tử vong tại thành phố St. Louis thấp hơn nhiều so với thành phố Philadelphia, nơi bất kể các trường hợp bị cúm đã cho phép diễn hành đám đông tiếp tục và không đưa ra cách giữ khoảng cách xã hội cho đến hơn 2 tuần sau các trường hợp bị lây lan đầu tiên.

Còn nữa, trong khoảng thời gian đại dịch bại liệt năm 2016 tại Hoa Kỳ có 27,000 trường hợp bị lây nhiễm và hơn 6,000 người thiệt mạng. Chỉ riêng New York có hơn 2,000 người chết. Thành phố đã ra lệnh đóng cửa các rạp chiếu phim, các cuộc họp bị bãi bỏ, các tụ tập đông người cũng không có, và trẻ em được cảnh báo không uốn nước fountains, không bơi các hồ bơi và bãi biển, và tránh các công viên giải trí.

Trong đại dịch cúm phát xuất từ Á Châu năm 1957-1958, có tới 90% trường học bị đóng cửa. Đại dịch cúm tại Mexico năm 2009 đã đóng cửa các trường học và thực thi các biện pháp giữ khoảng cách nơi công cộng đã giảm tỉ lệ lan truyền tới 37%.
Tất nhiên là để cứu mình và người thì con người buộc lòng phải thay đổi nếp sống để sinh tồn. Nhưng thay đổi một tập quán lâu đời là điều không dễ chút nào.
 
Nỗi đau thời đại dịch
 
Những người thuộc thổ dân tại Quần Đảo Hawaii từ lâu đời nay đã quen tập tục chào nhau bằng những vòng tay ôm và những nụ hôn. Bây giờ họ nói rất khó bỏ.

“Tôi đang cố gắng, nhưng không dễ,” theo Sue Lokelani Lee Loy, thành viên của Hội Đồng Quận Hawaii và là thổ dân Hawaii đã lớn lên trong cộng đồng nông thôn nhỏ trên lãnh địa của Thổ Dân Hawaii tại Đảo Big Island.

“Nó quá thách thức. Nó là bản năng trong chúng tôi,” Lee Loy nói về truyền thống chào nhau bằng cách ôm, hôn và honi – đang thực tập để thay thế cách cụng trán nhau trong lúc hít hơi thở của người khác. Đây là trao đổi hơi thở, biểu thị sự tôn trọng sâu xa và cam kết lẫn nhau.

Tương tự như các thổ dân Hawaii, người dân Pháp và nhiều nước Tây Phương vốn có tập tục chào nhau bằng cách hôn má, cọ má, bắt tay, hay ôm nhau thì với đại dịch COVID-19 cũng phải thay đổi để tránh bị lây lan và lây lan bệnh cho người khác. Để thay thế cách chào hỏi theo tập quán lâu nay, nhiều người trên thế giới bắt đầu sử dụng cách chấp hai bàn tay lại mỗi khi chảo hỏi nhau.

Những thân thiết, gần gũi đã thành tập tục đó nơi nhiều dân tộc bây giờ bổng chốc phải thay đổi, phải bỏ đi và phải tập theo lối sống mới – tự cách ly và giữ khoảng cách 2 mét nơi công cộng. Con người bổng nhiên thấy mình bị đẩy vào cái thế xa cách với đồng loại, với xã hội, và nếu bị bệnh thì xa lánh với cả những người thân. Đó là tình cảnh khiến con người có cảm giác giống như mình bị hất ra khỏi xã hội, bị rơi xuống vực thẳm không đáy.

Trong một bài phổ biến trên mạng xã hội hôm Thứ Tư ngày 25 tháng 3, một y tá tại bệnh viện Long Island ở New York đã chia xẻ cảm giác của cô trên mạng xã hội, rằng, “Tôi đã không ngủ được bởi vì tâm trí tôi không lắng xuống.”

Cô y tá này, làm việc trong khu vực Covid-19, kể rằng đêm trước là đêm “tồi tệ nhất mà tôi đã từng chứng kiến từ trước tới đó.”

Các bệnh nhân vô ào ào, cô kể, ho và đồ mồ hôi, với một số người lên cơn sốt và “nỗi sợ hãi hiện ra trong đôi mắt của họ.”
Người y tá này viết rằng cô khóc trong nhà vệ sinh trong lúc nghỉ ngơi, lột dụng cụ bảo vệ cá nhân ra để lại vết lõm trên mặt cô.

