Hôm nay,  

THẾ LÀ

12/03/202010:46:00(Xem: 2244)

 

Thế là mùng hai 
Hải ngoại mùa xuân chưa sang 
Dư âm cố quận 
Lan toả 
Mang mang trong đất trời
Này em ơi!
Dường như không đợi 
Mà ta gặp
Mà ta thấy 
Nơi này

Cố quận vào xuân rộn ràng biết bao, thật ra thì rộn ràng những ngày trước tết chứ sau tết thì im lặng vô cùng. Cái gì cũng vậy khi lên hết đỉnh cao thì laị xuống tận cùng, cơn sóng hay biểu đồ hình sin trong toán học cũng thế. Đời cũng thế, vạn vật muôn loài cho đến xã hội loài người đều thế cả! Cái vòng luân hồi hay chu kỳ sinh trưởng ( theo cách gọi của khoa học) nó quay miên viễn. Sanh- tử, tử - sanh bất tận. Đông tàn thì xuân sang, xuân qua thì hạ tới... thế là ta đã già thêm một tuổi, thế là ta đã bước gần hơn nữa trên con đường trần! 
Thế là mùng hai tết mặc dù trời phương ngoại vẫn còn đông, không hiểu sao hôm nay nhiệt độ lên cao, nắng vàng đẹp thế! từng đàn ngỗng trời bay về kêu rộn rã trên không trung. Có lẽ âm hưởng mùa xuân cố quận lan toả trong đất trời. Hoa thuỷ tiên đã nở vàng sân, một tháng nữa xuân sang. Em ở đâu? có hay chăng mùa xuân đã sẵn sàng! Đất trời mang mang hay lòng người mang mang?   Em ở đâu, không về xúng xính trong áo lụa mùa xuân? Em ở đâu? mắt biếc bên đời cho người say chếch choáng! ngày xem hoa nở, đêm ngắm trăng lên. Em ở đâu? mùa xuân không chờ đợi. 
Thế là ta gặp! thế là ta thấy! thế là mê! vì mê nên cho rằng mình thấy, nhưng không thấy cũng là mê. Cái mê không thấy và cái mê thấy ấy vậy mà khác nhau nghìn trùng. Người vốn thiên hình vạn trạng, nhân tâm bất đồng nên cái thấy cũng chẳng giống nhau! Cái thấy của người này thì kẻ khác cho là mê nhưng cái không thấy của kẻ khác người khác nữa cũng chẳng cho là tỉnh! Nếu trên đường đời xuôi ngược mà may mắn, mà hưũ duyên gặp được người có cùng tần số sóng âm giao động thì may ra cái thấy mới tương đồng! thế là thiên hạ cho là tri kỷ, tri âm. Thế là thiên hạ bảo:" đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu" ! thế nhưng ở đời này dễ mấykhi, dễ mấy ai...


Thế là mùa xuân cố quận đang qua đi, để chuẩn bị cho một mùa xuân sau sẽ đến. Hoa đào năm xưa của Thôi Hộ ( Đời Đường) có khác gì hoa đào trong Hoàng Hoa trang của gã du tử chăng? cái này gã không biết, thiên hạ biết không thì gã cũng không biết. Hoa mai của thiên hạ và hoa mai của Mãn Giác thiền sư thì nhất định khác rồi! Hoa mai của ngài vĩnh viễn, không đợi xuân sang để nở mà cũng chẳng tàn khi xuân đi. Hoa mai của ngài thì bất tận chứ chẳng ở trên cành mai! 
Thế là một ngày ta chợt thấy mình già hơn một ngày, một giây già hơn một giây. Già nửa cuộc chơi mà vẫn ngẩn ngơ ngơ ngẩn giữa cuộc đời này, một ngày nào bất chợt đi theo mùa xuân vĩnh viễn thì cũng chẳng có gì lạ hay buồn. Chỉ mong có ai đọc cho gã du tử vài vần thơ mà gã ta từng tâm đắc trong đời! mắt biếc nào trong đời ngồi ngắm trời mây bay. 
Thế là nơi này, nơi này là nơi nào? ở đâu? bao giờ? có thật chăng? 
Thế là gã đã gặp, gặp ai? tự bao giờ? gặp thế nào?
Quả thật là: 
Thập phương hư không bất ly đương xứ
Cổ kim tam thế bất ly đương niệm 
Người muôn năm cũ, người ngàn năm sau cũng "gặp" nhau  nơi này, taị đây, ngay phút giây này! 
Người mắt biếc, người vóc hạc, người thanh vận... như hoa đào Thôi Hộ, hoa đào Hoàng Hoa trang... Gặp nhau nhưng chẳng đắc được bao giờ, vĩnh viễn không bao giờ! nếu một mai đắc được thì làm sao có được nhữngvần thơ ( đào hoa y cựu) thao thức cả ngàn năm nay! làm sao có được. “Em ở đâu chẳng về đây đếm lá” ( thơ TLTP). Người mắt biếc trong thơ thiền sư Tuệ Sĩ mới tài tình làm sao! thiền sư vẽ nên người mắt biếc làm cho tao nhân mặc khách trên cõi đời này phải nghiêng mình bái phục! không thể nào đẹp hơn, không thể nào hay hơn nữa! ngôn ngữ liêu trai thần thánh của ngài góp cho đời một người mắt biếc đẹp, liêu trai đến ngẩn ngơ đời. Người mắt biếc vô tiền khoáng hậu này làm cho gã ngỡ mình "gặp" tại đây, ở nơi này nhưng bóng trăng dưới đáy nước làm sao vớt được? thế là mê, thế là mơ, thế là ngẩn ngơ du tử!

