Hôm nay,  

Trần Chí Phúc Và Đêm Nhạc Sài Gòn Một Thoáng 45 Năm 25/4/2020 Tại Quận Cam

28/02/202000:00:00(Xem: 4019)

TRAN CHI PHÚC
Nhạc sĩ Trần Chí Phúc.

 

Nhạc sĩ Trần Chí Phúc vừa viết xong ca khúc Sài Gòn Một Thoáng 45 Năm và sẽ trình diễn trong đêm nhạc do anh tổ chức vào Tối Thứ Bảy 25 /4/2020 tại Quận Cam.

 

Trần Chí Phúc là người viết nhiều ca khúc về Sài Gòn. Thành phố từng là thủ đô Miền Nam Tự Do đã mất tên từ một ngày khói lửa cuối tháng Tư năm 1975 tạo cảm hứng nồng nàn cho tác giả cho đến hôm nay.

 

 Bài đầu tiên là Sài Gòn Em Ở Đó viết cuối năm 1979 và kế tiếp là những bài mang dấu ấn thời gian như Sài Gòn Một Thoáng 20 Năm (1995), Sài Gòn Một Thoáng 30 Năm (2005), Sài Gòn Một Thoáng 40 Năm (2015)…Tính đến thời điểm này anh đã có 10 ca khúc Sài Gòn.

 

Khi ở thành phố San Jose, Trần Chí Phúc cứ mỗi 5 năm thì tổ chức một đêm nhạc chủ đề mùa 30/4 mời gọi những tiếng hát địa phương tham dự như năm 1995 tại Mini Club, 2000 tại Coffee Lovers, 2005 tại Le Petit Trianon Theater, 2010 tại Tòa Thị Chính San Jose.

 

Năm 2015 anh dời xuống Nam Cali và tổ chức đêm nhạc Sài Gòn Một Thoáng 40 Năm vào tối thứ bảy 18-4  tại hội trường VNCR trên đường Moran với sự tham dự đông đảo đồng hương.

 

Năm nay mùa 30 Tháng Tư 2020, đêm nhạc chủ đề tình khúc Sài Gòn của Trần Chí Phúc sẽ tiếp tục như năm năm trước- mới đó đã thoáng 5 năm trôi mau . Ngoài 10 ca khúc Sài Gòn đã có, anh viết thêm 5 bài nữa về chủ đề Sài Gòn.

 

Anh tâm sự rằng cảm hứng về thành phố này vẫn dồi dào. Chỉ có nghệ thuật là cách tốt nhất để giữ mãi cái tên Sài Gòn thương yêu trong lòng mọi người mặc dù nó đang bị nhà cầm quyền xóa tên và chờ một ngày tương lai thành phố sẽ lấy lại tên xưa. Lý do anh đưa ra rất vững vàng là dùng tên một cá nhân để đặt tên cho thành phố là không vững bền vì cá nhân đó có người ghét người thương tạo nên một sự chia rẽ trong lòng người, chỉ có tên địa danh là ổn nhất. Như thành phố Saint Peterbursg của nước Nga từng bị đổi thành Leningrad nhưng bây giờ trở lại tên cũ. Do đó, Trần Chí Phúc viết ca khúc mới nhất Ta Quyết Lấy Lại Tên Sài Gòn sẽ hát hợp ca.

 

Nhiều nhạc sĩ viết về Sài Gòn nhưng ca khúc Sài Gòn của Trần Chí Phúc có nét riêng; đó là ước mơ thành phố lấy lại tên Sài Gòn, nhớ người yêu xưa còn ở lại thành phố và bàng bạc ước mơ thành phố hồi sinh như câu “ Anh sẽ về vàng sắc cờ bay” ( Sài Gòn Mơ Ngày Hội Ngộ).

 

Bản Sài Gòn Em Ở Đó tạo nên tên tuổi Trần Chí Phúc có nét nhạc quyến rũ mà lời ca trau chuốt và có một đoạn rất đặc sắc “Em dáng yêu đôi vai gầy, làn tóc ngát hương say, mắt xanh nay u hoài, cuộc sống không ngày mai. Không một bóng tương lai, trong ngục tù chủ nghĩa, trong ngục tù giai cấp, ôi ngục tối đêm dài”. Trong một bản tình ca nồng nàn, bỗng khởi lên ngôn ngữ chính trị như giai cấp, chủ nghĩa thì thật là đáng nhớ.