“Tôi khóc cho đồng nghiệp của tôi, bởi vì chúng tôi biết nó sẽ trở nên tồi tệ như vậy và tôi đã có cảm giác như điều đó không thể nào và chúng tôi đã sẵn sàng trong từng khoảnh khắc,” cô nói thế. “Tôi khóc những bậc cha mẹ, con cái, anh chị em, người phối ngẫu không thể ở bên cạnh người thân của mình là những người có thể đang hấp hối nhưng không thể có người đến thăm bởi vì không ai được phép đến thăm.”

Dường như hầu hết mọi người đều có cùng một cái nhìn giống nhau rằng cả đời họ chưa bao giờ chứng kiến một tình cảnh nào như thế này. Những người Việt tị nạn tại Mỹ kể rằng trong chiến tranh Việt Nam dù tàn khốc với bom rơi đạn lạc nhưng không có cảnh hoang vắng rợn người khắp nơi như trong đại dịch hiện nay.

Những hình ảnh về các thành phố ma đã trở nên phổ biến trong mùa đại dịch COVID-19. Những con đường nằm ở trung tâm Quận Manhattan của New York, một thành phố có cái tên dễ nhớ là “thành phố không ngủ,” hay ở thành phố du lịch nổi tiếng thế giới là Venice tại Ý đã vắng bóng người đến mức làm người ta dựng tóc gáy.

Nhiều người có cùng suy nghĩ rằng kể cũng thiệt là lạ. Con người cứ tưởng mình là chủ nhân ông của hành tinh này, cứ nghĩ là mình đã kiểm soát được thế giới này. Vậy mà, một thế lực nhỏ đến mức mắt thường của con người không thể nhìn thầy lại có thể buộc cả nhân loại phải bó tay thúc thủ, phải tan tác từng mảnh vụn, phải tốn hao bao nhiêu tiền tài và sinh mạng, phải sống chết không biết lúc nào!

Bởi vậy mới nói, đừng khinh cái nhỏ nhất trên đời này. Con vi khuẩn corona là loại vật thể nhó nhất mà sức mạnh thì vô song. Còn nữa một móng tâm là loại phi vật thể nhỏ nhất mà sức mạnh cũng bất khả tư nghì. Theo nhà Phật, thế giới và vũ trụ này có và tồn tại là do tâm.

“Nhất thiết chư pháp
Giai tùng tâm sinh
Tâm vô sở sinh
Pháp vô sở trú.”

Tất cả các pháp đều do tâm sinh. Tâm không sinh thì các pháp không tồn tại. Bài kệ này tương truyền do Thiền Sư Vô Ngôn Thông khai thị cho Thiền Sư Cảm Thành là người Việt Nam vào thế kỷ thứ 9 sau tây lịch.
 
Vượt qua khoảng lặng

KHOANG LANG CUOC DOI TRONG THIOI DAI DICH 02

Thực hành lệnh ở trong nhà trong mùa đại dịch vi khuẩn corona. (nguồn: www.pixabay.com )


Nhưng có người chưa chắc đã chịu bó tay với những khoảng lặng do con vi khuẩn corona nhỏ bé tạo ra. Họ tìm đủ mọi cách sáng tạo để lấp đầy nó. Hình ảnh trên đài truyền hình Mỹ chiếu cảnh một cặp nghệ sĩ vửa đi vừa trình diễn nhạc trên một con đường vắng để giúp vui cho bà con hàng xóm vắng tanh. Còn nữa, hình ảnh những buổi mừng sinh nhật cho người thân và bạn bè được diễn ra trong cung cách mùa đại dịch hoàn toàn mới, với những người đến chúc mừng ngồi trong xe hơi vừa chạy vừa hát bài “Happy Birthday” vang dội cả góc phố, trong khi birthday girl thì đứng trước cửa nhà miệng cười không khép, tay vẫy không ngừng.

Thực ra có nhiều cách để giải khuây trong lúc thực hành lệnh ở trong nhà hay không may phải tự nguyện cách ly. Trên trang mạng FutureLearn.com có đề nghị 5 cách làm bớt buồn chán khi ở trong nhà.

5 cách đó là nhờ Google tìm cho mình các trang mạng văn hóa, văn học và nghệ thuật cho xem miễn phí để tự mình giải trí qua việc xem tranh ảnh, xem hòa nhạc, thưởng thức hài kịch, xem phim, và tham gia các khóa hướng dẫn hay dạy về văn hóa.