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG 

Ất Lăng thành, 1/2020

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
một bức tranh thiếu nữ của họa sĩ Đinh Cường, 2 tấm ảnh ghi lại hai cuộc gặp gỡ của họa sĩ Đinh Cường với bằng hữu vào năm 2012 vq2 2015, và 1 bức ảnh họa sĩ Trương Vũ đang vẽ tranh bên dòng Potomac (2016)
Hồ Xuân Hương có một tập thơ tên gọi Hương Đình Cổ Nguyệt thi tập. Năm 1863 đại thần triều đình Huế Trương Đăng Quế, trong bài tựa cho Diệu Liên thi tập của Mai Am nữ sĩ, tức Lại Đức công chúa, đã sánh Mai Am với Hồ Xuân Hương và Phạm Lam Anh tác giả tập thơ Chiến cổ đường. Hai người thơ hay nhất nước Nam. Theo tôi tập thơ này không phải là tập hợp những bài thơ truyền khẩu do Antony Landes mướn Lê Quý và Nguyễn Văn Đại đến làng Nghi Tàm sao chép trước năm 1892, từ những sưu tập của hai người con Tử Minh tức Cả Tân,
Tôi thật bàng hoàng, xúc động khi được tin Giáo Sư Phạm Trọng Lệ đã đột ngột từ trần! Anh ra đi rất thanh thản, và an bình trên chiếc ghế massage tại tư gia vào ngày thứ Sáu 22/7/2022. Anh Phạm Trọng Lệ là một cựu học sinh Chu Văn An (Hà Nội), Nguyễn Trãi và Chu Văn An (Sài gòn), tốt nghiệp Cử Nhân tại Đại Học Sư Phạm, và Đại Học Văn Khoa ban Anh văn.
Chủ nghĩa dân tộc là một phong trào hiện đại. Trong suốt lịch sử, con người gắn bó với quê nơi mình sinh ra, với truyền thống của cha mẹ mình, và với các quyền lực lãnh thổ (territorial authorities) đã được thiết lập, nhưng phải đến cuối thế kỷ 18, chủ nghĩa dân tộc mới bắt đầu trở thành một thứ tình cảm nói chung được thừa nhận là ảnh hưởng đến cuộc sống công và tư và một trong những nhân tố quyết định vĩ đại, nếu không muốn nói là vĩ đại nhất của lịch sử hiện đại.
Thường thì người ta hay nói “tiếng ve gọi hè”, còn Cụ Dương Bá Trạc lại dùng con chim cuốc để nói về mùa hè. Tôi đã từng nghe tiếng “ve sầu rả rích” trong những mùa hè khi còn ở quê nhà. Khi qua ở đậu nơi xứ người cũng còn nghe tiếng “rả rích ve sầu” nhưng tuyệt nhiên chưa bao giờ nghe được tiếng kêu của loài chim cuốc. Cụ Dương Bá Trạc là một nhà cách mạng, nhà báo “khai dân trí” từng bị thực dân Pháp bắt đi tù nhiều lần nên rất nhạy cảm trước khung cảnh thiên nhiên tiêu điều dưới những cơn nắng gắt mùa hè chẳng khác nào đất nước đã rơi vào vòng nô lệ. Nhiều lần đọc bài thơ “Vào Hè” tôi chỉ thấy nhà thơ tả cảnh vật như “ngõ trước vườn sai um những cỏ. Vàng phai thắm nhạt ngán cho huê”. Huê tức là hoa. Loài cỏ cây thực vật thì như thế! Còn những loài động vật thì sao? Đây: “Đầu cành gọi bạn chim xơ xác. Trong tối đua bay đóm lập lòe”.
