Hôm nay,  

Đọc “TRỌN ĐỜI YÊU THƯƠNG” của Duy Nhân

14/05/202408:03:00(Xem: 2045)
Screenshot 2024-05-15 135511

Tôi vừa được nhà văn Duy Nhân tức Nguyễn Đức Đạo trao tặng tập truyện “Trọn Đời Yêu Thương”. Sách dày 336 trang với trang bìa được trình bày thật đơn giản nhưng nội dung rất súc tích. Tập truyện gồm có 29 bài văn xuôi và 7 bài thơ. Lời văn bình dị dễ hiểu, phong cách viết văn cho thấy bản tính của tác giả Duy Nhân là chân thật và thẳng thắn. Đây là một tập truyện ngắn mà tác giả đã kể về cuộc đời mình và những người thân giống y như một cuốn hồi ký.
    Cuộc sống lúc thiếu thời của tác giả Duy Nhân thật khó khăn, vất vả nhưng tác giả đã không ngừng phấn đấu từ một cậu bé miền quê để vươn lên thành một nhà khoa bảng. Ngoài công tác chuyên môn của một chuyên viên Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam, tác giả còn đọc sách, viết văn và làm thơ. Khi về già, tác giả có một đam mê đặc biệt là nhiếp ảnh. Tác giả đã đi khắp mọi miền, đặc biệt về Việt Nam, để săn lùng những danh lam thắng cảnh đưa vào ống kính.
    Cũng như mọi thanh niên trong hoàn cảnh nước nhà đang có chiến tranh, tác giả Duy Nhân  được động viên gia nhập quân ngũ để thụ huấn khóa 1/72 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và được phân bổ về Tiểu Đoàn Địa Phương Quân 472 đi chiến đấu ở các mặt trận tại tỉnh Vĩnh Bình. Rồi sau đó, khi bị đổi về một Tiểu Đoàn Địa Phương Quân khác ở tỉnh Kiến Tường thì tác giả Duy Nhân lại tiếp tục đi “hành quân liên miên, toàn những trận đánh lớn.”
    Khi cộng sản xâm chiếm miền Nam, tác giả cũng bị tù “cải tạo” đi lao động khổ sai nhưng không hề than vãn, oán trách hay hận thù mà coi đây như là một thử thách nên tác giả vẫn cứ làm thơ:
 
“Trời sinh ra với tâm hồn nghệ sĩ
Chốn lao tù, ta vẫn cứ làm thơ
Yêu làm sao, áng mây trắng trên trời
Mà mơ đến những bến bờ vô định…”
 
