Hôm nay,  

Trần Chí Phúc Và Đêm Nhạc Sài Gòn Một Thoáng 45 Năm 25/4/2020 Tại Quận Cam

28/02/202000:00:00(Xem: 4039)

TRAN CHI PHÚC
Nhạc sĩ Trần Chí Phúc.

 

Nhạc sĩ Trần Chí Phúc vừa viết xong ca khúc Sài Gòn Một Thoáng 45 Năm và sẽ trình diễn trong đêm nhạc do anh tổ chức vào Tối Thứ Bảy 25 /4/2020 tại Quận Cam.

 

Trần Chí Phúc là người viết nhiều ca khúc về Sài Gòn. Thành phố từng là thủ đô Miền Nam Tự Do đã mất tên từ một ngày khói lửa cuối tháng Tư năm 1975 tạo cảm hứng nồng nàn cho tác giả cho đến hôm nay.

 

 Bài đầu tiên là Sài Gòn Em Ở Đó viết cuối năm 1979 và kế tiếp là những bài mang dấu ấn thời gian như Sài Gòn Một Thoáng 20 Năm (1995), Sài Gòn Một Thoáng 30 Năm (2005), Sài Gòn Một Thoáng 40 Năm (2015)…Tính đến thời điểm này anh đã có 10 ca khúc Sài Gòn.

 

Khi ở thành phố San Jose, Trần Chí Phúc cứ mỗi 5 năm thì tổ chức một đêm nhạc chủ đề mùa 30/4 mời gọi những tiếng hát địa phương tham dự như năm 1995 tại Mini Club, 2000 tại Coffee Lovers, 2005 tại Le Petit Trianon Theater, 2010 tại Tòa Thị Chính San Jose.

 

Năm 2015 anh dời xuống Nam Cali và tổ chức đêm nhạc Sài Gòn Một Thoáng 40 Năm vào tối thứ bảy 18-4  tại hội trường VNCR trên đường Moran với sự tham dự đông đảo đồng hương.

 

Năm nay mùa 30 Tháng Tư 2020, đêm nhạc chủ đề tình khúc Sài Gòn của Trần Chí Phúc sẽ tiếp tục như năm năm trước- mới đó đã thoáng 5 năm trôi mau . Ngoài 10 ca khúc Sài Gòn đã có, anh viết thêm 5 bài nữa về chủ đề Sài Gòn.

 

Anh tâm sự rằng cảm hứng về thành phố này vẫn dồi dào. Chỉ có nghệ thuật là cách tốt nhất để giữ mãi cái tên Sài Gòn thương yêu trong lòng mọi người mặc dù nó đang bị nhà cầm quyền xóa tên và chờ một ngày tương lai thành phố sẽ lấy lại tên xưa. Lý do anh đưa ra rất vững vàng là dùng tên một cá nhân để đặt tên cho thành phố là không vững bền vì cá nhân đó có người ghét người thương tạo nên một sự chia rẽ trong lòng người, chỉ có tên địa danh là ổn nhất. Như thành phố Saint Peterbursg của nước Nga từng bị đổi thành Leningrad nhưng bây giờ trở lại tên cũ. Do đó, Trần Chí Phúc viết ca khúc mới nhất Ta Quyết Lấy Lại Tên Sài Gòn sẽ hát hợp ca.

 

Nhiều nhạc sĩ viết về Sài Gòn nhưng ca khúc Sài Gòn của Trần Chí Phúc có nét riêng; đó là ước mơ thành phố lấy lại tên Sài Gòn, nhớ người yêu xưa còn ở lại thành phố và bàng bạc ước mơ thành phố hồi sinh như câu “ Anh sẽ về vàng sắc cờ bay” ( Sài Gòn Mơ Ngày Hội Ngộ).

