Hôm nay,  

Xác Và Hồn Lá Đổ Muôn Chiều

16/03/202513:14:00(Xem: 3414)

Lá Đổ Muôn Chiều

“Để có thể nối kết đồng cảm ý nghĩa và tình tự của một ca khúc với người nghe, người hát cần hiểu ca từ sâu sắc và rung động với tâm tình trong lời và nhạc.”

 

“Em ơi đừng dối lòng, dù sao chăng nữa không nhớ đến tình đôi ta.” Bất kỳ là ai đã từng có một mối tình để nhớ, sẽ rung lên từ trong lồng ngực một cảm giác vừa u buồn vừa sung sướng; trí nhớ sẽ lập tức lan man về dĩ vãng, về một lần đã yêu, rồi mất. Nhưng làm sao người hát có thể rung lên tâm tình của những người nghe chỉ bằng lời ca và giai điệu?

Bí quyết này không phải là điều bí mật, chỉ là việc người hát không mấy quan tâm về ý nghĩa của ca từ trên giai điệu diễn tả. Có bao nhiêu người hát thực sự liêu xiêu với “nhạc trong lời” của một ca khúc? Có bao nhiêu người hát hiểu rằng, lời là thân xác, nhạc là linh hồn. Chỉ khi xác và hồn nhập lại với nhau, mới có sự sống? Hát là làm sống lại tâm tình ý tưởng của nhạc sĩ theo tư chất riêng thể hiện tâm tư và ý nghĩ của người hát.

Trong bài viết này, tôi không phân biệt ca sĩ chuyên nghiệp hay ca sĩ tài tử, và kể cả những người ca không sĩ. Khi những tiếng hát chuyên nghiệp chết dần theo thương mại; theo khả năng diễn đạt nghệ thuật đặt nặng về trình diễn; theo ham muốn chinh phục người nghe kiểu Thành Cát Tư Hãn hoặc Hitler; thì những tiếng hát đó chỉ là những chuỗi âm thanh ngôn ngữ như gió thổi qua tai, thay vì tiếng mưa rơi âm điệu lao đao lòng kẻ lắng nghe. 
                                                        

Ca sĩ có tiếng hát hay, độc đáo, điêu luyện, chưa hẳn đã chinh phục được người nghe. Đừng lầm, người ta có thể vỗ tay, huýt gió, đứng lên, nhưng ra về, họ quên. Nhưng tại sao họ lại có thể nhớ tiếng hát của một phụ nữ bình thường trong một buổi tiệc nhỏ đã mê tình qua đệm đàn thùng? Tại sao họ lại nhớ tâm tư và ý nghĩa của một ca khúc từ một anh chàng không có gì đáng chú ý ngoại trừ khi anh cất tiếng hát, những ca từ quen thuộc mà sao nghe khác lạ?

Bí quyết này không có gì bí mật.

Giọng hát bình thường mà có thể khiến người nghe thích thú. “Được lời như cởi tấm lòng,” tôi chắc rằng nhiều bạn đọc khoái chí, sung sướng, nhưng chuyện đó có thật.

Bạn có giọng hát bình thường, đừng quá thất thường, biết giữ nhịp, nếu không, nhờ người đàn đuổi theo, bạn cứ hát cho lòng vui, tình vui, đời vui, nhưng nhớ thực hiện hai việc, nếu không, bạn có khả năng làm những người xung quanh sợ hãi mỗi khi thấy bạn tiến đến gần micro.

