Hôm nay,  

Đọc Sách Đầu Xuân: Từ Mặc Chiếu Tới Như Huyễn - Nguyên Giác Phan Tấn Hải

16/02/202400:00:00(Xem: 3295)

từ-mặc-chiếu-tới-như-huyễn

Từ hồi trẻ, tôi đã có thói quen là những ngày giáp Tết thì bắt đầu chọn một vài bài nhạc xuân để nghe; và trong những ngày đầu năm thì sẽ đọc một cuốn sách. Thói quen “khai sách đầu xuân” có thêm một chi tiết khi tuổi quá độ “ngũ thập nhi tri thiên mệnh”: đọc một cuốn sách có chủ đề về Phật Giáo. Trong năm Giáp Thìn này, tôi chọn cuốn “Từ Mặc Chiếu Đến Như Huyễn” của một tác giả cũng tuổi con rồng: cư sĩ Nguyên Giác, cũng là nhà báo Phan Tấn Hải.

Giới thiệu “tác giả, tác phẩm” dài dòng như vậy, nhưng đối với tôi, người viết đơn giản chỉ là anh Hải, một người anh thân thiết, đã từng có một thời ngồi gõ bàn phím chung trong tòa soạn Việt Báo ở phố Moran. Đọc sách của anh Hải, tôi cũng không dám “điểm sách” hay “phê bình sách”, vì có thể sẽ bị anh phán rằng “… viết như cậu thì chỉ… làm phí cây rừng thôi!” Bài viết này chỉ ghi lại một vài niềm hứng khởi khi được tặng sách, khi đọc qua cuốn sách mà cái tựa cũng đã chạm sâu thẳm vào những điều bản thân đang chiêm nghiệm.

Niềm hứng khởi bừng lên ngay khi nhìn bìa sách trang nhã, đọc trên bìa sách 6 chữ “Từ Mặc Chiếu Tới Như Huyễn”. Phía bìa sau có giòng chú thích của tác giả:

“Mặc Chiếu là gì? Mặc là lặng lẽ, là tịch tĩnh. Chiếu là tỉnh thức, là quán sát.
Mặc và Chiếu là hai phương diện của tâm. Y hệt như mặt hồ nước, hễ có tịch lặng thì sẽ hiện ra ảnh của ánh trăng và bầu trời. Cũng y như gương sáng hiện ra hình ảnh trong gương, là nhờ sạch bụi nên cảnh mới hiện ra.
 Như Huyễn là gì? Là thực tướng của các pháp, là không phải thực và cũng không phải giả. Hễ ai thấy tánh như huyễn, tức là thấy thực tướng, sẽ lìa được cả Có Hiện Hữu và cả Không Hiện Hữu. Do vậy, thấy như huyễn thường trực ngày đêm, sẽ lìa được tham sân si, sẽ giải thoát”.

Đối với tôi, như vậy là đủ rồi, không đọc thêm cũng được! Bởi vì có dịp đọc nhiều cuốn sách của anh Hải, uống cà phê nói chuyện với anh, hình như mọi chủ đề Phật Pháp rồi cũng sẽ hướng về một vấn đề cốt lõi mà anh vẫn thường nhắc đi nhắc lại: “Cái Thấy chỉ là Cái Thấy, Cái Nghe chỉ là Cái Nghe…” Anh Hải làm tôi nhớ đến Thầy Phước Tịnh, người giảng pháp cả gần hai mươi năm nay chỉ xoay quanh một chủ đề: thắp sáng Sự Nhận Biết sáng rỡ hiện tiền, không bị những tiếng thầm thì trong tâm trí lôi kéo. “Chỉ có ngần đó việc thôi!” Thầy thường nói vậy.  Và cũng giống như khi Thầy Phước Tịnh nói về Sư Ông Làng Mai: chỉ với một đề tài “quán niệm hơi thở” trong Thiền Tứ Niệm Xứ cũng đủ đem Phật Pháp đi cùng trời cuối đất, rộng khắp xã hội Âu Mỹ trong nửa thế kỷ qua. Phật Pháp nếu qua thực hành sẽ dễ cảm nhận hơn nhiều khi diễn đạt bằng chữ nghĩa. Hình như đọc sách của anh Hải trong tinh thần “nhìn xuyên qua chữ để thấy nghĩa” như vậy, đọc ít mà không sợ hiểu sai.