Tất nhiên khi ra tù dưới chế độ mới, tác giả không thể nào được tuyển dụng vào cơ quan chính quyền nhưng may mắn được giới thiệu vào làm việc tại Liên Hiệp Xã thành phố là một cơ quan không có tính chất chính trị, chuyên quản lý các hợp tác xã và tổ hợp tiểu thủ công nghiệp. Thế mà đã có người nghĩ sai là tác giả đã cộng tác hay hợp tác với chính quyền mới.
    Vì ra tù quá sớm không đủ điều kiện đi định cư ở Mỹ theo diện HO nên tác giả đã được người em vợ bảo lãnh sang sống ở Chicago trong 23 năm qua cùng với gia đình đều nhập quốc tịch Mỹ và được hưởng mọi quyền hạn cùng phúc lợi xã hội. Tại đây tác giả đã tích cực tham gia các sinh hoạt cộng đồng và các cuộc họp mặt thân hữu. Tác giả sống rất hòa đồng, cởi mở và vị tha nên được nhiều người quý mến.
    Cuộc đời của tác giả gặp được nhiều may mắn mà tác giả coi như một phép lạ: Từ một đơn vị tác chiến nguy hiểm, tác giả được điều động về làm việc tại Tòa Hành Chánh tỉnh mà tác giả thắc mắc không biết do đâu. Sau này tìm hiểu, tác giả mới biết trên một chuyến xe đò, tình cờ ngồi gần và trò chuyện với một cụ già là một chức sắc Cao Đài khiến cụ này mến mộ và ghi vào sổ tay tên Nguyễn Đức Đạo với số quân rồi chính cụ này đã gởi gắm tác giả cho Trung Tá Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Vĩnh Bình nên mới được như vậy. Tác giả nghĩ rằng cứ ở hiền làm lành thì sẽ có quới nhơn phù hộ! Tác giả còn tin vào số mệnh: Sau khi chấm dứt nhiệm vụ ở Tòa Hành Chánh tỉnh thì tác giả được điều động về làm Trưởng ban Một của một tiểu đoàn tại Ao Bà Om rồi ông Tỉnh Trưởng mới lại ra lệnh thuyên chuyển tác giả về tỉnh Kiến Tường mà tác giả tự hỏi tại sao Tỉnh Trưởng của tỉnh này lại có quyền thuyên chuyển thuộc cấp qua tỉnh khác? Tác giả viết: “Chuyện xảy ra đã mấy chục năm nhưng khi nghĩ tới, tôi vẫn còn thắc mắc vì cho tới nay, chưa có ai lý giải được cho tôi.”  Bỗng vào một ngày cuối năm, tác giả được lệnh trình diện Tiểu Khu Kiến Tường để nhận sự vụ lệnh về Phòng Tổng Quản Trị Bộ Tổng Tham Mưu đang cần những sĩ quan có trình độ đại học Luật Khoa hoặc Quốc Gia Hành Chánh. Sau một thời gian ngắn phục vụ nơi đây, tác giả lại được biệt phái trở về nhiệm sở cũ là Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam. Như vậy, tác giả đã gặp từ may mắn này đến may mắn khác. Đúng là con người cũng có số như giày dép!
    Tác giả đã trọn đời yêu thương gia đình, dòng họ, bạn hữu, đồng loại, đồng bào và quê hương đất nước. Tác giả viết: “Khi nhớ về Việt Nam thì tôi nhớ đến những người thân của tôi còn ở đó. Tôi nhớ bà ngoại tôi, ba tôi, anh hai tôi, ba vợ tôi là những người đã mất.” Viết về người cha, tác giả đã thổ lộ: “Từ Sài Gòn, ba được xe của hãng đưa rước đi làm hàng ngày. Mỗi sáng, tôi ra mé lộ trước nhà canh đúng giờ xe chạy ngang qua để xem coi có trông thấy ba tôi không. Khi xe chạy ngang qua, ba tôi thường thẩy xuống cái gói đồ ăn mà má tôi đã làm sẵn cho anh em tôi.”
    Viết về mẹ và bà ngoại, tác giả rất đau buồn mà nói rằng: “Mẹ tôi đã mất khi tôi mới mười một tuổi.” “Ông Trời vẫn còn thương nên thay vào vị trí của Mẹ, đã cho tôi có Bà Ngoại” Tác giả cũng không quên nhắc đến cậu út Tám: “Lúc bốn, năm tuổi tôi thường bị Cậu Tám bắt nhốt vào nhà tắm giữa đêm khuya. Mặc cho tôi gào thét, kêu la cách nào, Cậu Tám vẫn không mở cửa.” Bà Ngoại lại rầy Cậu: “Mày làm nó sợ, lớn lên nó bị tâm thần, nó khật khùng thì làm sao?”Nhắc đến ba của vợ, tác giả viết: “Ông là người kỹ lưỡng, khó tính, rất hoài cổ, yêu thương con cháu, luôn mang nặng trong lòng một tâm tư phiền muộn, nhất là trong những ngày tháng cuối đời. Là con rể nhưng tôi có nhiều thời gian gần gũi với ông, hiểu ông hơn những chàng rể và cô dâu khác, kể cả những người con của ông.”  Đặc biệt về tình yêu thương người anh cả, tác giả Duy Nhân đã nhắc lại những kỷ niệm: “Khi cần tắm giặt, anh tôi dẫn mấy đứa em xuống suối trước nhà, tha hồ đắm mình trong dòng nước trong veo, mát rượi.” “Cũng tại dòng suối này, hai anh em tôi đi hái rau, xúc tép, bắt những con cá nhỏ trong những đám rong rêu hai bên bờ, thỉnh thoảng cũng bắt được những con rắn bông súng, đem về kho mặn thành một món ăn ngon lành.”
“Trong đời, tôi đã chứng kiến nhiều cái chết của người thân nhưng chưa lần nào cảm thấy mất mát và đau khổ nhiều bằng cái chết của anh Hai tôi.”
    Còn đối với người vợ thân yêu thì:
 
