Hôm nay,  

San Jose – Giải Thi Hoa Hậu Áo Dài California 2020 Tiếp Nối Thành Công- Tiffany Phương Nhìn Đoạt Vương Miện

10/01/202015:03:00(Xem: 12634)

 
blank
 

Cộng đồng Việt Nam hải ngoại bước qua 45 năm hiện hữu và cuộc thi Hoa Hậu Áo Dài tổ chức hàng năm vào ngày cận Tết ở San Jose cũng bước sang năm thứ 33. Đây là một điểm son dành cho một tổ chức, một giải thi mang nét văn hóa dân tộc kéo dài đến như vậy. Trước đây ở Nam Cali có giải thi Hoa Hậu Áo Dài Long Beach nhưng giải thi này đã không còn và chỉ còn lại giải thi Hoa Hậu Áo Dài Bắc Cali khởi đầu trong hội chợ Tết San Jose tại Fairground vào năm 1986 và hôm nay đổi thành Giải Hoa Hậu Áo Dài California.
 

Trong những năm đầu thành lập cuối thập niên 80, Giải Hoa Hậu Áo Dài ở San Jose tổ chức cùng Hội Tết, đây là một tiết mục hấp dẫn tạo nét phong phú cho Hội Tết San Jose; dần dần Giải Hoa Hậu Áo Dài tổ chức riêng tại rạp hát Santa Clara Convention Center 600 chỗ ngồi với qui mô lớn hơn.
 
blank

Điểm đặc biệt của Giải Thi Hoa Hậu Áo Dài Bắc Cali nay đổi thành Hoa Hậu Áo Dài California là các Hoa Hậu và Á Hậu thường tham dự các sinh hoạt văn hóa của Cộng đồng Việt Nam  tại địa phương. Điều này nói lên nét đáng nhớ và tầm quan trọng của Giải Thi Hoa Hậu Áo Dài tại San Jose.
 

Giải thi Hoa Hậu Áo Dài California năm 2020 diễn ra vào chiều Thứ Bảy 4 tháng 1 năm 2020 tại rạp hát Santa Clara Convention Center gồm 14 thí sinh; có 2 thí sinh đến từ Los Angeles. Ban giám khảo gồm 9 vị; tối Thứ Sáu 3 tháng 1, 2020 ban giám khảo gặp riêng các thí sinh để phỏng vấn và tìm hiểu rõ hơn các thí sinh và chấm điểm. Điểm chấm trong buổi này chiếm 50% , và 50% là trên sân khấu, cho nên hai lần chấm điểm đều quan trọng ngang nhau.
 
blank

14 thí sinh chọn ra 10 thí sinh vào vòng nhì và vào vòng bán kết còn 5 thí sinh để chọn ra Hoa Hậu và Á Hậu. Các thí sinh được hỏi bằng tiếng Anh và tiếng Việt và mỗi thí sinh trả lời bằng ngôn ngữ mà họ chọn.
 

Kết quả cuộc thi Hoa Hậu Áo Dài California 2020 như sau:
 

Hoa Hậu : Tiffany Phuong Nhin, 24 tuổi, cô giáo.
Á Hậu Hoàn Mỹ: Nguyễn Thanh Trúc , 22 tuổi
 

Á Hậu II: Lily Vân Đặng

Á Hậu III: Katherine Vũ

Á Hậu IV: Phan Thiên An
 
Miss Saigon - Hoa Khôi Saigon: Katherine Lê, 16 tuổi

Miss Teen Vietnam California: Valerie Lâm
 

Á Hậu Khả Ái: Kim Huỳnh
Á Hậu Kiều Diễm: Julia Nguyễn


 
blank

Chủ đề năm nay là Tết Và Hương; chữ Hương cũng là câu hỏi đặt ra cho các thí sinh và có người trả lời rằng đây là quê hương, là hương thơm văn hóa Việt Nam, là mùi hương gợi nhớ kỷ niệm, mùi của nhang trầm, mùi của hoa thơm…
 

Các thi sinh trong y phục dân tộc thiểu số trong điệu múa mở đầu buổi thi là điểm nổi bật của chương trình. Các em thiếu nhi trong các màn múa điêu luyện làm khán giả tán thưởng. Có thêm phần trình diễn thời trang của Macy’s tạo nét rộn ràng cho giải thi. Nữ nhạc sĩ ghi ta Lolah ôm đàn hát tiếng Anh và tiếng Việt cũng là tiết mục lạ.
 
blank

Sự góp phần trình diễn của nhiều khuôn mặt trong cộng đồng VN tại San Jose nói lên sự phong phú của Giải Thi Hoa Hậu Áo Dài Calfornia 2020. Điều cần biết là sự tiếp tay của rất nhiều người trẻ gồm các hoa hậu á hậu những năm trước, nhiều người tình nguyện để có thể tổ chức được một Giải Thi Hoa Hậu Áo Dài California 2020 thành công như vậy.
 