 

Bản Sài Gòn Một Thoáng 45 Năm mở đầu: “Khi em mới sinh ra, anh đã xa Sài Gòn, khi em lớn lên, thành phố đổi chủ thay tên. Một ngày cuối Tháng Tư, anh từ giã quê hương, bao đau thương, bao chia ly và bao mất mát…” Người yêu trong bài hát là cô gái sinh năm 1975, đã không còn trẻ mà là 45 tuổi nhưng không biết gì về nét đẹp thơ mộng của Sài Gòn thuở xưa; nên tác giả viết thêm : Anh kể cho em nghe, nét xưa xinh Sài Gòn, em sẽ xót xa, một thời Hòn Ngọc Viễn Đông…”

 

Đó là nét mới trong 5 ca khúc về Sài Gòn mà Trần Chí Phúc viết năm 2020. Tác giả đang phân vân vì hát một lượt 15 ca khúc về Sài Gòn sẽ tạo nên sự nhàm chán; nhưng có lẽ hát một lần trong đêm nhạc rồi thôi. Có cảm hứng để viết nên ca khúc là điều khuyến khích, nhất là ca khúc về Sài Gòn- thành phố đã mất tên.

 

Đã có các tiếng hát nhận lời trình diễn trong đêm Thứ Bảy 25-4-2020, VÀO CỬA MIỄN PHÍ, là Đồng Thảo, Ngọc Diệp từ San Jose; Thùy Linh từ Dallas; Như Mai, Nam Trân, Minh Tâm, Huy Hoàng… của Quận Cam và sẽ có thêm nữa. 
Phần nhạc đệm thì có tiếng đàn  2 cây ghi ta ấm áp; có thể dùng Keyboard cho tiết điệu phong phú; nhưng có lẽ tiếng đàn giây vẫn lãng mạn trữ tình thích hợp hơn cho đêm nhạc chủ đề thính phòng.

 