“Anh muốn em còn nét ngây thơ
Muốn em tựa cửa đứng mong chờ
Mỗi chiều gió lộng, hoàng hôn xuống
Đôi mắt sầu dâng ngập ý thơ
                   
Anh vẫn nhớ hoài đôi mắt em
Nhớ hàng châu ngọc đọng sau rèm
Một trời thương nhớ màu xanh biếc
Mây có ngừng trôi trong mắt em?”                                                                        

T
ác giả Duy Nhân rất hãnh diện về các con cháu của mình: “Con trai tôi cũng thừa hưởng cái gen của ông nội là hiền lành quá đỗi!” Còn các cháu nội ngoại Allison, Brandon, Charlie và Emma đều là những đứa trẻ thông minh, giỏi giang và có nhiều tài năng đặc biệt. “Allison tự tin, xách vợt ra sân thi đấu tennis với các bạn cũng như đĩnh đạc ngồi vào chiếc dương cầm biểu diễn trước công chúng.” Brandon “thường một mình múa võ và nói I’m powerful và làm ra vẻ như sẵn sàng vào cuộc.” Khi thành ông nội của Charlie, tác giả mừng ra mặt:
 
“Cháu mình nối dõi tổ tông
Bảy mươi sáu tuổi còn mong nỗi gì”
“Charlie, cháu của nội ơi
Sao con giống nội quá trời con ơi
Với vầng trán rộng thảnh thơi
Sẽ nên nghiệp lớn, rạng ngời nhà ta”
 
Charlie hay tò mò, táy máy các thiết bị, máy móc trong nhà và rất thương mến em Emma.
    Tác giả Duy Nhân cũng không quên đem lòng yêu thương đến các bạn hữu như mỗi lần có ai đau ốm đều đến thăm viếng và an ủi cũng như giúp đỡ khi hữu sự. Đối với bạn hữu, tác giả Duy Nhân có quan niệm:
 
“Cuộc đời rồi cũng phù vân
Sờ lên đầu bạc đa phần trống trơn
Hơi đâu tính chuyện thiệt hơn
Cùng chung ngồi lại sau cơn giận hờn”
 
Trong niềm đam mê nhiếp ảnh, mỗi năm Duy Nhân về Việt Nam một hoặc hai lần và đã kết bạn với những người cùng sở thích cả nam lẫn nữ thuộc mọi lứa tuổi để cùng nhau đi chup hình những danh lam thắng cảnh như làng gốm Bát Tràng, làng văn hóa-du lịch Lũng Cẩm ở Hà Giang, khu du lịch Hoàng Liên Sơn, trung tâm nghỉ dưỡng trên vịnh Nha Trang, bãi biển Sầm Sơn, vịnh Hạ Long, ruộng bậc thang thuộc vùng Tây Bắc, hang Pác Bó, thác Bản Giốc, Phan Rang, miền Tây Nam Bộ v.v…
    Với những bài viết như “Việt Kiều về quê”, “Trưởng Công An Phường”, “Hợp tác xã”, “”Ông Chủ tịch”, “Khẩu K54 trong hộc bàn”,  “Văn hóa và cải cách”, “ Chữ nghĩa của đỉnh cao trí tuệ loài người” và “Người không nhận tội”, tác giả Duy Nhân đã nói lên cảm nghĩ của mình về bản chất của chế độ cai trị hiện thời tại Việt Nam. Tác giả viết: “Hai mươi năm sống dưới chế độ mới có tên gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam một thời gian tương đối đủ để cho tôi hiểu chế độ này về mọi mặt từ xã hội đến kinh tế, văn hóa, chánh trị v.v…”
    Trong truyện “Sân khấu cuộc đời”, tác giả đã diễn tả cái hệ lụy của cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn suốt hai mươi năm.
    Nói tóm lại như lời mở đầu của tác giả “mong sao các em, các con và các cháu tôi sẽ đọc, hiểu mà không quên ông bà, tổ tiên, cội nguồn, gốc rễ của mình, nhất là các cháu của tôi đã sinh ra và lớn lên ở Mỹ”. Đây cũng là điều mong muốn đối với tất cả giới trẻ sinh ra và lớn lên tại hải ngoại. Và đây là các bài viết mà những người cùng thế hệ với tác giả nên đọc để ôn lại lịch sử nước nhà và suy nghĩ đâu là chánh, đâu là tà!
 

