Hôm nay,  

(mắng) yêu

16/03/202009:49:00(Xem: 3234)

 

* thời Cồ Vít, Vít Cồ Cồ *

 

ĐÍNH CHÍNH

 

CON nít. CON mắt lớn. LỚN hơn cái bụng. LỚN hơn rất nhiều.

 

Mỗi lần thấy Con lấy nhiều thức ăn, thì Mẹ hồ hởi, phấn khởi, luôn miệng khen Con ăn giỏi. Con nở mũi, khoái chí được Mẹ khen và cũng muốn ăn nhiều cho mau lớn.

 

Nhưng muốn thì muốn vậy, mà bao tử nó chẳng chìu! Ăn nửa chừng là ứ hò hen. Phải ngưng. Làm sao giờ? Ăn không xong là… mất mặt, vì mình đã oai phong lẫm liệt múc nhiều mà! Mẹ không cần ngó cũng biết. Mẹ nguýt một cái ngọt sớt, hỏi:

 

-       No rồi hả? Ăn hông nổi chứ gì!

-       Dạ!

-       Để đó đi. Mẹ ăn phụ cho. Lần sau lấy vừa đủ. Con ăn xong, rồi muốn ăn nữa thì lấy thêm nghe.

 

Con nịnh, chạy qua ôm hun Mẹ cái chét thiệt dài:

 

-       Con cám ơn Mẹ ăn phụ con!

 

Mẹ giả bộ hất Con ra, lầu bầu:

 

-       Phụ gì! Ăn cặn thì có!

 

Bữa nào mà Con làm biếng ăn, ham chơi, hoặc bỏ đi đọc sách, Mẹ sẽ dẫn chứng thống kê. Ngay như ở Tiểu Bang Vàng the Golden State California này, mà trẻ em vẫn bữa đói bữa no. Cứ tám đứa trẻ thì một đứa không biết khi nào sẽ được ăn bữa kế (http://www.cafoodbanks.org/hunger-factsheet). Mà cay đắng ở chỗ, Califorina lại sản xuất gần nửa số rau quả của Hoa Kỳ, và còn xuất khẩu đi nhiều nơi khác trên thế giới. Qua tuốt Việt Nam nữa. “Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi.” Đừng tưởng chỉ có ở Việt Nam thời Bà Tú. Cảnh đó vẫn có ở Thiên Đường Mỹ Quốc. Ở đâu cũng có người khổ. Có khoảng 4.6 triệu người, tức 11.7% dân California, sống trong tình trạng thiếu ăn (food insecurity). Tại Tiểu Bang Vàng, có 1.7 triệu trẻ em, tức 19%, hay 1 trong 5 trẻ em, phải ôm bụng đói đi ngủ. Có 7.9 triệu người dân California sống trong nghèo đói. Theo thống kê của U.S. Census Bureau’s Supplemental Poverty Measure, California có tỷ lệ nghèo đói cao nhất nước, ở mức 20.6%. Nạn thất nghiệp ở mức 5.4%. Bây giờ, con Cồ Vít nó quậy, thì con nhà nghèo càng khổ hơn. Trường học công sở đóng cửa. Con cái không đến trường. Cha mẹ không có việc làm. Lấy gì nuôi con?

 

Bởi vậy mà Mẹ hay than vãn khi các Con ham chơi:

-       Con người ta không có cơm để ăn. Tụi con được ăn cơm nhà mỗi ngày mà còn õng ẹo.

 

Ít bữa sau, Con lại mắt lớn bụng nhỏ. Hay là tại đầu óc đang chập chờn quyển truyện tranh mới mua nên ăn không xong cũng không chừng. Con lần qua chỗ Mẹ, làm ngoại giao:

 

-       Mẹ ơi, Mẹ ăn cặn dùm con nghe!

 

Mẹ nghe Con nói thì giật mình cái phặt, vội vàng đính chính:

 

-       Không phải! Mẹ ăn phụ con. Không phải ăn cặn.

-       Sao bữa trước Mẹ nói ăn cặn mà?

-       Ờ, Mẹ mắng yêu cho vui thôi! Chứ Con nói Mẹ ăn cặn dùm con là hỗn, con hiểu hôn? Ăn phụ. Ăn phụ. Ừ, ăn phụ.

 

Đó! Mắng yêu chi cho khổ! Con mà nói theo là Mẹ sính vính! Mẹ ơi, liệu mà chừa cái tật nghe Mẹ! Cái này không có chuyển ngữ mà vẫn bị ‘lost in translation.’ Nhất sao đã thất bổn. Cần gì đến ba lần?