 

Bản Sài Gòn Em Ở Đó tạo nên tên tuổi Trần Chí Phúc có nét nhạc quyến rũ mà lời ca trau chuốt và có một đoạn rất đặc sắc “Em dáng yêu đôi vai gầy, làn tóc ngát hương say, mắt xanh nay u hoài, cuộc sống không ngày mai. Không một bóng tương lai, trong ngục tù chủ nghĩa, trong ngục tù giai cấp, ôi ngục tối đêm dài”. Trong một bản tình ca nồng nàn, bỗng khởi lên ngôn ngữ chính trị như giai cấp, chủ nghĩa thì thật là đáng nhớ.

 

Bản Sài Gòn Một Thoáng 45 Năm mở đầu: “Khi em mới sinh ra, anh đã xa Sài Gòn, khi em lớn lên, thành phố đổi chủ thay tên. Một ngày cuối Tháng Tư, anh từ giã quê hương, bao đau thương, bao chia ly và bao mất mát…” Người yêu trong bài hát là cô gái sinh năm 1975, đã không còn trẻ mà là 45 tuổi nhưng không biết gì về nét đẹp thơ mộng của Sài Gòn thuở xưa; nên tác giả viết thêm : Anh kể cho em nghe, nét xưa xinh Sài Gòn, em sẽ xót xa, một thời Hòn Ngọc Viễn Đông…”

 

Đó là nét mới trong 5 ca khúc về Sài Gòn mà Trần Chí Phúc viết năm 2020. Tác giả đang phân vân vì hát một lượt 15 ca khúc về Sài Gòn sẽ tạo nên sự nhàm chán; nhưng có lẽ hát một lần trong đêm nhạc rồi thôi. Có cảm hứng để viết nên ca khúc là điều khuyến khích, nhất là ca khúc về Sài Gòn- thành phố đã mất tên.

 

Đã có các tiếng hát nhận lời trình diễn trong đêm Thứ Bảy 25-4-2020, VÀO CỬA MIỄN PHÍ, là Đồng Thảo, Ngọc Diệp từ San Jose; Thùy Linh từ Dallas; Như Mai, Nam Trân, Minh Tâm, Huy Hoàng… của Quận Cam và sẽ có thêm nữa. 
Phần nhạc đệm thì có tiếng đàn  2 cây ghi ta ấm áp; có thể dùng Keyboard cho tiết điệu phong phú; nhưng có lẽ tiếng đàn giây vẫn lãng mạn trữ tình thích hợp hơn cho đêm nhạc chủ đề thính phòng.

 