Còn rất nhiều cách để vượt qua thời gian ở trong nhà hay cách ly. Chẳng hạn, bạn có thể xem đây là cơ hội để quay về với gia đình và người thân bằng những việc làm rất đơn giản nhưng đầy ắp tình thân mà trong sinh hoạt bận rộn hàng ngày bạn không có thì giờ để làm, như dạy cho con cháu học hành, vui đùa với con cháu, và chuyện trò thân mật với người thân.

Bạn cũng có thể suy nghĩ nhẹ nhàng và thoải mái hơn khi xem thời gian ở trong nhà và cách ly là cơ hội để mình có thể đọc những cuốn sách lâu nay mình muốn đọc mà chưa được. Hoặc bạn cũng có thể, nếu có cảm hứng, làm thơ, viết văn, nghiên cứu về những vấn đề mà mình thích để phổ biến thông tin, tài liệu và văn chương cho mọi người cùng đọc.

Có người suy nghĩ khác hơn nữa, họ xem khoảng lặng trong mùa đại dịch corona là cơ hội quý giá để con người quay về lại chính mình và cũng để con người dừng lại chốc lát trước cuộc sống cứ mãi đẩy đưa người ta đi tới những mục tiêu có khi chỉ là ảo tưởng, không thực.

Dừng lại là điều khó làm với bản chất của tâm thức mà trong nhà Phật gọi là  “tâm viên ý mã” [tâm vọng động như khỉ, ý chạy rong như ngựa]. Yếu tố quan trọng ở đây là sự dừng lại của thân và tâm. Đặc biệt là tâm. Tâm thức chạy rong theo vật dục ngoài đời làm cho con người càng lúc càng đẩy mình đi xa khỏi chính mình.

Dừng lại cái “tâm viên ý mã” chính là thiền quán để từ đó quán chiếu mọi thứ sâu hơn, rõ hơn và thật hơn. Khi nhìn thấu suốt bản chất của mọi thứ trên đời con người sẽ không ảo tưởng và không sợ hãi. Giống như khi một người đi trong đêm tối thoáng thấy một khúc cây ở giữa đường tưởng là con rắn, nhưng nhờ định tâm nhìn rõ lại nên biết đó là khúc cây chứ không phải con rắn. Do vậy hết sợ. Người thực hành thiền quán là làm cho thân tâm lắng xuống những vọng động và cấu uế. Nhờ thế mà thân tâm được trong sạch. Giống như để ly nước cấu bẩn một chỗ không lay động cho cấu uế lặng xuống và được trong sạch. Khi tâm trong suốt sẽ nhìn thấy mọi thức rõ ràng, chân thực hơn. Đó là lý do tại sao Thiền giúp con người bớt lo lắng, bớt sợ hãi, và bình thản hơn trong mọi tình huống của đời sống, nhất là thời đại dịch hiện nay.

Ký giả Caitlin Welsh trong bài viết “7 meditation and mindfulness apps with free tools for coronavirus anxiety,” được đăng trên trang mạng www.mashable.com hôm 25 tháng 3 năm 2020 cũng đã đề nghị thực tập thiền chánh niệm theo cách hướng dẫn trên các apps để giải thoát lo lắng trong mùa đại dịch vi khuẩn corona. Độc giả có thể vào trang mạng này để tìm hiểu thêm về các apps có hướng dẫn thực tập thiền: https://mashable.com/feature/best-meditation-apps-mindfulness/
Cầu mong nhân loại sớm thoát khỏi cơn đại dịch hiện nay để bình an trở lại cuộc sống bình thường.