 

MẮNG MÀ YÊU

 

Trong thập niên vừa qua, ngày càng có nhiều thầy cô giáo đưa ra đề nghị xin ủy lạo cho học sinh nghèo liên quan đến nhu yếu phẩm để đáp ứng nhu cầu ăn mặc, “warmth, care, and hunger” như áo ấm, đồ vệ sinh, và thức ăn trong số 1.8 triệu yêu cầu trên DonorsChoose

(http://blogs.edweek.org/teachers/teaching_now/2020/02/an_analysis_of_almost_2_million_donorschoose_requests_shows_funding_inequities.html). Đó là bởi vì thống kê của chính phủ liên bang cho thấy càng ngày càng có nhiều học sinh vô gia cư tại Hoa Kỳ (https://nche.ed.gov/data-and-stats/).

 

Theo Tuần Báo Giáo Dục, thì số học sinh vô gia cư lên cao nhất tại Mỹ từ trước tới nay, tăng 11%, và có nhiều em không có bất cứ người lớn nào để chăm lo cho mình, khiến cho các trường học trên toàn quốc phải đối diện nhiều thử thách (Education Week, February 11, 2020: 

https://www.edweek.org/ew/articles/2020/02/12/number-of-homeless-students-hits-all-time-high.html).

 

Mẹ thấy con người ta khổ, Mẹ thương. Mẹ thấy các Con không phải khổ, Mẹ cũng thương. Mẹ mừng là các Con không phải sống trong cảnh tù đày độc đảng như lúc Mẹ còn nhỏ. Nhưng thương là vì, Mẹ xót xa khi không được đưa các Con về thăm quê ở bên kia biển Thái. Biển thì nhiễm độc, rừng thì bị khai thác vô ý thức, văn hóa thì còi cọt, ngôn ngữ thì đã biến thái. Thăm gì? Bây giờ thì con Cồ Vít nó lại tung hoành và đã tràn đi từ Châu Á tới Châu Âu, Châu Phi, đi khắp nơi. Không dám bước.

 

Nên mỗi lần nhớ nhà nhớ quê, Mẹ lại mủi lòng. Có một buổi trưa, Mẹ chở các Con đi ngang một con đường vắng ở Quận Cam, chợt nghe tiếng vọng cổ phát ra từ một căn nhà nào đó. Gió trong, nắng thanh, người vắng. Mẹ tự hỏi, đây có phải là quê nhà? Không có đồng xa nước lợ như ở miền Tây quê Mẹ, không có nước lớn nước ròng như con sông Cái sau nhà, không có rừng dừa nước ngày nào làm ‘đám lá tối trời' che chở cho đoàn quân kiên trung của anh hùng dân tộc Trương Công Định. Mà sao chỉ một âm thanh đơn sơ giữa đất khác mà lòng vẫn xuyến xao.

 

Mẹ tức bụng không có người san sẻ. Mẹ nói một mình:

 

-       Sao giống ở Việt Nam quá! Mà tụi con có hiểu đâu mà nói.

 

Con Cả nghe lóm được, lập tức phản đối:

 

-       Mẹ nói cho con nghe đi. Con hiểu mà!

 

Nghe Con nói, Mẹ càng mủi lòng. Nhưng Mẹ vẫn nghĩ bụng: ở đó hai chục năm mới hiểu. Con chưa về, làm sao mà thấu cho đặng?

 

MẮNG KHÔNG YÊU

 

Mỗi lần các Con nghịch ngợm, Mẹ giơ cao đánh khẽ, bảo ban đủ điều. Bữa nào mệt quá, Mẹ sẽ gọi cho Bà Ngoại để méc:

 

-       Mẹ coi, ba thằng khỉ...

 

Mẹ chưa kịp nói xong thì ba ‘thằng khỉ' đồng thanh nhao nhao:

 

-       Ứ! Tụi con không phải là khỉ!

 

Con Út ngọng nghịu:

 

-       Con không phải là ‘hỉ.' Con là ‘nhười.’

 

Chẳng những là ‘khỉ' mà còn là khỉ ngọng nữa! ‘Nhười' gì? “Nhười ươi” thì có! Phá như giặc!

 

-       Ứ! Con hông phải là giặc! Con ‘nhoan’ mà!

