Hôm nay,  

Cảm nghĩ trong buổi ra mắt tiểu thuyết “Dòng Đời”: Cảm hứng sáng tác

11/11/202409:06:00(View: 5373)
blank                 Lưu niệm: Nhóm Triết (Đại học Văn Khoa) và thân hữu
 

Trong buổi ra mắt tiểu thuyết “Dòng Đời”:

Cảm hứng sáng tác

 

Lê Lạc Giao

 
(Giới thiệu của Việt Báo:
 Buổi ra mắt sách Dòng Đời của nhà văn Lê Lạc Giao đã thực hiện hôm Thứ Bảy 9/11/2024 tại tiệm Coffee Factory, ở Quận Cam, Califonia. Người MC là Phạn Dụy từ Houston bay tới. Góp mặt văn nghệ có các ca sĩ: Thu Vàng, Dạ Lan, Tuyết Thanh, Lại Tôn Dũng, Trịnh Thanh Thủy, Phan Dụy, Thái Hoàng… Có mặt GS Trần Huy Bích, và nhiều văn nghệ sĩ, bạn hữu như Cung Tích Biền, Hoàng Thị Kim, Phạm Quốc Bảo, Trịnh Y Thư, Lê Giang Trần, Vũ Hoàng Thư, Phạm Tín An Ninh, Đặng Thơ Thơ, Pauline Đàm, Thanh Lương, Nguyễn Thị Khánh Minh, Tô Đăng Khoa, Vương Quang Tuệ, Vương Hải Yến và vợ chồng Hải Âu, Nguyễn Bá Tùng, Phan Tấn Hải, Vĩnh Thi… Sau đây là bài nói chuyện của nhà văn Lê Lạc Giao.)
 
blank blank

 
G
iới thiệu sách với tôi là giới thiệu cảm hứng sáng tác văn học của chính tác giả. Có thể là một đề tài mang tính triết học văn chương rộng rãi, hay một điều nào đó nặng tính cảm xúc như buồn vui đời thường mà bất kỳ ai cần bạn bè, người thân chung quanh chia sẻ. Nói như thế có nghĩa tôi muốn đơn giản hóa một vấn đề lớn lao mà có thể phải mất nhiều thời gian và công sức nghiên cứu.
 

Điểm mấu chốt quan trọng mà tôi muốn nói chính là văn chương hay văn học, với quan niệm ít nhiều liên hệ đến cái mà người xưa có nói “Ta hồ văn chương chi sự, thốn tâm thiên cổ” ý nghĩa  Hỡi ôi chuyện văn chương chỉ một tấc lòng nhưng mãi ngàn sau. Đến thi hào Đỗ Phủ ngậm ngùi thêm rằng “Văn chương thiên cổ sự, đắc thất thốn tâm tri.” Ý muốn nói Chuyện văn chương muôn đời, được mất chỉ tấc lòng này biết. Đúng là một vấn đề nhưng tôi muốn nói đến cái hồn của văn chương chứ không đề cập văn chương với cơ cấu hay triết học của nó. Và cái hồn ở đây cũng chỉ nêu ra vài nét cơ bản nhưng cũng đủ vui buồn, cay đắng mà người làm văn chương nghệ thuật cưu mang nó.
 blank

 blank 
Nghệ thuật tự nó mang tính chung nhất trong bao riêng lẻ cuộc đời. Thế nên Sáng tác nghệ thuật là hành trình của nỗi cô đơn riêng lẻ tìm kiếm một chia sẻ, là khát vọng cùng cực sự hoàn tất trong mọi dở dang. Do đó, có thể nói tác phẩm nghệ thuật mang tính dở dang vĩnh cữu trong trạng huống hoàn tất nên tự thân mang tính bi kịch. Magnum Opus (Kiệt tác) chỉ là kiểu tán dương người đời đối với công sức của người làm nghệ thuật chứ yếu tính của tác phẩm nghệ thuật luôn luôn là sự dở dang muôn đời.  Người làm nghệ thuật sống với cái thực tại mà như là ảo ảnh, tham dự bao cuộc đời nhân vật với sự chọn lựa chắt lọc để rồi đau đớn nhận ra mình là nạn nhân của việc săn đuổi  hạnh phúc, nhưng lại quên mình là chứng nhân của một cuộc tình tan vỡ trong một đoạn đời phù phiếm nào đó.
  