Cô Huyền Trân, người từng tham dự vào ban tổ chức Hoa hậu Áo dài ở San Jose vào năm 1989 và hiện nay là Trưởng Ban Tổ Chức Hoa Hậu Áo Dài California. Hi vọng là giải thi mang nét văn hóa dân tộc này còn tiếp tục kéo dài nhiều năm nữa.


blank

Người viết bài này, nhận lời làm giám khảo cho giải thi Hoa Hậu Áo Dài California 2020 là muốn bày tỏ sự ủng hộ dành cho giải thi đã được 33 năm này. Năm 1987, người viết đã từng làm giám khảo hoa hậu áo dài, trong Hội Tết, lúc đó tổ chức rất đơn sơ.

Trong nhiều năm đầu, mỗi lần chọn được Hoa hậu Áo Dài là ban tổ chức mời người viết phỏng vấn Hoa Hậu và viết một bài báo về người đẹp Mùa Xuân năm đó; đây cũng là một kỷ niệm dễ thương về giải Hoa Hậu Áo Dài ở San Jose.
 
blank

Mấy tháng trước, tin tức cho biết tại nước Tàu đã có cuộc trình diễn thời trang mà trong đó có chiếc áo dài Việt Nam mà ban tổ chức đã mập mờ nói là y phục của Tàu; và đã dấy lên nỗi lo ngại về một sự xâm lăng văn hóa.
 

Chào mừng Hoa Hậu Áo Dài California 2020 và những Á Hậu. Chúc mừng Giải Thi Hoa Hậu Áo Dài California 2020 thành công và chúc giải thi còn tiếp tục nhiều năm nữa; một nét đẹp văn hóa của cộng đồng Việt Nam hải ngoại.

blank

 