 

Ngoan gì? Từ nhỏ tới lớn, không anh nào thua anh nào. Chưa ba tuổi đã suốt ngày ‘tiền phá hậu báo:’

 

-       Mẹ, đổ, đổ. Mẹ, phá phá.

 

Bằng chứng hả? Mở video lên thì biết liền! Mẹ mắng yêu các Con chán, thì quay sang mắng yêu Bà Ngoại:

 

-       Mẹ coi! Cháu ngoại của Mẹ đó! Chịu nổi hông?

 

Bà Ngoại cũng mắng lại, mà không biết có yêu không:

 

-       Thì con hư tại Mẹ. Còn nói gì nữa!

 

Hứ. Mắng yêu thôi mà. Việc gì phải lớn tiếng tự bào chữa vậy!

 

Bởi vậy, những người được yêu thường thích được mắng. Nhưng những người hay mắng

chưa chắc đã hay yêu. Có khi thương đứt ruột mà không yêu. Cũng lạ.

 

Cho nên, phân biệt được mắng có yêu và mắng không yêu là cốt lõi của đời người vậy.

 

Quận Cam, đầu tháng Ba, 2020

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào khoảng 2 tuần lễ trước đây, ngày 30-08 dương lịch, nhằm 14 hay 15 âm lịch; ngày Vu Lan tháng 7 ta, ngày báo ân phụ mẫu, cũng là mùa xá tội vong nhân, đồng thời mùa an cư cát hạ vừa hoàn mãn, chúng tôi được đọc bài chúc thư khánh tuế của hoà thượng Thích Tuệ Sỹ đăng trên Việt Báo...
Đang ở Thụy Điển, đang buông để tuổi già thanh thản, bình yên như cảnh mặt trời lặn trên biển chiều. Con gái Hòa Bình và thân hữu báo tin: Đến ngày 5 tháng 9, Việt Báo tròn 30 tuổi. Ngày 5 tháng 9, năm 1992 khai sinh của tờ báo. Chúng tôi bàng hoàng nhớ. Toa tầu ký ức, những toa tầu xình xịch chở nặng đi cùng với thời gian. Nặng lắm. Nặng tình nghĩa. Xin đừng hỏi một người “Đã mất ngày tháng” như tôi, phải nhớ rõ chi tiết, tháng nào, ngày nào. Chỉ nhớ có trước, có sau.
Chuyện này xảy ra với một nhà thơ, bạn tôi. Tôi chỉ ghi lại chuyện anh kể. Không thêm. Không bớt. Anh là nhà thơ không tăm tiếng. Tên anh không có trong danh bạ các nhà thơ hiện đại. Nhưng trong tôi anh để lại một dấu vết không phai mờ. Nó được tạc vào ký ức. Rõ nét. Như tạc trên đá.
Hadi Matar, người đàn ông bị buộc tội mưu sát tiểu thuyết gia nổi tiếng Salman Rushdie, thừa nhận rằng anh ta chỉ “đọc khoảng hai trang” trong cuốn “Những Vần Thơ Quỷ”, cuốn tiểu thuyết năm 1988 của Rushdie đã khiến những người Hồi giáo theo chủ nghĩa chính thống trên khắp thế giới tức giận. Cựu lãnh đạo tối cao của Iran, Ayatalloh Ruhollah Khomeini, người đã ban lời kêu gọi tất cả người Hồi giáo hạ sát Rushdie vào năm 1989, đã hoàn toàn không đọc cuốn sách này.
Cho đến năm 1922, Pasternak bị chấn động khi đọc tập thơ Versts của Tsvetaeva (khi đó đã rời khỏi Moscow và sống lưu vong cùng chồng là Sergei Efron), và đã gửi cho Tsvetaeva một bức thư bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình. Từ đó bắt đầu nảy nở mối tình văn chương mãnh liệt qua thư từ giữa hai người. Cả hai đều trạc tuổi nhau (Pasternak khi ấy 32, Tsvetaeva 30) đều sinh trong một gia đình nhà giáo và đều có mẹ là nghệ sĩ piano, đều yêu tiếng Đức và văn học và âm nhạc Đức.
Trong một tiểu luận trên The New York Times Book Review năm 1985, Milan Kundera kể rằng ngay sau Mùa Xuân Praha ông bị treo bút. Một đạo diễn muốn giúp ông mưu sinh bằng cách đứng tên để ông chuyển thể tiểu thuyết Chàng ngốc của Dostoyevsky thành kịch bản sân khấu. Song khi đọc lại tác phẩm ấy, ông từ chối, dù chết đói cũng không thể bước vào "cái vũ trụ đầy những điệu bộ quá khích, những vực thẳm u ám và sự mùi mẫn hung bạo" của Dos...