Văn chương song hành với tồn tại con người. Nếu con người phải đấu tranh vất vả để mưu sinh thì văn chương là thứ đấu tranh giúp con người thấm thía ý nghĩa cuộc nhân sinh một cách sâu sắc nhất bằng chữ nghĩa. Nó làm nhẹ đi nỗi nhọc nhằn đồng thời cũng là một phương thuốc chữa trị nỗi cùng khốn của cuộc nhân sinh. Tính phổ quát của nó như thế, nhưng hôm nay tôi muốn đề cập đến vấn đề sáng tác nghệ thuật nói chung và sáng tác văn học nói riêng. Sáng tác tự thân là cuộc đấu tranh chính bản thân với môi trường chung quanh mình. Có thể là thiên nhiên hay xã hội nhưng để có được điều đó bắt buộc phải có cảm hứng sáng tác. Vai trò cảm hứng sáng tác quan trọng hàng đầu trong việc hình thành một tác phẩm, và cảm hứng có đủ mùi vị đắng cay ngọt bùi mà tác giả phải cần hiện thực dưới ngòi bút. Do đó cảm hứng sáng tác đi suốt quá khứ hiện tại và cả tương lai trong mối cảm thông u hoài của tác giả. Thế nên bài văn, bài thơ, bài nhạc, bức tranh ra đời phải chăng là tiếng nói của một cảm xúc cất lên với chính mình nhưng đồng thời mang tính cảm thông chia sẻ của người đọc, người nghe và người xem tác phẩm nghệ thuật. Tôi xin đề cập đến vai trò của Cô Đơn trên hành trình sáng tác.


 

Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khiến con người cảm thấy cô đơn chính là Ý thức sự mất mát. Nhưng chịu đựng, trải nghiệm sự cô đơn làm con người trưởng thành, tuy nhiên có trường hợp không hề cảm thấy mất mát cũng có cảm giác cô đơn. Chính là Bản chất tiền khởi con người vốn là nỗi cô đơn gắn bó từ khi ra đời và theo định mệnh (cũng có thể gọi Định Phận) sẽ lớn lên theo thời gian. Do đó nôm na có thể nói con người là biểu hiện cụ thể của nỗi cô đơn tiền kiếp. Nếu định phận cho thấy con người đến và ra đi trong cô đơn thì phải chăng sáng tác nghệ thuật chính là là làm sáng tỏ ý nghĩa giá trị của cô đơn trên dòng đời.
  
blankblank 

Tình yêu chính là âm bản của tấm gương cô đơn.

Tình yêu là âm bản tức thì của tấm gương soi cô đơn, vì đối diện với tình yêu con người tạm thời không còn sợ hãi nỗi cô đơn đã từng gắn bó ám ảnh mình. Tình yêu là phương thuốc chữa trị căn bệnh cô đơn tiền định, tuy chỉ mang giá trị tạm thời trên dòng đời, bởi vì có những trường hợp càng yêu thương con người càng cô đơn, hay chính trong khi hạnh phúc tràn ngập, nỗi cô đơn bất chợt hiện diện như nhắc nhở tính định phận bền vững của nó. Do đó, tác phẩm nghệ thuật miêu tả niềm hạnh phúc cùng khốn của khoảng trống cô đơn mà kẻ sáng tạo ra nó lúc nào cũng muốn lấp đầy.
 

Tuy nhiên có người xem cô đơn là điều hiển nhiên cần thiết của tồn tại, họ bằng lòng vui vẻ và thực sự hạnh phúc với nỗi cô đơn định mệnh kia. Do đó việc xem cô đơn là bản chất và cô đơn là căn bệnh làm nên cuộc đấu tranh mang ý nghĩa tồn tại trên dòng đời.
 

Bản chất cô đơn gắn liền với con người sau khi ra đời. Trên quá trình trưởng thành sự cô đơn thu nhỏ để rồi mãi mãi chìm mất trong bể vô thức hay chờ cơ hội xuất hiện trở lại thành chiếc bóng thứ hai của cuộc đời con người. Chính sự mất mát làm bản chất cô đơn hiện hữu trở lại, và với con người văn học nó chính là điều kiện tiên khởi của cảm hứng sáng tác. Như thế phải chăng cô đơn cũng chính là thứ tiển định số phận (predeterminism) của những kẻ sáng tác nghệ thuật. Sáng tác chính là khơi dậy nỗi mất mát một thời trong tâm hồn tác giả và tác động đó đồng thời khơi dậy nỗi cô đơn trong dòng đời con người từng chìm sâu trong bể vô thức. Nếu người thưởng ngoạn nghệ thuật có thấy sung sướng hạnh phúc hay cảm nhận nỗi đau đớn chia lìa trong tác phẩm cũng chỉ là khơi dậy một giấc mơ cũ kỹ mà thời gian đã vùi sâu nỗi cô đơn tiền định vào chiếc bể ký ức. Bể ký ức chính là biểu hiện của vô thức và tiềm thức trong dòng đời luân lưu từng con người trong qui trình “qui hồi vĩnh cữu” kiểu Nietzsche hay A lại da thức của Phật giáo.
 