Mọi liên lạc tác giả qua email: chiphuctran@yahoo.com

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Steven Spielberg, người viết truyện mà bộ phim “The Goonies” dựa vào đó để đóng, nói với Variety rằng Donner là “thiên tài về rất nhiều thể loại.” “Ở trong quỹ đạo của ông ấy giống như đi chơi với người huấn luyện yêu thích của bạn, giáo sư thông minh, nhà động viên quyết liệt, người bạn đáng mến nhất, đồng minh trung thành nhất, và – dĩ nhiên – Goonie vĩ đại nhất,” theo Ông Spielberg cho biết. Sinh tại Quận Bronx, New York, Donner đã bắt đầu vào ngành truyền hình vào đầu thập niên 1960s, với nhiều uy tín gồm loạt phim “The Twilight Zone” và phim kinh dị tình báo “The Man From Uncle.” Nhưng phải đợi đến giữa thập niên 1970s ông mới ghi dấu ấn tại Hollywood. Tác phẩm “Superman” năm 1978 của ông với sự tham gia của ngôi sao Christopher Reeve thường được xem như là phim siêu anh hùng hiện đại đầu tiên.
Spears đã chỉ trích cách mà gia đình của cô, gồm cha cô là ông Jamie Spears, đã hành xử quyền giám quản đối với cô và phản ứng với những quan ngại của cô về việc chăm sóc của cô. “Gia đình tôi đã chẳng làm điều gì cả,” theo cô nói. “Bất cứ điều gì xảy ra đối với tôi cũng phải được chấp thuận bởi cha tôi… ông là người chấp thuận mọi thứ. Cả gia đình tôi đã không làm gì cả.”
SANTA ANA - Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (Viet Film Fest) hiện đang trình chiếu loạt phim ngắn đoạt giải mang chủ đề “Cùng Dưới Mái Nhà” (“Under the Same Roof”) trên mạng online miễn phí tại trang nhà https://vietfilmfest.eventive.org/welcome cho đến hết ngày 30 tháng 6, 2021. Loạt phim ngắn bao gồm các phim Ngày Giỗ (The Anniversary) của Hàm Trần, Hiếu của Richard Văn, Chez Moi (My Home) của Phương Mai Nguyễn, Like Mother, Like Daughter của Kady Lê, Xe Tải Của Bố (My Father’s Truck) của Mauricio Osaki,và Walk Run Cha-Cha của Laura Nix. Các phim này đã từng đoạt giải ở Viet Film Fest hoặc ở các đại hội điện ảnh quốc tế.
Sau màn ra mắt ấn tượng tại 19 rạp vào cuối tuần dịp Lễ Memorial Day, lọt vào “Top 10” phim mới phát hành đạt doanh thu phòng vé cao nhất tại Hoa Kỳ, và xếp thứ nhất xét theo doanh thu trung bình mỗi rạp, Bố Già (Dad, I'm Sorry) đã vượt mốc 1 triệu USD chỉ sau ba kỳ nghỉ cuối tuần, trở thành phim Việt Nam đầu tiên trong lịch sử đạt mức doanh thu phòng vé này tại Hoa Kỳ.
Lần đầu gặp anh Trường Hải năm 1982 tại Calgary Canada, lúc đó anh qua trình diễn mấy ca khúc phổ từ thơ Nguyễn Chí Thiện Tiếng Vọng Từ Đáy Vực. Lần thứ nhì tại Quận Cam, cuối tháng 11 năm 2014 để phỏng vấn viết bài về anh. Mời đọc để tưởng nhớ ca nhạc sĩ Trường Hải vừa từ giã nhân thế sáng ngày 11 tháng 6 năm 2021 tại Nam California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 83 tuổi.
Có những tiếng hát và lời ca mà chỉ cần một lần nghe qua cũng đủ cho dư âm của nó đọng lại tận đáy sâu của ký ức và lòng mình. Trong số đó, đối với tôi nó chính là tiếng hát của người nữ ca sĩ Thu Vàng.
Chỉ với 19 rạp, Bố Già (Dad, I'm Sorry) gây chú ý khi lọt top 10 phim đạt doanh thu phòng vé cao nhất Hoa Kỳ dành cho các bộ phim mới phát hành vào cuối tuần dịp Lễ Memorial Day năm nay, và xếp hạng nhất xét theo doanh thu trung bình mỗi rạp
Cái tên Trung Nghĩa Tây Ban Cầm được giới yêu nhạc biết tới từ cuốn Cassette đầu tiên phát hành ở hải ngoải năm 1976 là cuốn Khi Tôi Về với tiếng hát Khánh Ly và một cây đàn ghi ta Trung Nghĩa.
Nhận được tin buồn, Nhà Nghiên Cứu Gốm Sứ và Nhà Sưu Tập Mỹ Thuật Trống Đồng Phan Quốc Sơn, đã từ trần ngày 18/5/2021 tại tự gia ở Quận Cam. Việt Báo cùng toàn thể thân hữu gần xa xin chia buồn cùng chị Monique Lâm và tang quyến. Đồng Kính Phân Ưu: Kiều Chinh, Trần Dạ Từ-Nhã Ca, Nguyễn Xuân Nghĩa, Phan Tấn Hải, Khánh Trường, Trịnh Y Thư, Trần Hạnh, Phạm Việt Cường, Phạm Phú Minh, Phạm Quốc Bảo, Nguyên Khai, Ann Phong, Huỳnh Hữu Ủy, Nguyễn Việt Hùng, Cao Bá Minh, Nguyễn Đồng-Nguyễn Thị Hợp, Hồ Thành Đức, Nguyễn Đình Thuần, Đặng Phú Phong, Bích Huyền, Nguyễn Thanh, Adam Hồ, Trịnh Thanh Thủy, Nguyễn Tú A, Trần Duy Đức, Lê Quang Hào, Vũ Quí Hạo Nhiên-Y Sa, Hòa Bình
Dựa theo web-drama thành công cùng tên, Bố Già (Dad, I’m Sorry) dẫn dắt chúng ta đi sâu vào cuộc sống trong những con hẻm nhỏ Sài Gòn thông qua nhân vật Ba Sang (Trấn Thành), một ông già bao đồng, luôn hết lòng vì mọi người. Sống trong một gia đình không hòa thuận êm ấm, ngày qua ngày, Ba Sang hi sinh bản thân để duy trì sự cân bằng mong manh giữa các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ của mình. Là sự pha trộn hoàn hảo giữa yếu tố hài hước và đồng cảm, Bố Già (Dad, I’m Sorry) mang lại cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, theo phong cách Little Miss Sunshine, với góc nhìn độc đáo và ý nghĩa về những kiểu gia đình phức tạp.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.