Hôm nay,  

THẾ LÀ

12/03/202010:46:00(Xem: 3022)

 

Thế là mùng hai 
Hải ngoại mùa xuân chưa sang 
Dư âm cố quận 
Lan toả 
Mang mang trong đất trời
Này em ơi!
Dường như không đợi 
Mà ta gặp
Mà ta thấy 
Nơi này

Cố quận vào xuân rộn ràng biết bao, thật ra thì rộn ràng những ngày trước tết chứ sau tết thì im lặng vô cùng. Cái gì cũng vậy khi lên hết đỉnh cao thì laị xuống tận cùng, cơn sóng hay biểu đồ hình sin trong toán học cũng thế. Đời cũng thế, vạn vật muôn loài cho đến xã hội loài người đều thế cả! Cái vòng luân hồi hay chu kỳ sinh trưởng ( theo cách gọi của khoa học) nó quay miên viễn. Sanh- tử, tử - sanh bất tận. Đông tàn thì xuân sang, xuân qua thì hạ tới... thế là ta đã già thêm một tuổi, thế là ta đã bước gần hơn nữa trên con đường trần! 
Thế là mùng hai tết mặc dù trời phương ngoại vẫn còn đông, không hiểu sao hôm nay nhiệt độ lên cao, nắng vàng đẹp thế! từng đàn ngỗng trời bay về kêu rộn rã trên không trung. Có lẽ âm hưởng mùa xuân cố quận lan toả trong đất trời. Hoa thuỷ tiên đã nở vàng sân, một tháng nữa xuân sang. Em ở đâu? có hay chăng mùa xuân đã sẵn sàng! Đất trời mang mang hay lòng người mang mang?   Em ở đâu, không về xúng xính trong áo lụa mùa xuân? Em ở đâu? mắt biếc bên đời cho người say chếch choáng! ngày xem hoa nở, đêm ngắm trăng lên. Em ở đâu? mùa xuân không chờ đợi. 
Thế là ta gặp! thế là ta thấy! thế là mê! vì mê nên cho rằng mình thấy, nhưng không thấy cũng là mê. Cái mê không thấy và cái mê thấy ấy vậy mà khác nhau nghìn trùng. Người vốn thiên hình vạn trạng, nhân tâm bất đồng nên cái thấy cũng chẳng giống nhau! Cái thấy của người này thì kẻ khác cho là mê nhưng cái không thấy của kẻ khác người khác nữa cũng chẳng cho là tỉnh! Nếu trên đường đời xuôi ngược mà may mắn, mà hưũ duyên gặp được người có cùng tần số sóng âm giao động thì may ra cái thấy mới tương đồng! thế là thiên hạ cho là tri kỷ, tri âm. Thế là thiên hạ bảo:" đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu" ! thế nhưng ở đời này dễ mấykhi, dễ mấy ai...


Thế là mùa xuân cố quận đang qua đi, để chuẩn bị cho một mùa xuân sau sẽ đến. Hoa đào năm xưa của Thôi Hộ ( Đời Đường) có khác gì hoa đào trong Hoàng Hoa trang của gã du tử chăng? cái này gã không biết, thiên hạ biết không thì gã cũng không biết. Hoa mai của thiên hạ và hoa mai của Mãn Giác thiền sư thì nhất định khác rồi! Hoa mai của ngài vĩnh viễn, không đợi xuân sang để nở mà cũng chẳng tàn khi xuân đi. Hoa mai của ngài thì bất tận chứ chẳng ở trên cành mai! 
Thế là một ngày ta chợt thấy mình già hơn một ngày, một giây già hơn một giây. Già nửa cuộc chơi mà vẫn ngẩn ngơ ngơ ngẩn giữa cuộc đời này, một ngày nào bất chợt đi theo mùa xuân vĩnh viễn thì cũng chẳng có gì lạ hay buồn. Chỉ mong có ai đọc cho gã du tử vài vần thơ mà gã ta từng tâm đắc trong đời! mắt biếc nào trong đời ngồi ngắm trời mây bay. 
Thế là nơi này, nơi này là nơi nào? ở đâu? bao giờ? có thật chăng? 
Thế là gã đã gặp, gặp ai? tự bao giờ? gặp thế nào?
Quả thật là: 
Thập phương hư không bất ly đương xứ
Cổ kim tam thế bất ly đương niệm 
Người muôn năm cũ, người ngàn năm sau cũng "gặp" nhau  nơi này, taị đây, ngay phút giây này! 
Người mắt biếc, người vóc hạc, người thanh vận... như hoa đào Thôi Hộ, hoa đào Hoàng Hoa trang... Gặp nhau nhưng chẳng đắc được bao giờ, vĩnh viễn không bao giờ! nếu một mai đắc được thì làm sao có được nhữngvần thơ ( đào hoa y cựu) thao thức cả ngàn năm nay! làm sao có được. “Em ở đâu chẳng về đây đếm lá” ( thơ TLTP). Người mắt biếc trong thơ thiền sư Tuệ Sĩ mới tài tình làm sao! thiền sư vẽ nên người mắt biếc làm cho tao nhân mặc khách trên cõi đời này phải nghiêng mình bái phục! không thể nào đẹp hơn, không thể nào hay hơn nữa! ngôn ngữ liêu trai thần thánh của ngài góp cho đời một người mắt biếc đẹp, liêu trai đến ngẩn ngơ đời. Người mắt biếc vô tiền khoáng hậu này làm cho gã ngỡ mình "gặp" tại đây, ở nơi này nhưng bóng trăng dưới đáy nước làm sao vớt được? thế là mê, thế là mơ, thế là ngẩn ngơ du tử!