Tập sách “Từ Mặc Chiếu Đến Như Huyễn” bao gồm những bài viết, bài thơ anh Hải từng phổ biến trong vài năm gần đây. Đọc lại, tôi cũng tự chọn một vài bài mình thích nhất. Thí dụ như bài viết: “Bồ Đề Đạt Ma, Từ Huyền Thoại Đến Tâm Kinh”. Tôi đã từng thử tò mò tưởng tượng rằng nếu anh Hải là một nhà tu, anh Hải sẽ giống ai? Thật là thú vị, tôi nghĩ ngay đến Tổ Bồ Đề Đạt Ma với hình tướng dữ dằn, với thứ ngôn ngữ trực diện. Anh Hải cho rằng “…Thiền Tông đầy những sương khói và huyền thoại…” Chung quanh Ngài Bồ Đề Đạt Ma cũng thêu dệt bao nhiêu huyền thoại. Nhưng với đoạn đối thoại kinh điển giữa vua Lương Vũ Đế và Bồ Đề Đạt Ma, thì những hư ảo đó hoàn toàn biến mất, chỉ còn lại một thứ ngôn ngữ trực chỉ Chân Tâm:

Vũ Đế hỏi: "Trẫm từ lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì chăng?"
Đạt Ma đáp: "Không có công đức."
- Tại sao không công đức?
- Bởi vì những việc vua làm là nhân "hữu lậu", chỉ có những quả nhỏ trong cõi người cõi trời, như bóng theo hình, tuy có mà chẳng phải thật.

- Thế nào là công đức chân thật?
-Trí thanh tịnh tròn mầu, thể tự không lặng, công đức như thế chẳng do thế gian mà cầu. 
-Thế nào là Thánh Đế nghĩa thứ nhất?
- Rỗng rang không thánh.
- "Đối diện với trẫm là ai?
- Không biết.
 
Những ai đã từng nói chuyện với anh Hải, có thể nhận thấy anh cũng có lối đối thoại thẳng thắn tương tự.

“Thiền Mặc Chiếu - Thiền Sư Thánh Nghiêm” là bài trích dịch từ bản Anh Ngữ của Giáo Sư Dan Stevenson, cũng cho thấy một phần công việc mà anh Hải đang dành nhiều thời gian: dịch kinh sách Phật từ phiên bản tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại. Trong những người cư sĩ mà tôi quen biết, anh Hải là người có vốn từ Phật Giáo tiếng Anh nhiều nhất. Tại sao anh Hải lại quan tâm đến kinh Phật từ phiên bản tiếng Anh? Có thể là vì anh nhận thấy tiếng Anh diễn đạt Phật Pháp một cách thực tế, dễ hiểu và dễ thực hành. Thầy Phước Tịnh từng nhận xét rằng người Mỹ không tu thì thôi; nhưng khi đã cảm nhận được lợi ích của Phật Pháp đối với đời sống, họ thực hành hết mình, chuyên cần, một sự tinh tấn mà không phải Phật tử Việt Nam nào cũng có. Điều này giải thích vì sao các phương pháp Phật Giáo áp dụng trong đời sống hằng ngày hiện nay đang phố biến rộng rãi trong xã hội Âu Mỹ.