Phan Lục

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không ai ngờ nhà thơ này làm được các bài thơ kể chuyện về các Thiền sư Việt Nam trong thể thơ Đường luật, y hệt như khai mở lại một mạch nguồn thi ca sinh động. Những bài thơ của thầy, tinh luyện từng chữ, dịu dàng mang hơi thở Thiền Tông Việt Nam. Tôi đọc và kinh ngạc, như gặp lại một tri kỷ những năm rất xưa cũ, nhưng với một chân trời thi ca hoàn toàn mới. Nơi đó, riêng một mình Thầy Thích Chúc Hiền bước đi đơn độc, trong văn phong thanh thản, giữa những như dường gian nan trong từng chữ, từng ý đối, từng vần trau chuốt khó gieo, và trong từng âm vang Thiền ngữ. Tôi đọc và cảm nhận từng trang thơ đầy những tràn ngập hạnh phúc, hẳn nhiên là cho cả thi sĩ Thích Chúc Hiền và cho cả những độc giả khó tính như tôi. Từ thầy, tôi nhận ra rằng thơ Đường luật không hề cũ, chỉ là vì mình đã tránh né một lối đi rất khó khăn của thi ca.
THUYỀN là cuốn tiểu thuyết của nhà thơ Nguyễn Đức Tùng. Tác phẩm thuật lại chuyến vượt biên bằng đường biển của một nhóm người khi phong trào vượt biên trong nước lên cao, vào khoảng giữa hai thập niên 70s và 80s. Vì là tiểu thuyết nên cuốn sách thoát xác ra khỏi dạng hồi ký (mặc dù tự sự của nó bám sát sự thật và những điều có thể xem như sự thật) và nhất là nhờ được viết với bút pháp “dòng ý thức” nên nó đồng thời bật mở những suy nghiệm về lịch sử, chiến tranh, quê hương, tình yêu, sự sống, sự chết, sự tàn bạo, lòng nhân đạo, ký ức, lòng khao khát được sống, dòng chảy thời gian, cái nhẹ của nhân sinh, và nhiều thứ khác...
Tôi kinh ngạc khi thấy mình có thể sống trong rất nhiều thế giới trong một ngày. Bật máy vi tính lên, tìm các bản tin thế giới và quê nhà qua Google, chọn tin và dịch. Từ những xúc động có khi rơi nước mắt khi đọc tin về nỗi đau đớn của những người đang sống dưới mưa bom như Palestine, Ukraine, cho tới nỗi lo lắng khi thấy các bản tin về Biển Đông và đói kém ở quê nhà, cho tới những sân si trong thế giới quyền lực ở Hoa Kỳ... Thời gian nghỉ tay, đọc những dòng thơ nơi này hay nơi kia, từ khắp thế giới, là hạnh phúc đời thường của tôi. Trong đó, tôi thường theo dõi những dòng chữ của nhà thơ Thiện Trí, người cũng là một thiền sư đang dạy Thiền thực nghiệm ở Nam California. Có khi tôi mở bản sách giấy ra xem, và có khi vào Facebook tìm đọc "Monk Thiện Trí."
Cuốn tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của nhà văn Trịnh Y Thư là một tác phẩm ám ảnh và đầy trăn trở, khiến tôi phải đọc đi đọc lại và phải suy ngẫm nhiều lần. Vì sao? Vì mỗi khi khép sách lại, tôi luôn có cảm tưởng dường như mình đã bỏ sót một điều gì đó…