Nếu tác phẩm Văn học cũng chỉ là một biểu hiện nỗi cô đơn tiền định trên dòng đời của chính tác giả thì buồn vui là nhịp điệu quen thuộc của bài hát  nhân sinh, và giới thiệu tác phẩm chính là giới thiệu sự ra đời của một cảm hứng và vai trò của nó là tiền đề của việc hình thành tác phẩm văn học mà tôi lạm bàn  hôm nay.
 

Lê lạc Giao

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cầm trên tay tuyển tập nhiều tác giả viết về Tiếng Hát Thu Vàng vừa mới xuất bản tại California, Hoa Kỳ, mà chị Thu Vàng nhờ nhà văn và nhà báo Phan Tấn Hải mang đến tặng cho anh chị em trong Tòa Soạn Việt Báo, đọc qua mục lục tôi thấy có khoảng 40 nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà báo, nhạc sĩ và họa sĩ viết về tiếng hát của nữ ca sĩ Thu Vàng. Tôi nghĩ tiếng hát của nữ ca sĩ Thu Vàng đã thực sự chinh phục được cảm tình của nhiều người nghe, trong đó có tôi.
Đối với người dân Sài Gòn, Trường Trung Học Marie Curie là một cái tên rất quen thuộc, bởi vì ngôi trường lấy tên của nữ khoa học gia đoạt 2 giải Nobel Vật Lý và Hóa Học này là một trong những ngôi trường lâu đời nhất – thành lập vào năm 1918 – của Hòn Ngọc Viễn Đông. Nhưng có lẽ ít ai, trong đó có tôi, biết rõ về thân thế sự nghiệp và những phát minh khoa học kỳ diệu đã mang lại vô số lợi ích cho đời sống nhân loại, mà điển hình nhất sự phát minh ra chất phóng xạ Radium của bà.
Có những người làm gì cũng hay, viết gì cũng hay. Tôi luôn luôn kinh ngạc về những người như vậy. Họ như dường lúc nào cũng chỉ ra một thế giới rất mới, mà người đời thường như tôi có ngó hoài cũng không dễ thấy ra. Đỗ Hồng Ngọc là một người như thế. Đỗ Hồng Ngọc là một bác sĩ; dĩ nhiên ai cũng biết, bởi vì anh nổi tiếng hơn rất nhiều bác sĩ khác, và được báo chí phỏng vấn thường xuyên. Nhưng anh cũng nổi tiếng làm thơ hay từ thời sinh viên. Thơ của anh nhiều đề tài, có cả thơ Vu Lan, thơ tặng mẹ, thơ tình, thơ tặng em bé sơ sinh, thơ tặng bà bầu, và đủ thứ. Trong khi tôi đọc, thưởng thức, và thán phục các vần thơ tuyệt vời của anh, nhưng tận cùng thích nhất vẫn là đọc Đỗ Hồng Ngọc viết về Kinh Phật. Chính nơi lĩnh vực này, họ Đỗ viết gì cũng hay, viết ngắn cũng hay, viết dài cũng hay, viết về Thiền thở cũng hay, viết về ngũ uẩn giai không của Tâm Kinh cũng hay, viết về ưng vô sở trụ của Kinh Kim Cang cũng hay, viết về Kinh Pháp Hoa cũng hay, viết về Kinh Duy Ma Cật cũng hay. Và
Cả Trung Quốc, một cõi người đông như cỏ, mới có một tài năng thần kỳ như Bào Đinh, cắt thịt như gió xuyên qua lá, tưởng chừng là loạn đao, mà lại thứ tự lành nghề, đạt đến kỹ thuật cao, và nghệ thuật độc nhất vô nhị. Nhưng vài mươi năm sau, ông ta qua đời. Từ đó, không còn ai thừa kế. Tài năng vượt thời gian trở thành truyền thuyết. Về sau, biết bao nhiêu người vì truyền thuyết đã mơ tưởng tu luyện để tiến đến nghệ thuật kỳ tài. Vì không thể nào lưu truyền, tài năng cắt thịt không mang lại ích lợi chung là bao nhiêu.
“Tôi bảo cô em tôi, hoặc có thể nó bảo tôi, lại đây mình chơi trò cười nhé? Chúng tôi nằm sát nhau trên giường và bắt đầu trò chơi. Giả vờ, dĩ nhiên. Bắt phải cười. Cái cười buồn cười. Cái cười buồn cười đến nỗi nó khiến chúng tôi phải cười. Thế rồi tiếng cười thật sự ùa đến, cười điên dại, cười như nắc nẻ, hai chúng tôi như bị cuốn vào cơn triều cường khủng khiếp của cái cười. Cười phá lên từng tràng, cười hối hả, cười sằng sặc, cười không kềm hãm được, cười thỏa chí, cười tung hê, cười điên dại… Chúng tôi cười đến tận cùng của cái cười… Ôi, cười! Cười thích lắm, chẳng có gì thích bằng cười; cười là sống một cách sâu sắc.”