Thiền Sư Thánh Nghiêm là người Thượng Hải, sau chiến tranh tu hành ở Đài Loan, bắt đầu hoằng pháp ở Mỹ từ năm 1977. Tính đến năm 2002, Thầy có khoảng 3,000 thiền sinh ở Mỹ. Một đoạn văn nói về cốt tủy của thiền Mặc Chiếu:

“… Mặc Chiếu là một phương pháp đơn giản, quá đơn giản, thực vậy, rằng sự đơn giản này trở thành sự khó khăn của nó. Trong cùng tận, nó là phương pháp của không phương pháp, trong đó học nhân buông bỏ hết mọi tìm kiếm, mọi ràng buộc gắn bó, mọi mong đợi, và chỉ việc sống Thiền một cách trực tiếp… Hãy đơn giản để cho tâm tỉnh thức một cách tự nhiên của bạn đón nhận mọi thứ, y hết như chúng là chúng. Đó là sự tĩnh lặng và chiếu sáng tự nhiên của thiền…”

Với những ai chỉ từng biết về thiền qua sách vở, sẽ thấy đoạn văn trên “hư ảo” giống như trong truyện kiếm hiệp Kim Dung, đoạn Trương Tam Phong dạy Trương Vô Kỵ múa Thái Cực Quyền! Nhưng với những người đã từng thực hành thiền, thì nó không khác gì với câu anh Hải thường nói: “Cái Thấy chỉ là Cái Thấy, Cái Nghe chỉ là Cái Nghe…”

Hay là trong bài viết “Tưởng Niệm Thầy Nhất Hạnh, Đạo Bụt Nguyên Chất”, anh Hải tri ân Thầy vì đã phiên dịch và giải nghĩa bài kệ 20 trong Kinh Chuyển Hóa Bạo Động & Sợ Hãi. Theo anh, bài kệ mang trọn đủ pháp hành Bát Chánh Đạo, với đầy đủ nghĩa của Tâm Kinh Bát Nhã:

“…Nhìn xuống không thấy hãnh diện, nhìn lên không thấy sợ hãi, vị mâu ni an trú nơi tự tính bình đẳng, không còn bị vướng vào một kiến chấp nào. Bấy giờ tất cả mọi tranh chấp đều đã được ngưng lại, oán thù và tật đố không còn có mặt, vị ấy tuy đứng trên tuệ giác mà chẳng thấy mảy may tự hào…”

Đọc bấy nhiêu đó thôi, tôi cũng cảm thấy mãn nguyện cho một ngày đọc sách đầu năm của mình. Đọc sách với tinh thần tri kỷ, đâu cần phải đọc nhiều…
Tôi viết bài này không với mục đích “phê bình” cuốn sách Từ Mặc Chiếu Đến Như Huyễn. Tôi chỉ muốn được nói lời cảm ơn đời cho đủ cơ duyên để được gặp và học hỏi ở những người thiện trí thức, trong đó có anh Nguyên Giác Phan Tấn Hải. Tấm lòng tri ân đó cũng nhắc nhở rằng một kiếp người không dễ có duyên lành với Phật Pháp. Đừng bỏ phí quãng đời còn lại, làm thêm những việc đáng làm khi có thể…

Xin chép tặng tác giả bài thơ thiền, cho dù không được nhắc tới, nhưng vẫn bàng bạc trong cuốn sách Từ Mặc Chiếu Đến Như Huyễn:

Thuở bé chưa từng rõ sắc không, 
Xuân về hoa nở rộn trong lòng. 
Chúa Xuân nay bị ta khám phá, 
Thiền bản, bồ đoàn, ngắm cánh hồng. 

(Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông)
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuốn Hồi Ký dày khoảng 500 trang, khổ lớn, với phần biên tập và thiết kế sách của Trịnh Y Thư, phần thiết kế bìa của Nina Hòa Bình Lê, và gồm 7 phần chính, ngoài Lời Ngỏ và Kết Từ. Phần I, tác giả nhớ lại thời còn ở Hà Nội trước năm 1954 với bố mẹ và anh chị; Phần II kể về chuyến di cư đầu đời một thân một mình của cô gái 16 tuổi từ Hà Nội vào Sài Gòn, lập gia đình và những cơ duyên đưa đẩy vào ngành nghệ thuật điện ảnh Miền Nam trước năm 1975; Phần III kể chuyện lưu vong ra hải ngoại trong biến cố ngày 30 tháng 4 năm 1975, làm người tị nạn Việt Nam đầu tiên tại Canada, với hai bàn tay trắng làm lại cuộc đời và những phấn đấu gian lao cực khổ để bước vào sân khấu điện ảnh lộng lẫy của Hollywood; Phần IV thuật lại những chuyện vinh quang trong sự nghiệp điện ảnh và những buồn vui của bản thân, gia đình, và những mối giao tình với bạn bè trong cuộc sống tại Hoa Kỳ; Phần V kể chuyện “đứng dậy, đứng thẳng, đi tới” sau những lần vấp ngã để trở thành nhà diễn thuyết khắp thế giới,
“Nước hiện cũng ở quanh tôi, quanh anh chị. Nó ở ngay trang sách này mà ta đang đọc. Ở trong màn hình tôi đang nhìn, trong bàn phím máy computer tôi đang gõ, ở trong cái áo cái quần tôi đang mặc, trong bức tranh trên trên tường…, kể cả trong cái đinh đóng trên đó. Tôi không thấy nó vì tôi ít khi chịu khó nhìn kỹ để thấy nó. Nhưng có điều bây giờ tôi biết rất rõ rằng: không có nước thì cái thằng tôi này cũng không có; không có nước thì cũng không có anh, không có chị ngồi đó mà đọc trang sách này. Cái bàn, cái ghế, cái cây, cái đám mây ngoài kia… cũng không tuốt.” (tr. 158) Không chỉ có vậy đâu mà còn nhiều nữa. Văn Công Tuấn, trong tác phẩm “Chớ Quên Mình Là Nước,” đã dẫn người đọc từ chuyện đất và nước trong đời thường, trong khoa học, trong văn chương tới chuyện đất và nước trong lãnh vực quốc gia dân tộc, từ chuyện đất và nước trong triết học với bản thể và diệu dụng của nước, bước sang chuyện lấy cơ duyên đất và nước để nói đến chuyện thực chứng tâm linh để giác ngộ và giải thoát
Tôi cố ý tìm tòi và trích dẫn nhiều ý kiến của Nguyễn Hiến Lê và cảm nhận về từng tác phẩm Nguyễn Hiến Lê của nhiều tác giả khác. Tôi rất mong được cung cấp càng nhiều thông tin, sự kiện, chi tiết liên quan đến tác phẩm càng tốt, để tiện việc tham khảo và nghiên cứu về Nguyễn Hiến Lê.
Kể từ tập thơ Vườn Dĩ Vãng ấn hành năm 1972 của thời trai trẻ phục vụ trong quân ngũ nơi quê nhà cho đến tác phẩm Hồi Sinh thực hiện năm 2020 nhưng vì trục trặc kỹ thuật, ấn hành năm 2021 nơi xứ người, nhà thơ Trần Văn Sơn đã trải qua cuộc hành trình từ những bài thơ xuất hiện trên trang báo ở Sài Gòn vào giữa thập niên 60 cho đến thời điểm ấn hành tuyển tập nầy với thi ca hơn nửa thế kỷ.