Hai bài thơ Nguyễn Đình Chiểu làm để điếu Phan Thanh Giản có thể được sáng tác ngay sau khi Phan Thanh Giản quyên sinh (năm 1867) hay – ở trường hợp bài chữ Hán – sau khi ông bị truy đoạt hết chức tước và đục tên khỏi bia Tiến sĩ. Từ đó đến nay đã trên 150 năm. Qua nhiều thế hệ, hai bài thơ ấy vẫn được coi là những tác phẩm bộc lộ niềm cảm thông trước hoàn cảnh cực kỳ khó khăn của Phan Thanh Giản và bày tỏ lòng thương tiếc đối với ông. Ít năm gần đây, một vài tác giả ở trong nước biện luận rằng Nguyễn Đình Chiểu đã không thực sự thương tiếc Phan Thanh Giản, mà chỉ làm ra vẻ thương tiếc để mai mỉa và lên án ông. Những hàng phía sau là một cố gắng đọc lại bài thơ điếu bằng chữ Hán một cách cẩn trọng, để tìm hiểu chủ ý đích thực của Nguyễn Đình Chiểu khi sáng tác bài thơ ấy.
Nhà văn Mỹ gốc Việt Khánh Hà đã từng có nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang trong cộng đồng văn học Hoa Kỳ; từng nhận nhiều giải thưởng; từng có một quyển sách được trao đến hai giải thưởng văn học giá trị của Hoa Kỳ cách nhau chỉ một tháng—đó là giải truyện ngắn 2020 William Faulkner Literary Competition trong tháng 9, 2020, và tháng 10, 2020 anh lại đoạt tiếp giải The 2020 Orison Anthology Award in Fiction từ tác phẩm The Woman-Child. Những điều hiếm có này đã được người viết trình bày trước đây trong bài Khánh Thúc Hà (Khanh Ha) Ngôi Sao Việt Tỏa Sáng Trên Vòm Trời Văn Học Hoa Kỳ, đăng trên Việt Báo ngày 29/10/2020. Và sau đó thì tuyển tập truyện ngắn A Mother’s Tale and Other Stories của anh cũng được C&R Press 2020 Fiction Award trao giải thưởng và phát hành năm 2021. Sẽ có bài viết khác về quyển sách đặc biệt này.
Có mấy ai trong chúng ta không bị ảnh hưởng bởi cái đẹp của vầng trăng, trong đêm trăng sáng lại nghe văng vẳng tiếng đàn, hòa điệu với tiếng vỗ về của sóng nước, ngập tràn hơi lạnh của sương thu? Vẻ đẹp này được thể hiện trong hai bài hát Hương Xưa và Nguyệt Cầm của cố nhạc sĩ Cung Tiến. Hương Xưa mang cả vầng trăng và tiếng đàn vào bài hát. Nguyệt Cầm là bài hát nói về một bài thơ nói về tiếng đàn và tâm sự của người khảy đàn lẫn người nghe đàn. Nghe câu hát “Kìa thuyền trăng, trăng nhớ Tầm Dương, nhớ nhạc vàng, đêm ấy thuyền neo bến ấy” làm sao không nhớ đến Tì Bà Hành của Bạch Cư Dị?
Người lớn gọi ông: Sáu Thi. Tên ông gắn liền nhiều lời đồn. Nhà văn viết tác phẩm lớn chưa chắc được ngưỡng mộ như người có nhiều huyền thoại. Số đông không quan tâm Xuân Diệu, Huy Cận... không biết đến Võ Phiến, Mai Thảo... Danh tiếng thổi phồng theo tưởng tượng. Văn chương lớn nhỏ theo tác phẩm. Huyền thoại kề môi thì thầm sát lỗ tai, câu chuyện từ từ hóa máu thấm vào trí nhớ. Toàn cõi Bình Định ai cũng biết Sáu Thi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.