Hôm nay,  

Nhà Thơ Khế Iêm Thăm Tòa Soạn Việt Báo Tặng Số Báo Đặc Biệt Về Họa Sĩ Duy Thanh và Thi Sĩ Thanh Tâm Tuyền

14/02/202000:00:00(Xem: 2572)
Bia bao Tho Tan Hinh Thuc
Hình bìa báo giấy Thơ Tân Hình Thức số 58.(photo VB)

 

GARDEN GROVE (VB) – Sáng Thứ Ba, ngày 11 tháng 2 năm 2020, văn phòng tòa soạn tuần báo Việt Báo, 10517 Garden Grove Blvd., thành phố Garden Grove, CA 92840 có nhân duyên lành đón tiếp nhà thơ Khế Iêm, Chủ Bút Tập San Thơ Tân Hình Thức, đến thăm và tặng sách.

Đó là cuốn báo giấy số 58 đặc biệt để tưởng nhớ họa sĩ Duy Thanh và thi sĩ Thanh Tâm Tuyển do Câu Lạc Bộ Thơ Tân Hình Thức ấn hành, theo nhà thơ Khế Iêm cho biết trong buổi trò chuyện ngắn tại văn phòng mới của tòa soạn tuần báo Việt Báo.

Trong cuốn báo đặc biệt này có bài của nhà thơ Khế Iêm viết về họa sĩ Duy Thanh và thi sĩ Thanh Tâm Tuyền. Một bài khác của nhà văn Nguiễn Ngu Í viết về họa sĩ Duy Thanh được trích lại từ báo Bách Khoa số 148 năm thứ 7 ngày 1 tháng 3 năm 1963.

Một bài khác cũng trong số báo này còn đặc biệt hơn. Đó là bài “Kinh Nghiệm Sáng Tác Trong Tù” của chính thi sĩ Thanh Tâm Tuyền viết ngày 21 tháng 2 năm 1993 tại Mỹ. Về bài viết này của thi sĩ Thanh Tâm Tuyền, nhà thơ Khế Iêm kể rằng ông đã được thi sĩ Thanh Tâm Tuyền gửi tặng cho bài viết này vào ngày 22 tháng 2 năm 1993, với lời ghi chú “Đọc cho đỡ buồn.” Theo nhà thơ Khế Iêm cho biết thì đây là bài viết chưa từng được phổ biến, nghĩa là số báo đặc biệt này là nơi đăng bài này lần đầu tiên.

Trong bài viết của ông, nhà thơ Khế Iêm đăng bài thơ “Thử Vẽ Phác Chân Dung Một Thi Sĩ” để nhớ về thi sĩ Thanh Tâm Tuyền mà ông đã làm năm 1986. Nhà thơ Khế Iêm kể rằng ông đã gửi tặng nhà thơ Thanh Tâm Tuyền bài thơ này trước khi ông đi vượt biên vào năm 1988 và qua Mỹ định cư năm 1990. Bài thơ như sau:

 

Thử Vẽ Phác Chân Dung Một Thi Sĩ

 

Thở dồn dập phôi pha xưa mắt rối

Gió rêu

Ngày siết nhớ nụ cười đáy hồ tắt

Nắng hú

Khỏa thân người

Nhà thân trôi

Lời xẫm xanh lời

Hoài hủy nói

Khói ngốc nghếch đùa điên môi mưa

Sần sủi thổi

Ngồi man mác rong

Thuốc lá cà phê và thi sĩ.

 

Sài gòn 1986

 

Nhà thơ Khế Iêm viết về họa sĩ Duy Thanh, “Tôi gặp ông vào khoảng mùa Thu năm 1972, khi mang bản thảo tập kịch Hội Huyết nhờ ông vẽ bìa (tập kịch sau năm 1975 tôi cũng mất, chỉ còn mấy cái hình bìa trên online). Ông đọc và vẽ bìa, rồi nói tôi ngồi để ông phác thảo vài nét chân dung. Sau đó có lần tình cờ tôi gặp ông củng đi với nhà thơ Thanh Tâm Tuyền (lúc đó tôi chưa quen) trên đại lộ Lê Lợi, ngang nhà sách Khai Trí, rồi nghe nói ông xuất ngoại, đi Okinawa. Và ông không trở về nữa, vì biến cố 30 tháng 4 năm 1975. Sau năm 1990, tôi có lên nhà thăm ông một lần tại San Francisco, California, và ông có đưa cho tôi một số bức vẽ trắng đen.”

Khi được hỏi hiện nay anh đang làm gi, nhà thơ Khế Iêm vừa cười vừa nói “retired.” Phóng viên Việt Báo tò mò hỏi tiếp: có nghĩa là không làm thơ nữa? Nhà thơ lại cười và nói “giữ cháu.”

Nhà thơ Khế Iêm như sực nhớ điều gì đó vui vui và anh chia xẻ ngay rằng là mấy tuần trước Tết vừa rồi anh có về Việt Nam và thật rất tình cờ cũng là sự kiện rất bất ngờ đối với anh là cuốn sách “Vũ Điệu Không Vần” dày 600 trang của anh đã được in và ra mắt tại VN ngay đúng lúc anh có mặt trong nước. Nhà thơ Khế Iêm cho biết cuốn “Vũ Điệu Không Vần” là cuốn sách chứa đựng toàn bộ kiến thức về thơ Mỹ.