Trong tuyển tập “Vằng Vặc Một Mảnh Lòng,” có nhiều bài rất giá trị mà cũng khó tìm, như bài “Lời Giới Thiệu Luận Án Tiến Sĩ Phật Học Đại Học Bihar - Ấn Độ, 1961 Của Tỳ Kheo Thích Minh Châu: So Sánh Kinh Trung A Hàm Chữ Hán và Kinh Trung Bộ Chữ Pali do vị Viện Trưởng, Tân Tòng Lâm Nalanda S. Mookerjee viết vào ngày 23 tháng 3 năm 1964, và Thích Nữ Trí Hải dịch Việt. Hoặc như bài “Huyền Trang Và Công Cuộc Thỉnh Kinh Vô Tiền Khoáng Hậu Của Nhân Loại” của học giả Nguyễn Hiến Lê, và bài “Như Lai Vô Sở Thuyết” của kịch tác gia Vũ Khắc Khoan.
Khi đọc bài “Bên Bờ Tử Sinh” của nữ văn sĩ Đỗ Dung thuộc Ban Điều Hành diễn đàn Minh Châu Trời Đông, tôi cũng thấy lòng nhẹ nhàng theo, tác giả bị căn bệnh hiểm nghèo bác sĩ nói chỉ sống thêm vài năm nữa, mà nhờ nhiếp tâm thiền định, chẳng những thoát khỏi cây cầu sinh tử mà tác giả còn sống yêu đời và trở thành một nhà văn với nhiều sáng tác đi vào lòng độc giả.
Nguyễn Hưng Quốc cho rằng “Nhà thơ không làm ra chữ, chính chữ làm nên nhà thơ.” Vế thứ hai của bài thơ này thì có vẻ dễ hiểu, bởi vì chính người làm ra bài thơ thì mới được gọi là nhà thơ. Nhưng vế đầu của bài thơ thì không dễ hiểu tí nào cả, bởi vì “nhà thơ không làm ra chữ,” thì nhà thơ làm ra gì? Có lẽ chúng ta nên quay lại mật thất thứ hai trong đó ghi những bí quyết làm thơ thì chắc có câu trả lời. Đúng vậy, trong mật thất thứ hai, Nguyễn Hưng Quốc nói anh “hóa kiếp thành chữ,” và “nhập thể vào chữ.” Bởi thế, nhà thơ không còn đứng ngoài chữ để nói mình làm ra chữ. Nhà thơ là chữ. Chữ là nhà thơ. Và do vậy, nhà thơ họ Nguyễn mới nói “Bao giờ hắn cũng muốn viết một cái gì đó, nhưng chỉ khi hắn không viết, hắn mới thực là nhà thơ.”(649) Cao siêu! Đây quả là cảnh giới thượng thừa của nghệ thuật. Trong “909 Bài Thơ Ba Dòng” có nhiều điều khác mà Nguyễn Hưng Quốc cảm tác về tình yêu, chuyện vợ chồng, biển, sóng nước, mây, gió, trăng, mưa, mùa thu, lá vàng, nắng, hoa, sương đêm,
Đọc những truyện ngắn Trần Doãn Nho viết từ trước 1975 đến thời gian gần đây, có thể thấy anh sáng tác trong ý thức sâu sắc về thể loại và nghệ thuật viết truyện ngắn. Truyện của anh luôn có sự đầu tư công phu về ý tưởng, hình ảnh, ẩn dụ, chủ đề… lồng trong cấu trúc chặt chẽ của tổng thể, trong đó các yêu cầu về miêu tả, tường thuật, đối thoại, diễn tiến, tư tưởng giữ một tỷ lệ hài hoà và hữu hiệu.
Nội dung của 60 bài pháp được nữ sĩ Ryoun Jokan ghi chép lại trong suốt năm nhập thất (đại kết thất) 1690, trước khi Thiền Sư Bankei Yotaku viên tịch 3 năm, là những việc hỏi đáp giữa Thầy và trò, giữa Thiền Sư và võ sĩ đạo, giữa người mù và người sáng mắt, giữa chấp có và chấp không v.v… chung quy là Tâm ấy chẳng sanh và Tâm ấy chẳng diệt. Tâm ấy cũng còn gọi là Phật Tâm hay Tâm Phật không sanh, Tâm Phật không diệt.
“Đôi khi Chàng gần, đôi khi Chàng xa / Chàng vẫn ngồi đâu đó từ hôm qua / Cho đến hôm nay, và ngày mai nữa / Dòng sông vẫn đầy và trôi đi xa.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.