1- Tìm hiểu ca từ một cách sâu sắc. Chỉ khi nào bạn thấm thía ca từ của một ca khúc mà bạn thực sự yêu thích, thì bạn sẽ có cơ hội truyền cảm tâm tình và ý tưởng của nhạc sĩ qua “màn lọc” của tâm tư và ý nghĩ của bạn. Nghe thì dễ nhưng cần công phu và thời giờ nghiền ngẫm. Tại sao “Hướng dương tàn tạ trong đêm tối”? và tại sao không biết phương nào hoa đã rơi? Nếu bạn hiểu rằng, ở một phương trời nào đó, người tình xưa cũng tàn phai theo thời gian hoặc ngặt nghèo trong cơn bệnh dù là hoa hướng dương, một thời như mặt trời. Rồi rơi rụng như kiếp lá hoa, mà bạn không hề hay biết. Tự dưng khi hát câu này, nhớ lại tình xưa, ai mà không có, chẳng lẽ lòng bạn vô tâm như đá sỏi? Nếu bạn không rung động, không cảm tình khi hát thì không thể mong đợi người nghe rung động và cảm tình. Khi họ đồng cảm với bạn, khi nghe và hát đồng thanh tương ứng, dù bạn hát không hay như ca sĩ chuyên nghiệp, nhưng bạn có cơ hội theo người nghe trở về nhà hơn ca sĩ.

2- Ca từ chỉ là xác, nhạc mới là hồn. Hồn xác nhập lại, sống động bay lượn theo giai điệu. Làm thế nào để những xác hồn đó luân vũ từ lúc bắt đầu đến khi chấm dứt, mà người nghe theo dõi sát rạt, lòng họ thăng trầm theo hơi thở của bạn?

Sau khi thấm thía sự sâu sắc của ca từ, của từng câu chữ, từng cụm chữ độc đáo, ví dụ như: “Đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi”, “Thôi thế từ nay như lá vàng bay tình lỡ rồi.” Câu trên là một câu nói bình thường, nghe hoài ngoài chợ đời, vậy mà, hát đúng lúc trong câu chuyện và mạch nhạc, rõ ràng đã khiến thần kinh nghe bồi hồi: “cố nhân ơi.” Tương tựa như trong bài “Hoài Cảm” của Cung Tiến: “Cố nhân ơi, có ai về lối xưa?”

Xin nhắc lại, mỗi ca khúc đều có một câu chuyện dù dễ hiểu, minh bạch như “Những Đồi Hoa Sim của Dzũng Chinh”, “Biển Nhớ của Trịnh Công Sơn,”  “Đêm Cuối Cùng của Phạm Đình Chương,” vân vân,  hoặc ngụ ý, mơ hồ, như “Tiếng Hát Về Khuya của Tôn Thất lập,” “Vết Lăn Trầm của Trịnh Công Sơn,” vân vân. Người hát có nghĩa vụ phải làm sao để người nghe “câu chuyện kể” một cách tự nhiên và tình tự. Chính vì nội dung hoặc tâm trạng kể cả không khí của ca khúc mà những câu nhạc và lời theo giai điệu mới tạo ra ảnh hưởng làm đậm đà ý nghĩ và cảm tình.

Hãy hát câu: “Thôi thế từ nay anh cố đành quên rằng có người (1), cầm bằng như không biết mà thôi (2)…” Hát câu (1) từ bình thường rồi lớn dần ‘anh cố đành quên’ rồi trở lại bình thường ‘rằng có người’, rồi dịu dàng hạ giọng nhỏ qua hơi thở ‘cầm bằng như không biết mà thôi.’ Tự dưng lòng hát cũng cảm động mà lòng nghe chợt đồng tình.  Ai mà không có một người yêu đáng thương đã quên hôm nay nghe chợt nhớ. Bạn hãy hát thử đi, hát một mình đủ rồi, vì đôi khi mơ màng xao xuyến dễ bị nghi ngờ thay lòng đổi dạ.

So sánh giai điệu “Thôi thế từ nay anh cố đành quên…” và giai điệu “Đành lòng cho nước cuốn hoa trôi…” Giai điệu đầu bay lơ lửng trên cao, trong khi gia điệu sau thấp trầm bên dưới, để người hát diễn đạt xác hồn, từ nhạc, một cách khác nhau. Lúc to, lúc nhỏ, lúc dịu dàng, lúc tâm sự, lúc khao khát (như, đừng xa em đêm nay khu phố quen đã ngủ say), lúc hùng dũng (như, trên nòng súng quê hương tổ quốc đã vươn mình), lúc này, lúc kia…tất cả mọi cảm giác đều có thể diễn tả qua xác hồn ca khúc. Chính những cảm giác này chồng chất lên nhau, thúc đẩy nhau, tạo ra rung động.