Hình chụpJason Nguyen, Victor Hong, Ted Brockman, Sean Sato, Cat Tran



 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trở lại đề tài Karaoke, “ca ra” thuộc về hát, “ô kê” thuộc về nghe. Có nghĩa, hát và nghe là giao tiếp. Người hát truyền dẫn cảm xúc hay, lôi cuốn, người nghe hưởng ứng nhiệt tình, gây cho người hát gia tăng cảm xúc, thêm hứng khởi, hát tận tình. Trong suốt khoảng thời gian trình bày ca khúc, sự hỗ tương giữa hát và nghe là động cơ làm cho bài trình diễn đó đạt được giá trị cao.
Sài gòn ơi đường phố vắng không người Vào những ngày cơn ác mộng khôn nguôi Tôi muốn nói về một niềm hy vọng Niềm tin yêu và hy vọng đời đời
Nói đến việc tập hát Karaoke, tôi nghĩ, có lẽ không có công việc gì mà một số lớn người Việt có thể tự nguyện tập luyện hăng say như vậy. Thời giờ dùng để tập hát, có lẽ, ngang ngửa với thời giờ xem phim bộ. Say mê. Tưởng tượng. Đi làm về, bật máy lên hát. Ngủ dậy, vừa thay đồ vừa hát lập đi lập lại kẻo quên giai điệu. Tắm hát. Lái xe hát. Vào sở làm, hát lén. Ăn trưa ngồi một mình, hát lẩm bẩm. Tôi có một anh bạn, ngày thường cũng như cuối tuần, ngoài những lúc đi họp hát, lúc nào cũng thấy anh ngồi thẳng thóm nơi ghế sa lông dài, nhìn chăm chăm vào máy truyền hình, miệng hát và tự làm duyên một mình, tay đưa lên diễn tả như đang đứng trên sân khấu. Vợ anh ta than phiền, Ổng không làm gì hết. Tối ngày ngồi một chỗ hát đến nổi lủng luôn ghế da. Năm xưa, vợ chờ chồng đi chinh chiến đến nổi hóa đá. Nay, vợ chờ chồng ca hát, lạnh lẽo gối giường. Khuya khoắt mới chịu vào ngủ. Bạn tôi đến nay đã thành ca sĩ đối với một số thân hữu có giới hạn.
Sài Gòn đại dịch, những con đường vắng ngắt, những con hẻm buồn tênh, những mặt người sầu lo. Quán xá hoang vu, chợ búa im lìm, thành phố phong tỏa rồi. Dòng người nghẹn ngào, lìa xa thành phố, tìm đường về quê, nương náu với người thân, ước mong trở lại khi dịch cúm không còn. Nhưng anh còn em, đôi ta còn nhau, ta yêu Sài Gòn bao mùa mưa nắng, ta thương Sài Gòn năm tháng vẫn hiên ngang. Vững tin quê hương lướt qua cơn đại dịch.
Có một sự kiện rất lý thú là trong Kinh Phật kể chuyện một hôm, lúc Đức Phật còn tại thế, các nhạc thần Càn Thát Bà (Gandharva) đã đến chỗ Đức Phật và tấu nhạc để cúng dường Ngài và Đại Chúng. Nhạc của những nhạc thần này hay và sống động đến độ nhiều vị đệ tử của đức Phật cũng bị lôi cuốn và đứng dậy nhảy múa theo tiếng nhạc dù chỉ là giây lát. Sự việc này cho thấy rằng từ thời Đức Phật vào thế kỷ thứ 6 trước tây lịch âm nhạc đã xuất hiện trong các pháp hội, các sinh hoạt của thất chúng đệ tử Phật.
Anh bạn thi sĩ, Nguyễn Bá Trạc, cho tôi một lời khuyên, khi mới vừa bước chân vào xóm văn chương. Anh nói: -“Ai khen mình, dù không đúng, cũng vui. Nếu khen đúng, lại càng vui hơn. Ai chê mình, dù không đúng, cũng buồn. Nếu chê đúng, lại càng buồn hơn.” Thật là chí lí. Tôi có hàng trăm kinh nghiệm về chuyện này. Trong các loại chê, lời vợ chê là đau đớn nhất, lưu trữ lâu dài nhất, thông thường là đúng nhất. Nếu biết sửa đổi những gì vợ chê, những người đàn ông đó đều trở thành thiên tài. Còn lời vợ khen thì sao? Đề phòng, sắp tốn tiền.
What the Horse Eats, tựa đề tiếng Việt là Trong Bụng Ngựa, là vở opera kể một câu chuyện có thật xảy ra thời Nhật chiếm đóng Việt Nam năm 1945. Ở những làng quê miền Bắc, những cái xác trơ xương nằm vất vưởng ngoài đường. Người ta, cũng là những bộ xương còn sống còn đi được, gom xác chết chất lên xe cun cút đem chôn tập thể. Cả làng tiêu điều như thành phố ma. Hơn hai triệu người Việt Nam đã chết đói. Dân số vào thời đó là 18 triệu. Chiến tranh, nạn đói, chế độ thực dân dồn ép con người ta phải lựa chọn giữa sự sống và cái chết, giữa danh dự và tình thương cho con. Một anh chăn ngựa lo lắng cho gia đình, đặc biệt là đứa con mới chào đời. Anh phải nhận lời làm không công cho viên Đại Uý Nhật, chăm nom con Ngựa Trắng quý của ông ta, cùng lúc anh mang trong đầu một tính toán táo bạo. Người vợ của anh thì đang vật lộn với trách nhiệm và tình thương của người mẹ, chỉ biết gắng gượng nuốt rễ cây. Hai vợ chồng cố gắng sống mòn trong danh dự. Cuối cùng, cùng đường, họ đành chấp nhận
Trầm Tử Thiêng đã hiến trọn một đời cho âm nhạc, ông được hàng triệu người thương yêu mến mộ. Kho tàng nghệ thuật của ông là 200 ca khúc tình yêu, thân phận, quê hương và chiến chinh. Hành trình sáng tác cũng như tác phẩm của Trầm Tử Thiêng gắn liền với thời cuộc của đất nước và mối tình của chính cuộc đời ông…
Không hiểu vì lý do gì mà nhạc sĩ Lan Đài sáng tác nhiều ca khúc mang nỗi buồn man mác xa xôi trong khi nghề nghiệp và tình yêu với cuộc sống cũng là niềm ước mơ của nhiều người. Trong thời gian qua, tôi đã viết nhiều về thơ văn nơi phố cổ Hội An, càng về già càng nhớ nơi chốn với bao nhiêu kỷ niệm của thuở học trò. Hai đêm qua, tôi nghe lại những ca khúc của nhạc sĩ Lan Đài và viết những dòng nhạc về ông với niềm thương cảm.
Trong hồi ký, Bejarano kể rằng việc bà được cứu bởi các binh sĩ Hoa Kỳ là những người đã cho bà cây đàn accordion, mà bà đã chơi vào ngày binh sĩ Mỹ và những người sống sót của trại tập trung nhảy múa chung quanh tấm hình bị đốt cháy của Adolf Hitler để ăn mừng Đồng Minh chiến thắng Đức Quốc Xã. Bejarano đã di cư tới Do Thái sau chiến tranh và lập gia đình với Nissim Bejarano. Cặp vợ chồng này có 2 người con, Edna và Joram, trước khi trở về Đức vào năm 1960. Sau một lần nữa chống chủ nghĩa bài Do Thái công khai, Bejarano quyết định hoạt động chính trị, đồng sáng lập Ủy Ban Auschwitz vào năm 1986 để giúp những người sống sót nền tảng cho những câu chuyện của họ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.