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG 

Ất Lăng thành, 1/2020

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Cơn mưa di tản trở về giữa quá khứ và hiện tại, giữa người chết và người sống. Đó là lăng kính mà mọi thứ đã được chắt lọc qua. Những năm tháng trở nên trong suốt như nước. Những gì chúng ta thấy là những hình dạng mờ nhạt đang trôi về nguồn. Tất cả những viễn cảnh và cách diễn giải của chúng ta khi chúng ta quay trở về là đường nét chuyển động của người khác. Để tồn tại, chúng ta đã di tản qua thời gian, và để nói, chúng ta học ngôn ngữ của mưa.”
Bạn tắt hết điện thoại, truyền hình, bạn gập lại các quyển sách đang đọc. Bạn ngồi một mình trong căn phòng nhỏ, khóa kín cửa, hay bạn ngồi trên một tảng đá trong rừng, hay bạn ngồi giữa chợ, điều ấy không quan trọng. Bạn không cần phải thực hành bất kì một lễ nghi tôn giáo, yoga hay thiền nào cả.
Một trong những thành tựu quan trọng đáng tự hào của cộng đồng người Việt là sự thành công của những cây bút người Mỹ gốc Việt, kể câu chuyện Việt góp phần vào nền văn học lưu vong Việt Nam cũng như góp mặt vào dòng văn học chính Hoa Kỳ. Bài giới thiệu sách này thuộc loạt bài giới thiệu các tác giả, tác phẩm thuộc dòng văn học thế hệ thứ nhất-thứ hai, trong thời điểm 50 Năm Nhìn Lại, từ biến cố tháng Tư, 1975.
Bạn có thích đọc thơ không? Người ta nói, mỗi người Việt là mỗi nhà thơ. Nhà thơ sao lại không đọc thơ? À, như vậy, bạn có đọc thơ. Dĩ nhiên bạn thích đọc thơ hay. Nhưng làm thế nào để biết bài thơ hay? Có bài thơ được nhiều người khen hay quá trời, sao bạn lại nghĩ là dở. Hoặc bạn hí hửng khoe bài thơ hay vừa đọc được, người bạn đọc xong, lắc đầu. Sao vậy? Thơ hay không bảo đảm người đọc đồng ý với nhau. Hãy hỏi bạn Trí Thông Minh Nhân Tạo (A.I.), trông cậy anh ta biết nhiều, hiểu rộng, có thể cho đôi lời vắn tắt.
Tôi có một thói quen xấu khi đọc sách – luôn bắt đầu bằng cách mở trang cuối và đọc hàng cuối rồi gấp sách lại xem đầu óc mình nghĩ gì. Hôm nay, mở cuốn “Stories from the Edge of The Sea”, cuốn sách dày 216 trang với 14 truyện ngắn của tác giả người Mỹ gốc Việt Andrew Lâm, tôi lẩm nhẩm: “Hãy đứng đến giây phút cuối cùng, và bạn sẽ không bao giờ, không bao giờ phải đứng một mình.“* “Giây phút cuối cùng”? Không hiểu sao hình ảnh Việt Nam những ngày cuối tháng Tư, 1975 hiện về. Dẫu chỉ là một đứa bé con 6 tuổi vào thời điểm này, nhưng lớn lên và sống với những hệ lụy lịch sử kéo dài từ cái ngày định mệnh đó, ngay trên mảnh đất quê hương bị đánh mất, những mảng đời, những câu chuyện, những ám ảnh, những mất mát luôn là những gì mà chính tôi, bạn bè tôi, gia đình tôi, quê hương, dân tộc tôi, vẫn gồng mình hứng chịu… dẫu nửa thế kỷ đã trôi qua. Tôi hiểu mình sẽ bắt đầu đọc cuốn sách này bằng một sự “khó ở” trong lòng của một độc giả người Việt sống xa quê hương, trong tâm trạng u uẩn