Ý kiến bạn đọc
15/04/202021:12:57
Khách
BÀI VIẾT HAY,CÁM ƠN ANH QUANG
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nữ sĩ Linh Bảo kỷ niệm sinh nhật 98 tuổi hôm chủ nhật April 14, 2024 và vừa mất sáng sớm hôm qua, April 22, 2024 tại tư gia ở Westminster, nam Cali...
Chiều thứ Bảy, 13/4/2024, tại hội trường Nhật báo Người Việt, Quận Cam, đã có một sự kiện văn học đáng chú ý. Đó là buổi Ra Mắt Sách (RMS) của nhà văn Đặng Thơ Thơ với cuốn tiểu thuyết mới nhất của chị, “Ai”...
Nhà văn, nhà thơ Viên Linh (1938-2024) vừa ra đi. Ông tên thật là Nguyễn Nam, sinh ngày 20/1/1938 tại Hà Nam, từ trần ngày 28/3/2024 tại Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Bài viết này để đưa tiễn nhà thơ Viên Linh, người mà tôi hân hạnh có nhiều năm thân cận tại Quận Cam, California. Tôi thuộc thế hệ sau nhà thơ Viên Linh rất xa, nên những gì biết và tương tác với nhà thơ chỉ là một góc nhìn. Tôi hân hạnh được gọi nhà thơ Viên Linh là "anh" theo thói quen giao tiếp trong giới văn nghệ, cũng như tôi đã gọi anh Mai Thảo, anh Nhật Tiến, anh Nguyễn Mộng Giác, anh Trần Dạ Từ, chị Nhã Ca... trong những buổi gặp nhau ở Quận Cam. Thật sự họ cách biệt tôi rất nhiều, vì họ đã hiện ra như các ngọn núi huyền thoại của văn học Miền Nam trước 1975. Và tôi đã có cơ duyên làm người bạn trẻ của họ. Và cũng là người viết các bản tin về họ, vì tôi phụ trách mục tin tức trên tờ Việt Báo. Trong các bài viết hay bản tin trước giờ về Viên Linh, đôi khi tôi gọi Viên Linh là anh, đôi khi gọi là ông.
Nhà thơ Viên Linh ra đi trong Tháng Ba, nhưng tang lễ của ông diễn ra trong Tháng Tư. Ừ nhỉ, Tháng Tư! Bây giờ đã bước vào Tháng Tư. Tháng Tư đối với người Việt Nam chứa đầy ký ức thương đau! Đất nước thay ngôi đổi chủ. Hàng hàng lớp lớp người bị đẩy vào các ngục tù khổ sai trên khắp nước. Hàng triệu người bị đuổi khỏi nhà cửa vườn tược để đi tới những “vùng kinh tế mới” xa xôi, lạ hoắc, những nơi “khỉ ho cò gáy.” Hàng trăm ngàn người bỏ nước ra đi, lên núi, xuống biển để tìm lẽ sống trong cái chết bi hùng! Đúng như nhà thơ Viên Linh đã viết, “Tháng tư máu chảy một trời sương tan.”
Cùng một thời điểm làm “Thơ Tình”với Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương, nhưng có một cái gì rất khác với hai thi sĩ này. Thanh Tâm Tuyền mở ra cho chúng ta một trang Thơ Tình rất lạ, rất khác, rất kén độc giả nhưng vô cùng quyến rũ. Nhân kỷ niệm ngày qua đời của Thi Sĩ Thanh Tâm Tuyền, tôi muốn nói về 2 bài Thơ trong số những bài Thơ tôi yêu thích của Thanh Tâm Tuyền...
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả. Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò...
Nhà sư, nhà thơ, nhà thư pháp Thích Nhuận Tâm cho biết sau khi thầy hoàn tất Lớp hướng dẫn thư pháp tại Huntington Beach, California cuối tuần này, Thầy sẽ bay sang Houston, Texas để sẽ hướng dẫn một lớp thư pháp dự kiến sẽ mở ra tại Tịnh Xá An Nhiên ở Houston.
Bài thơ Lời tình buồn được nhạc sĩ Vũ Thành An phổ nhạc năm 1967, khi nhạc sĩ và thi sĩ Chu Trầm Nguyên Minh cùng đang theo học lớp Sĩ quan tại quân trường Lam Sơn, Đồng Đế, đến nay đã trở thành một trong những ca khúc vượt thời gian, được thể hiện qua những giọng ca: Tuấn Ngọc, Khánh Ly, Bằng Kiều…
Trong một bối cảnh đất nước nhiễu nhương, hỗn loạn, nhà văn thường đóng một vai trò quan trọng bằng cách sử dụng ngôn từ của mình để phản ánh, phê bình, truyền cảm hứng và đôi khi thậm chí thách thức hiện trạng. Trong suốt chiều dài lịch sử, nhà văn phản ứng với những biến động khác nhau, cho dù đó là xã hội, chính trị hay văn hóa...
Tết và Xuân, Xuân và Tết, thời điểm kỳ lạ trong một năm. Vừa trông chờ vừa mong đừng đến. Vừa lưu luyến rét đông vừa háo hức xuân ấm. Vừa khép kín đoàn tụ gia đình vừa chan hoà xôn xao lễ hội. Vừa lặng lẽ hoài niệm chuyện riêng tư vừa hân hoan cùng nhau “nâng chén ta chúc nơi nơi”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.