Tác giả Hồ Ngọc Bảo không có ý làm văn chương. Anh viết về cuộc đời của anh, cũng gần như cuộc đời của rất nhiều người dân mình. Anh kể từ chuyện thời thơ ấu ở Quảng Ngãi, chứng kiến những cuộc thanh toán Quốc-Cộng trong làng, được cha gửi vào học ở chủng viện Kontum, thi Tú Tài xong là vào Sài Gòn học bậc đại học, trải qua nhiều gian nan sau 1975, cùng với vợ và con nhỏ đi đường bộ vượt biên sang Lào nhưng bị bắt giữa rừng, vào tù, tới khi ra tù là buôn chợ trời rồi về làm ở nông trường, chuyển sang một hãng sành sứ, may gặp cơ hội vượt biên sang Canada định cư, làm việc ở hãng xưởng Canada, tới khi tóc bạc trắng xóa thì ngồi viết lại đời mình. Không phải là hồi ký về một cá nhân, nhưng là từ kinh nghiệm và cái nhìn của một người có cơ duyên trải qua nhiều diễn biến lịch sử.
Đọc suốt cả quyển sách, tôi tâm đắc nhất có thể nói là bài “Thị Hiện Độ Sanh” từ trang 123 đến trang 177. Đây là bài viết dài nhất về cuộc đời của Đức Phật, đa phần là chuyện kể ngắn gọn, không có thơ đi kèm; nhưng với tôi, là một tuyệt tác. Bởi lẽ, Võ Đình Cường đã viết về cuộc đời của Đức Phật qua tác phẩm Ánh Đạo Vàng hay như thế nào, thì phần Thị Hiện Độ Sanh nầy cũng không kém chất liệu thi vị hóa cuộc đời của Đức Phật, qua tài sử dụng văn chương và câu cú rất chuẩn mực, khiến cho người đọc cứ phải lần mở hết trang nầy đến trang khác, đọc cho đến lúc chấm hết chuyện mới thôi.
Trong tập sách nầy có bài “Thiên Lý Độc Hành” ở trang 47 bằng tiếng Việt và được Tác giả dịch sang tiếng Anh ở trang 51. Bài nầy có tất cả 13 đoạn do Thầy Tuệ Sỹ sáng tác và đã được Tác giả cho dịch sang tiếng Anh, kèm theo những bài của tác giả khác cũng đã dịch những vần thơ nầy ra tiếng Anh nữa. Qua đó tôi nhận thấy có lẽ khó nhất là từ “mắt biếc” không phải đơn giản để dịch được từ nầy, nếu không thâm hiểu ý của tác giả bài thơ.
Ngay cả khi họ thích dùng các thuật ngữ khác hơn ("chiến tranh lạnh", "hòa bình nóng"), ngày càng có nhiều nhà bình luận ngầm chấp nhận điều này - có nghĩa là, họ chấp nhận rằng Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đang hành xử theo những cách gợi lại các đặc điểm của Churchill về "các khuynh hướng mở rộng và cố gắng thu phục" của Liên Xô dưới thời Stalin. Không phải chỉ mọi thứ ở phía đông bức màn sắt bị nằm dưới sự kiểm soát của Moscow; ở Tây Âu, đạo quân thứ năm của Cộng sản hoạt động miệt mài, trong khi các tham vọng của Stalin cũng đe dọa Thổ, Iran và Trung Quốc. Như Churchill đã nói, Liên Xô không muốn chiến tranh "nóng". Họ muốn hòa bình nhưng theo cách "bành trướng vô thời hạn về quyền lực và giáo điều của họ".
Bất chấp những rủi ro, sự tấn công và phải trả giá bằng cả sự nghiệp, cựu Trung Tá quân lực Hoa Kỳ Alexander Vindman - cựu nhân viên an ninh quốc gia Hoa Kỳ vẫn giữ được khí phách mà anh đã được huấn luyện và hun đúc từ trong quân đội để nói ra sự thật. Hồi ký "Here, Right Matters" của Trung Tá Vindman phát hành tuần này đang nằm trong danh sách bán chạy nhất trên Amazon. Cuốn sách kể về những điều gì?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.