Nói một cách khác, nếu bạn tạo ra vô số cảm giác từ “ Thu đi cho lá vàng bay…” cho đến “Đành lòng cho nước cuốn hoa trôi…” thì bốn câu cuối bạn có khả năng gây rung động cho người thưởng ngoạn với cành hoa hướng dương biểu tượng một người tình rạng rỡ, nổi bật dưới nắng mặt trời để rồi khi rơi rụng, không còn ai thương nhớ. Hai câu cuối có thể hiểu hai nghĩa khác nhau, nghĩa một là thân thế tác giả hoặc nhân vật nam trong ca khúc. Nghĩa thứ hai, hoa hướng dương là thân phận người tình đã một thời vàng son, nay xa xôi.

Điểm nhấn, nếu khúc kết của ca khúc mà bạn có thể tạo ra sự đồng cảm, chia sẻ tâm tình ý nghĩ của riêng bạn dựa lên ca từ và giai điệu của tác giả, thì bạn đã thành công. Dẫu có người phê phán cách khác, bạn cứ yên chí vì bạn đã thành nhân. Một người hiểu thêm một chút nữa về âm nhạc và đời sống.


Ghi.

 

Lá Đổ Muôn Chiều. Đoàn Chuẩn và Từ Linh.

 

Thu đi cho lá vàng bay,

lá rơi cho đám cưới về.

Ngày mai, người em nhỏ bé,

ngồi trong thuyền hoa tình duyên đành dứt.


Có những đêm về sáng,

đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi,

đã vội chi men rượu nhấp đôi môi,

mà phung phí đời em không tiếc nhớ.


Lá đổ muôn chiều ôi lá úa,

phải chăng là nước mắt người đi?

Em ơi đừng dối lòng,

dù sao chăng nữa không nhớ đến tình đôi ta.


Thôi thế từ đây anh cố đành quên rằng có người,

Cầm bằng như không biết mà thôi.

Lá thu còn lại đôi ba cánh,

đành lòng cho nước cuốn hoa trôi.


Thôi thế từ nay như lá vàng bay tình lỡ rồi.

Thuyền rơi xa bến vắng người ơi

Hướng dương tàn tạ trong đêm tối

Còn nhớ phương nào hoa đã rơi.

 

