Tiểu Lục Thần Phong: Như con đò bên mép nước

12/02/202312:48:00(Xem: 1015)
Điểm sách

TLTP


Đọc Tập truyện và Tản văn
Chỉ có con đường đó mà thôi” của Tiểu Lục Thần Phong, do NXB Ananda Viet Foundation ấn hành cuối năm 2022).

 

Tiểu Lục Thần Phong, còn có các bút danh: Đồng Thiện, Thanh Nguyễn... là cây bút quen thuộc của các tạp chí Chánh Pháp, Việt Báo, All Poetry, Trẻ, Thư viện Hoa Sen... Tên thật là Nguyễn Thanh Hiền, hay còn gọi là Steven Nguyen, quê gốc Diêu Trì, Bình Định, hiện sinh sống và làm việc tại Atlanta, Georgia.

 

“Chỉ có con đường đó mà thôi” là tập truyện và tản văn thứ 8 của Tiểu Lục Thần Phong, sau 7 tập đã phát hành gồm có Thơ, Truyện dài, Tản văn trước đó. Sách dày 432 trang với 59 truyện, Tản văn với những đề tài, quen thuộc, bình dị trong cuộc sống, với mục đích đưa Đạo pháp của Phật giáo vào cuộc sống một cách nhẹ nhàng, tinh tế, hướng đến giáo lý của nhà Phật, và cũng chính vì thế, mà ở trang 7, trong “Lời nói đầu”, tác giả đã tự nhận mình là: “Tập truyện và Tản văn “Chỉ có con đường đó mà thôi” (CCCĐĐMT) này có thể xem như chuyển tải một tí ti Đạo Phật thông qua những câu chuyện đời. Tác giả không có ý “Văn dĩ tải đạo”, chỉ đơn giản là khi hứng khởi thì viết và viết với tư cách một Phật tử sơ cơ thế thôi. Bút giả không dám nhận đây là văn chương. Bút giả chỉ như là con ong võ vẽ bay lượn trong vườn hoa chữ nghĩa, như con đò bên mép nước của biển học Phật pháp”.

 

Từ ý thức của một Phật tử, thấm nhuần những lời răn dạy của nhà Phật và tìm hiểu về Phật pháp, Tiểu Lục Thần Phong đã từ cuộc sống của bản thân và gia đình, với những câu chuyện kể giản dị, có khi tinh tế ý nhị, có lúc hóm hỉnh, tưởng như ba lơn, bông đùa, và cũng có khi mang đậm tính triết lý “sắc-không” của Đức Phật để thể hiện sinh động cuộc đời vốn có ở chung quanh, dẫn người đọc đến những suy ngẫm “hành thiện” của nghiệp “luân hồi”, “nhân quả”, “gieo nhân nào gặt quả ấy” vốn tiềm ẩn trong ý nghĩ của con người gốc Việt.

 

Nhân vật trong từng mẩu truyện, có khi chính là bản thân tác giả, là gã, là hắn, có khi là tôi, cùng những bạn bè, người quen cùng làm chung trong hãng, sở như Linda, Elite, Cu Tí, Lan Chi, bà Hồng Châu... Có khi lại là những nhân vật trong lịch sử, hay những nhân vật trong Tam Quốc Chí và những nhân vật trong các truyền thuyết nhà Phật, với mục đích nêu gương hiền, dữ, hay hành thiện, xa lánh những tính toán hơn thua hại người. Tiểu Lục Thần Phong đã chứng tỏ mình có một vốn sống khá phong phú về Văn hóa, Lịch sử và Giáo lý của đạo Phật.

 

Cụ thể trong mẩu truyện “Lễ trăng tròn tháng tư” (trang 19-28). Hai nhân vật Elite và Linda, đến chùa lễ Phật, khi về, Linda thắc mắc: “Em nhớ lúc còn nhỏ, ba em thường kỷ niệm ngày sanh đức Phật vào ngày tám tháng tư, sao giờ mấy chùa làm lễ vào ngày Rằm tháng tư?

Elite giải thích:Lễ Phật đản ngày tám tháng tư là theo truyền thống Bắc tông. Phật giáo Nam tông thì tổ chức ngày Rằm tháng tư, sỡ dĩ có sự khác biệt này là cách tính lịch pháp của hai trường phái có khác, lịch pháp và thời gian chỉ là tương đối, nhất là thời Phật đản sinh cũng chưa có sự ghi chép cụ thể như bây giờ. Lịch pháp mỗi nơi mỗi khác, thời gian mỗi quốc độ chênh lệch nhau. Tuy nhiên sự lệch về thời gian chỉ là tiểu tiết không quan trọng, cái chính là sự tương đồng của giáo pháp, vị giải thoát của đạo.”