Cô lớn lên như một đứa con gái tomboy, đánh gậy bóng chày giỏi hơn thằng em trai mình, có thể đá văng cặp kính ra khỏi mặt một thằng con trai, và vì thế cô không gần với mẹ lắm. Cô chẳng thấy mẹ mình có gì đáng yêu kính. Bà là người với một thân hình đẫy đà, có tật ngồi lê đôi mách, luôn tay luôn chân công việc nhà cửa, lại nợ nần cờ bạc, chẳng bao giờ thích hoạt động ngoài trời, vì quá quan tâm đến những chuyện trong gia đình nên bà chẳng hề đi đâu thăm thú thế giới, đại dương này nọ, ví dụ, bầu trời xanh chẳng có gì cho bà quan tâm, thấy thú vị.
Hôm nay 17 tháng 3, 2025, dân chúng Canada tạm biệt Justin Trudeau. Tôi yêu mến thủ tướng và tự hào về ông. Trudeau nói: Dân chủ không phải được ban cho, tự do không phải được ban cho, Canada cũng không phải được ban cho. Bạn phải giành lấy chúng bằng tất cả lòng can đảm, sự hy sinh và công việc cần mẫn mỗi ngày.
Vào đầu tháng 3, 2025 xem chương trình The Jimmy TV trên YouTube trò chuyện với nhà văn Nguyễn Thị Hoàng, cụ bà năm nay 86 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn trò chuyện với nhau. Gần sáu thập niên qua, Hè năm 1967, sau bốn tháng học Quân Sự trong giai đoạn I cùng với Khóa 24 ở Truồng Bộ Binh Thủ Đức, Khóa Nguyễn Trãi I thuyên chuyển về Trường ĐH. CTCT ở Đà Lạt. Vào thời điểm đó Vòng Tay Học Trò của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng đã tái bản nhiều lần gây xôn xao trong dư luận và dĩ nhiên thu hút độc giả nơi nầy vì nhân vật và bối cảnh xảy ra trên mảnh đất nầy.
Một buổi chiều, từ rất lâu rồi, tôi thấy mình đơn độc trên bãi biển Vũng Tàu, Việt Nam, một thành phố biển gần Sài Gòn, đứng nhìn ra khơi. Chiến tranh ngày một tệ hơn. Huế và Đà Nẵng đã thất thủ. Tiếp theo là cao nguyên Trung Phần. Sài Gòn đang hoảng loạn. Quân đội cộng sản đang tiến quân mà không bị cản trở. Tôi mới mười một tuổi và khá nhỏ con so với tuổi của mình. Bãi biển gần như vắng tanh. Gió và sóng như thét gào bên tai tôi. Với hai cánh tay dang rộng, tạo thành những hình thù kỳ lạ trên không, tôi lớn tiếng tụng niệm những câu thần chú.
Nhật Bản là một nước Phật giáo, mà cách đây một thời gian theo thống kê của Bộ Giáo dục Nhật, những người theo Phật giáo chiếm đại đa số và đúng theo lịch sử truyền bá và phát triển, Phật giáo đến nước nào thì mang sắc thái văn hóa của nước đó. Cho nên, Phật giáo khi vào Nhật Bản cũng mang một số sắc thái riêng. Nay có tác phẩm Bồ-tát Quan Âm - Tín Ngưỡng & 50 Tượng Tuyến ở Nhật Bản của nhà nghiên cứu Bùi Chí Trung, người đã sống và làm việc lâu năm tại quốc gia này sẽ cung cấp cho chúng ta một số thông tin quý báu về những nét rất riêng của Phật giáo Nhật Bản...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.