Tôi sẽ nói gì về Phiến Hạ khi mùa hè chưa tới? Khi biển đã rộn ràng khơi nồng trong gió? Tôi có thể gợi khêu gọi nắng lên nhân quần khi lạnh gây vẫn u ẩn không gian? Có lẽ tôi sẽ mơ một khắc giây hội tụ, khát vọng liền tâm. Những mối dây xoắn gút cột thắt linh hồn. Ôi tôi mong bức đứt, chặt phăng mắt xích trói ghì...
Viết cho thế hệ trẻ là quan tâm lớn của nhiều nhà văn gốc Việt. Và mới trong tháng qua, nhà văn Trần Ngọc Ánh vừa ấn hành 2 bản dịch tiếng Anh, tiếng Pháp của tập hồi ký “Ba, Con Không Muốn Là Người Cộng Sản.” Bản dịch sang tiếng Anh do dịch giả Kim Vũ từ California thực hiện, nhan đề “Daddy, I don't Want to be a Communist.” Bản dịch sang tiếng Pháp do dịch giả Bảo Hưng từ Paris thực hiện, nhan đề “Papa, Je ne voudrais pas être communiste.” Cả hai bản dịch này ấn hành chung trong cuốn sách dày 184 trang. Bìa sách thực hiện bởi hai họa sĩ: Trần Nho Bụi và Phan Trường Ân. Một số tranh trong sách là từ họa sĩ Nguyễn Tư.
Có những cách để tưởng niệm 50 năm ngày Miền Nam tự do sụp đổ. Trong khi những cuộc hội thảo, chiếu phim, nhạc hội... do cộng đồng tổ chức sôi nổi khắp những tuần lễ trong tháng 4/2025, nhà văn Phan Nhật Nam và dịch giả Kim Vu có một cách lặng lẽ hơn: Dịch giả Kim Vu trong tháng Tư 2025 đã ấn hành tác phẩm tiếng Anh “The Sound Of A Suffering Land” – tuyển tập bản dịch 8 truyện của nhà văn Phan Nhật Nam.
Thơ mộng, uyên bác, thấu suốt Phật lý... Những dòng thơ của Thầy Tuệ Sỹ hiện lên trang giấy như các dãy núi nơi những đỉnh cao ẩn hiện mơ hồ giữa các vầng mây. Do vậy, dịch thơ Thầy Tuệ Sỹ qua tiếng Anh cũng là một công trình lớn, khi phải cân nhắc từng chữ một để giữ được cái thơ mộng, cái uyên bác, và cái nhìn thấu suốt ba cõi sáu đường của một nhà sư thiên tài, độc đáo của dân tộc. Hai dịch giả Terry Lee và Phe X. Bạch đã làm được phần rất lớn trong việc giới thiệu thơ của Thầy Tuệ Sỹ cho các độc giả trong thế giới Anh ngữ.
Mặc dù chỉ mới ba năm trôi qua kể từ khi bà Merkel rời nhiệm sở, nhưng thế giới đã thay đổi quá nhiều đến mức mà chức thủ tướng của bà đã được cảm thấy như nó thuộc về một thời đại khác. Cuốn hồi ký mới của bà cho thấy bà bình tâm với những quyết định đã đưa ra, bao gồm cả những quyết định bị phê phán nghiêm khắc nhất.
Nhà thơ, nhà báo Phạm Chu Sa đã tổ chức một buổi ra mắt hai tác phẩm trong vòng thân hữu tại tư gia của họa sĩ Nguyễn Đình Thuần chiều Thứ Sáu 2/5/2025. Tập thơ nhan đề “Tình Không” -- ấn hành cuối đời, gom lại tất cả các bài thơ tình của nhà thơ trong đó có 36 bài thơ đã đăng trước 1975 trên các tuần báo Khởi Hành, Tuổi Ngọc và các tạp chí Văn, Vấn Đề... và nhiều bài thơ tình gần đây. Cuốn thứ nhì là hồi ức “Chuyện Làng Văn” về các mảng đời trước và sau 1975 của 50 văn nghệ sĩ mà tác giả có cơ duyên thân tình.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.