Độc giả muốn biết thêm về Câu Lạc Bộ Thơ Tân Hình Thức có thể vào thăm trang mạng www.thotanhinhthuc.org

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bên trong các bức tường trại giam, luôn luôn là những hoàn cảnh rất buồn của những người trải qua một thời bất trắc gian nan. Nhưng cũng từ sau các chấn song sắt, thi ca và Thiền chánh niệm đang trở thành niềm vui mới cho rất nhiều tù nhân. Trong các nhà thơ mặc đồng phục nhà tù Hoa Kỳ đó, có những người gốc Việt --- có người viết bằng tiếng Việt, có người viết tiếng Anh.
Cố quận vào xuân rộn ràng biết bao, thật ra thì rộn ràng những ngày trước tết chứ sau tết thì im lặng vô cùng. Cái gì cũng vậy khi lên hết đỉnh cao thì laị xuống tận cùng, cơn sóng hay biểu đồ hình sin trong toán học cũng thế. Đời cũng thế, vạn vật muôn loài cho đến xã hội loài người đều thế cả!
Trong tôi bấy giờ có gì? Gia đình, bè bạn, thơ đã đọc và nhập tâm. Lúc cần bắt tâm trí bận rộn, tôi lục ký ức ôn lại những gì nằm lòng, đọc cho riêng mình lắng nghe. Ôn nhớ thơ yêu thích là một kinh nghiệm mà người làm thơ nên từng trải – nếu chưa. Anh có thể bắt gặp thứ ánh sáng lạ lùng của thời gian tích đọng trong thơ, đúng như ý kiến của Borges: Thời gian hủy hoại cung điện đền đài nhưng lại bồi đắp cho những câu thơ.
Cuộc đời là vô thường vì vậy mọi thứ đều không ngừng thay đổi kể cả các nền văn hóa, các chuẩn mực hoặc tập quán xã hội. Cách nay khoảng nửa thế kỷ những người độc thân cảm thấy rất “tủi thân” vì cuộc sống cá nhân đơn độc hoặc vì cái nhìn của xã hội đối với những người như thế không hoàn toàn cảm thông và cởi mở. Ngày nay thì khác. Phụ nữ sống độc thân rất vui vẻ, yêu đời đối với bản thân trong khi xã hội cũng không còn có cái nhìn dị biệt hay nghiêm khắc nữa.
Theo thống kê mới nhất của viện thống kê Gallup thì ngày nay dân Mỹ ra thư viện tìm sách đọc nhiều hơn đi xem xi-nê. Năm 2019, theo báo cáo của viện, cứ hai người đi thư viện thì chỉ có một người đi xem xi-nê. Một tỉ số chênh lệch đáng chú ý!
Có lẽ ít ai hiểu rõ bạo lực chuyên chính đối xử như thế nào với các thành phần văn nghệ sĩ trong xã hội hơn dân tộc Việt Nam. Có biết bao trí thức văn nghệ sĩ là nạn nhân của cái-gọi-là “văn nghệ vô sản,” “hiện thực xã hội chủ nghĩa,” v.v… Những tên tuổi hay được nhắc đến trong sách vở có lẽ chỉ là phần nổi của tảng băng sơn.
Một ngày tháng 8 năm 1992, tôi nhận được một bài thơ của một người bạn tin cẩn gởi từ trong nước. Anh chép tám câu thơ của Hòa Thượng Thích Quảng Độ nhưng không có tựa.
Hồ Trường An, tên thật Nguyễn Viết Quang, sinh ngày 11 tháng 11, năm 1938, tại Long Đức Đông, tỉnh Vĩnh Long. Ông cũng là em ruột của nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ (hiện còn ở Miền Nam Việt Nam). Thuở nhỏ ông học trường Collège de Vĩnh Long, rồi Trung học Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho và Trung học Chu Văn An, Sài Gòn.
Khi loài người phát minh ra lửa và sử dụng trong đời sống hàng ngày để nấu ăn, sưởi ấm và chống lại thú rừng cách nay hơn một triệu rưởi năm về trước là bước ngoặc lịch sử mở đầu cuộc cách mạng vô tiền khoáng hậu để nhân loại bước ra làm người, xây dựng nền văn minh và văn hóa ngày càng rực rỡ. Nhưng đâu đó trong nhà tù cộng sản Việt Nam, nơi thế giới rừng rú hoang dã rợn người vào những năm cuối thế kỷ hai mươi, khi người tù sử dụng lửa từ hai hòn đá tạo ra để hun đúc ngọn lửa yêu thương, sức mạnh của nội tâm và ý chí sống mãnh liệt cũng là cuộc cách mạng thầm lặng, im lặng khác thường khiến cho chế độ với bản chất ồn ào, bạo động phải hoảng sợ.
Nguyễn Mạnh An Dân là một người viết văn dấn thân, anh viết về những điều đáng viết khi nhìn chuyện xấu xa ngoài xã hội. Anh chắc lọc đề tài, cẩn thận trau chuốt lời để tạo nên những đoạn văn trơn tru, gợi cảm, đánh vào lòng người đọc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.