 Ngu Yên (Trích: Phân Lý Văn Học.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Phim điện ảnh cổ trang “KIỀU”, lấy cảm hứng từ kiệt tác “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du, do Tincom Media sản xuất nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày mất của tác giả, sẽ có buổi công chiếu chính thức tại Mỹ với tư cách là bộ phim Việt Nam tiêu điểm (Vietnamese Spotlight Film) được lựa chọn tham dự Liên hoan phim Newport Beach (Newport Beach Film Festival) năm nay. Huntington Beach, California (ngày 18 tháng 10, năm 2021) – Newport Beach Film Festival là liên hoan phim phát triển nhanh nhất tại Bờ Tây nước Mỹ, có sự tham gia của hơn 50 quốc gia với nhiều thể loại phim được chọn lọc. Phim điện ảnh cổ trang “KIỀU” là bộ phim thứ 2 của Việt Nam góp mặt trong khuôn khổ bộ phim Việt Nam tiêu điểm của Liên hoan phim Newport Beach kể từ 22 năm qua. Lấy cảm hứng từ một trích đoạn được chọn lọc trong “Truyện Kiều” gồm 3.254 câu thơ lục bát, phim điện ảnh cổ trang “KIỀU” đưa khán giả vào một hành trình đầy cảm xúc với nhiều năm lưu lạc của nàng Kiều
Cuối thập niên 80, vào một đêm cuối tuần, tác giả gọi điện thoại mời người con gái mình thích đi nghe nhạc ở một vũ trường ở San Jose; bị từ chối. Ngồi buồn, tác giả ôm đàn nghêu ngao hát và ca khúc Mời Em Khiêu Vũ điệu Tango ra đời.
Ngày xưa ở Việt Nam, môn cải lương và hát bội được nhiều người yêu chuộng, nhưng khi ra ngoại quốc, những môn này vẫn còn tồn tại nhưng không được tổ chức thường xuyên vì quá tốn kém, không nhiều người thưởng thức những môn nghệ thuật này. Lâu lâu chúng tôi mới nghe nói tới có tổ chức hát cải lương, hát bội nhưng không nhiều.
Nói gì thì nói, “Nụ hôn đầu” là một kỷ niệm đánh dấu giai đoạn biết yêu đầu đời với trăm giấu ngàn che chỉ có mình biết, họ biết, ai biết. Dù xảy ra trong tình huống nào, đáng yêu hay đáng ghét vẫn để lại trong lòng ta một chút gì để thương, để nhớ. Để rồi, một ngày đẹp trời kỷ niệm lùa về...
Không quá phức tạp nhưng đủ để người đọc suy gẫm. Bài Headfirst chỉ là một ví dụ ngắn, dọc theo những trang sách trong tập thơ Night Sky with Exit Wounds, người đọc sẽ tìm thấy rất nhiều những ý nghĩ thâm trầm, những tứ thơ tự sáng nổi bật, không chỉ gây thích thú mà còn tạo ra những suy tư và nghi vấn về bản thân trong đời sống lưu vong.
Nhạc của Phạm Duy vừa mang nét dân tộc vừa phảng phất nét Tây Phương. Ông có những ca khúc giá trị nghệ thuật, giá trị nhạc lý để giới chuyên môn chiêm ngưỡng và học hỏi. Chính đầu óc sáng tạo của nhạc sĩ Phạm Duy với cảm xúc dồi dào và kiến thức âm nhạc để tạo nên những ca khúc tuyệt diệu. Tôi vẫn ngưỡng mộ những đoạn Chuyển Cung (Modulation) trong các ca khúc của Phạm Duy.
Hồi ký KIỀU CHINH NGHỆ Sĩ LƯU VONG đã được hội Văn Hoá Khoa Học giới thiệu với đồng hương Houston vào chiều ngày 3/10/2021 tại nhà hàng Ocean Palace trên đường Bellaire thuộc khu Hồng Kông 4. Trên 200 thân hữu và khán giả đã tham dự để chúc mừng và mua sách của ngôi sao điện ảnh số 1 của VNCH đã đạt được những thành công vang dội tại điện ảnh Hollywood trên 40 năm qua với trên 100 phim màn ảnh lớn, nhỏ và trở thành Huyền thoại của điện ảnh VN và của Hoa Kỳ.
Khi bạn nghe một người hát hay theo ý mình, cảm giác của bạn như thế nào? Phải chăng là thích thú, một phần khen ngợi, một phần ngưỡng mộ? Nếu ca khúc đó là ca khúc có liên quan đến quá khứ của mình, dính dấp đến hình hài ai đó, phải chăng lòng thêm phần đê mê, tâm tư bỗng dưng mềm xuống, bùi ngùi? Khi cảm xúc đã trôi qua, còn cảm tưởng thì sao?
Bước vào năm thứ 12, với kỹ thuật chiếu phim trực tuyến (online), Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (Viet Film Fest) 2021 sẽ giới thiệu một chương trình quy mô hơn nhằm tôn vinh những câu chuyện và văn hoá Việt trong điện ảnh.
Dường như từ đầu mùa dịch tới giờ tôi bị Cô Vít đẩy xa ra khỏi những buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật ở Miền Nam California. Nhưng chiều Thứ Bảy, ngày 25 tháng 9 năm 2021 tôi đã bị không khí sinh hoạt của buổi giới thiệu kịch phẩm “Kẻ Phá Cầu” của kịch tác gia Lữ Kiều và tiếng hát chinh phục lòng người của ca sĩ Thu Vàng lôi cuốn đến đỗi quên cả chuyện nàng Cô Vít vẫn còn quanh quẩn đâu đây.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.