Mọi liên lạc tác giả qua email: chiphuctran@yahoo.com

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Berlin sinh vào ngày 11 tháng 5 năm 1888 tại Israel Beilin, trong lãnh địa của Đế Quốc Nga. Dù gia đình ông đã đến từ một làng nhỏ người Do Thái tại Tolochin (ngày nay là Belarus), giấy tờ nói rằng ông đã được sinh tại Tyumen, Siberia. Ông là một trong 8 người con của Moses (1848-1901) và Lena Lipkin Beilin (1850-1922). Cha ông, người điều khiển ban nhạc tại giáo đường, đã đưa cả gia đình đến Mỹ, giống như nhiều gia đình Do Thái khác đã làm như thế vào cuối thế kỷ 19. Ngày 14 tháng 9 năm 1893, gia đình ông đến Đảo Ellis tại Thành Phố New York. Gia đình rời lục địa cũ từ Antwerp trên tàu SS Rijnland từ Red Star Line.
Cô nói trong đêm Oscar ở Los Angeles: "Tôi đã luôn tìm thấy tính thiện trong mọi người tôi gặp, mọi nơi tôi đi trên thế giới (cầm tượng vàng lên) và giải này là giành cho mọi người có niềm tin và lòng can đảm để sống với tính thiện trong mình và người, bất kể gian nan cuộc đời thế nào. Và giải thưởng này là cho quý vị, chính quý vị là cảm hứng để tôi tiếp tục."
Tuy từ nay chúng ta sẽ không còn được gặp cô, không còn được nghe trực tiếp “tiếng hát bay trên thành phố bâng khuâng” đã làm rung động lòng người nhạc sĩ năm nào, nhưng tôi chắc rằng chúng ta vẫn nhớ và yêu quý mãi giọng ca ấy, giọng ca thật xứng danh là giọng ca “vàng mười’.
Một ngày lái xe lang thang vùng Quận Cam, Nam Cali chợt thấy tên đường Saigon ở một khu dân cư của người Mỹ bản xứ thuộc thành phố Santa Ana, lòng chợt xúc động. Nên biết rằng ở khu phố gọi là Little Saigon Nam Cali, trên đường Bolsa thuộc thành phố Westiminster, có tên đường Saigon, nhưng thực ra không có số nhà và tên đường để bưu điện Hoa Kỳ gởi thư và phát thư; còn con đường Saigon thuộc thành phố Santa Ana này có số nhà bình thường như những con đường khác.
Chỉ với công trình “70 Năm Tình Ca trong âm nhạc Việt Nam”, Hoài Nam đã đủ để lại đời một món quà quý báu hiếm có cho những người yêu chuộng âm nhạc miền Nam nói riêng, và kho tàng văn hóa Việt Nam nói chung.
Khi định cư ở hải ngoại, tôi đã nghe nhiều ca khúc về Hà Nội nhưng không thích bằng những ca khúc xa xưa… cho đến khi nghe ca khúc Hà Nội Ngày Tháng Cũ của Song Ngọc. Khi chia sẻ với anh điều nầy, anh cũng cho biết có vài thân hữu di cư từ năm 1954, xa Hà Nội, nhớ Hà Nội nên thích nghe các ca khúc về Hà Nội nhưng mang “màu sắc chính trị” nên không phù hợp.
Đoàn Chuẩn chỉ sáng tác trong một thập niên (1947-1958), ca khúc đầu tay Ánh Trăng Mùa Thu (1947) và từ đó với nhiều ca khúc đã nổi tiếng qua năm tháng, vượt thời gian và không gian, và vài ca khúc được sáng tác rải rác trong những thập niên sau, trong đó ca khúc Vĩnh Biệt chỉ riêng cho hình ảnh người tình lỡ dở, được đề cập trong thời gian sau nầy.
Lễ trao Giải Grammy hàng năm lần thứ 63 đã diễn ra vào tối Chủ Nhật, ngày 14 tháng 3 năm 2021, sau khi bị trì hoãn vào ngày dự định 31 tháng 1 vì quan ngại đại dịch vi khuẩn corona, theo bản tin của Yahoo Music cho biết hôm 14 tháng 3.
“Raya và Rồng Thần Cuối Cùng” là một bộ phim hoạt hình mới của hãng phim Walt Disney Animation Studios. Bộ phim sẽ đưa người xem đến với một cuộc hành trình thú vị và hoành tráng tại thế giới tưởng tượng của Kumandra. Raya buộc phải một mình lãnh trọng trách nguy hiểm là truy tìm rồng thần cuối cùng trong truyền thuyết để khôi phục lại vương quốc bị chia rẽ và đoàn kết người dân. xuyên suốt chuyến phiêu lưu, cô nhận ra rằng rồng thần không đủ để giải cứu thế giới — Để làm điều đó, cần phải có sự tin tưởng, tinh thần đồng đội, tình bạn và sự khôn ngoan của cộng đồng của cô ấy nữa.
Tôi biết một người ca sĩ. Nghe cô hát, cảm tưởng của một vũ trụ đang vỡ òa ra từ lồng ngực của cô. Cái giọng hát không cần đến bất cứ phương tiện trợ thanh nào. Nó lan tỏa ra mọi ngõ ngách của tâm hồn, nó tạo dựng nên một thế giới âm thanh mà người nghe hằng khao khát, hằng mơ ước trong những giấc mơ nửa tỉnh nửa thức.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.