Sự việc trên khiến tôi nhớ lại cách đây dễ thường gần 30 năm nhà văn Salman Rushdie viết cuốn Những Vần Thơ Quỷ và Ayatollah Khomeini của xứ Iran đã làm náo động cả thế giới – nhất là nước Anh bởi ông nhà văn này mang quốc tịch Anh – khi hạ chiếu chỉ fatwa công khai cho người đi tìm ông xử tử, bởi vì, theo họ, cuốn tiểu thuyết chứa đựng những tư tưởng báng bổ đạo Hồi và Thánh Muhammad.Để chứng tỏ đấy không phải lời đe dọa suông, họ cho người đánh bom khách sạn nơi ông nhà văn cư ngụ, ngay trung tâm đô thành London. Khá may, chỉ có một người thiệt mạng trong vụ đánh bom, còn ông nhà văn thì chẳng hề hấn gì. Tình hình căng thẳng đến nỗi Anh quốc và Iran cắt đứt quan hệ ngoại giao và Salman Rushdie đã phải lẩn tránh vào bóng tối.Không, đừng hiểu lầm người Hồi giáo, đấy chỉ là quan điểm cuồng tín và hành động cực đoan của một thiểu số người đạo Hồi, những người diễn giải cuốn thánh kinh Qur’an dưới lăng kính thiển cận, cực đoan và sai lầm. Đa phần người ta đều nghĩ như thế.
Lời giới thiệu: Dịch giả Trần C. Trí tốt nghiệp Tiến sĩ đại học UCLA, trong ngành Ngôn ngữ học chuyên về các thứ tiếng gốc La Tinh. Ông hiện là giáo sư khoa ngôn ngữ học, chú trọng vào tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, và tiếng Việt, đã xuất bản nhiều sách giáo khoa, từ điển, biên khảo về các ngôn ngữ này, cùng tham gia tích cực vào các dự án về chương trình Việt ngữ hải ngoại, cũng như những sinh hoạt liên hệ đến văn hoá và giáo dục tại cộng đồng miền Nam California. Ông cũng đã cộng tác với Làng Văn, Canada (từ 1987 đến 1997), và với Da màu trong những năm gần đây, qua nhiều tác phẩm độc đáo, sâu sắc, và công phu, ở nhiều lãnh vực như truyện ngắn, kịch, biên khảo, nhận định, và dịch thuật. Tuyển tập Trong Vườn Mắt Em là tác phẩm dịch thuật đầu tay của ông, với một số truyện dịch đặc sắc đã xuất hiện lần đầu trên Da Màu. Bài phỏng vấn dưới đây được thực hiện qua email từ tháng 2, sau đó được bổ sung và hoàn tất vào đầu tháng 8 năm 2022.
Là một nhà thơ, một nhà văn, và là một nhà báo. Hẳn là quá nhiều cho một đời người. Và rồi trở thành chiến binh, sau khi quân Nga tiến vào chiếm bán đảo Crimea và tấn công miền Đông Ukraine năm 2014: nhà thơ Borys Humenyuk đã tình nguyện ra trận chống quân Nga. Một số bài thơ của ông được dịch sang tiếng Anh trong tuyển tập Poems From The War, do hai dịch giả Oksana Maksymchuk và Max Rosochinsky thực hiện. Borys Humenyuk ra đời năm 1965 tại ngôi làng Ostriv, thị trấn Ternopil, miền tây Ukraine. Ông là một nhà thơ, nhà văn và nhà báo. Humenyuk đã tham gia tích cực vào những cuộc biểu tình cuối năm 2013 để dẫn tới Cách mạng Nhân phẩm (Revolution of Dignity) của Ukraine trong tháng 2/2014. Những câu chuyện về chiến tranh được kể trong thơ Borys Humenyuk là có thật, không hư cấu.
một bức tranh thiếu nữ của họa sĩ Đinh Cường, 2 tấm ảnh ghi lại hai cuộc gặp gỡ của họa sĩ Đinh Cường với bằng hữu vào năm 2012 vq2 2015, và 1 bức ảnh họa sĩ Trương Vũ đang vẽ tranh bên dòng Potomac (2016)