 

Trong truyện “Có ngờ gì không” (trang 90-95), tác giả cho biết: “Ai cũng thuộc Tâm Kinh. Bản Tâm Kinh có hai trăm sáu mươi chữ là cô đọng, là cốt tuỷ của bộ Bát Nhã Tâm kinh sáu trăm quyển. Người xứ mình ngày xưa thường uống thuốc Bắc, ắt ai cũng biết sắc thuốc Bắc từ một lít còn tám phân. Bản Tâm kinh hai trăm sáu mươi chữ ấy cũng là tám phần tinh túy, cô đọng vậy”.

 

Bàn về chuyện ăn chay trong câu truyện “Đôi điều về ăn chay” (trang 109-113), tác giả khẳng định và mơ ước: “Tóm lại ăn chay vì tôn giáo hay vì sức khỏe, môi trường cũng đều tốt đẹp cả. Phong trào ăn chay sẽ phát triển hơn trong thời gian tới, sẽ tăng trưởng từ bi, sẽ tái tạo một môi trường sống xanh, thân thiện, gần gũi hơn”.

 

Lý giải về sự công bằng trong luân hồi và quả báo. Tiểu Lục Thần Phong đã kể lại truyền thuyết khi Quan Vân Trường bị thua trận và bị quân Đông Ngô hành quyết chém đầu cả hai cha con. Quan Công là một danh tướng lẫy lừng của Lưu Bị, vẫn thấy bị uất ức, ban đêm thường hiện ra la hét, quát mắng quân giặc và đòi trả lại đầu, khiến quân lính, dân chúng và nhiều người sợ khiếp vía không dám ra đường. Một cao tăng thấy vậy, đã quyết ra chặn đường Quan Công và nói rằng: “Thưa tướng quân, ngài là danh tướng, cũng đã từng chém đầu hàng trăm tướng sĩ, vậy bây giờ ngài đòi Đông Ngô trả lại đầu cho ngài, thì ai sẽ trả lại đầu cho hàng trăm người bị ngài chém đầu? Lẽ công bằng ở chỗ nào, thưa ngài?” Hồn Quan Công nghe vậy, ngộ ra mà tan biến, siêu thoát, từ đấy không thấy hiện ra đòi đầu nữa.

 

Trong tập truyện CCCĐĐMT, tác giả cũng đã kể lại nhiều câu chuyện về Đức Phật và những người chung quanh, khi ngài chưa thành chánh quả, song từng câu chuyện là những ứng xử, hành vi, hướng đến những điều Chân-Thiện-Mỹ, nhằm góp phần xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Và mẩu truyện “Chỉ có còn đường đó mà thôi” (trang 59-67) được dùng làm tựa đề chung cho cả tập, cũng với một mục đích đưa ra câu chuyện của thần Brahma trong ngôi đền Parranajata cùng với nàng Kumaratunga để diễn tả cho sự hoan lạc và nỗi khổ của con người, cho dù trong hoàn cảnh cao sang, cung vàng, điện ngọc. Bởi một lẽ, như thầy Krishinatanga nói: “Con người ta đến với nhau không ngoài bốn mối quan hệ: báo ân-báo oán, đòi nợ-trả nợ. Phu thê cũng không ngoài duyên và nợ, có duyên thì xa xôi cách mấy cũng gặp, không duyên thì dù có ở bên cạnh nhau cũng xa. Nợ hết mà duyên còn thì tốt đẹp biết bao, duyên hết mà nợ còn thì tội lắm...”

 

Và điều cuối cùng mà tác giả muốn hướng đến là: “Thế tôn Gatama vượt thoát sanh tử, chỉ có con đường của ngài mới hết khổ mà thôi!”

 

Văn phong nhẹ nhàng, giản dị, 59 mẩu truyện diễn biến và hàm chứa những đạo pháp tinh tế của Phật môn, sẽ giúp người đọc “đốn ngộ” nhiều thứ nếu so sánh và lồng ghép với cuộc sống. Thiết nghĩ nếu không “giải khuây”, cũng sẽ rút ra được những điều ý nghĩa và bổ ích trong cuộc sống. “Con đò nhỏ” của tác giả Tiểu Lục Thần Phong, dẫu chỉ ở bên mép nước của biển Phật Pháp bao la, song cũng sẽ giúp cho người đọc ít nhất là không bị... chìm và ướt áo. Lành thay!

 

– Trần Hoàng Vy

(Katy, tháng Giêng 2023)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mẩu đối thoại trên là của chàng thanh niên 27 tuổi là Ralph White với nhân viên Đại sứ quán Hoa Kỳ trong những ngày cuối tháng Tư năm 1975 của miền Nam Việt Nam trong cuốn hồi ký Thoát Khỏi Sài Gòn (Getting Out of Saigon) của ông vừa được nhà xuất bản Simon and Schuster phát hành...
Hai mươi lăm truyện trong tập sách, ngoài những mảnh đời oái oăm của thế thái nhân tình trong đời sống xã hội hiện tại. Bạn và tôi còn đọc được những câu chuyện thú vị như: Vong Hồn Trên Sông, Đứa Con Phù Thủy, Đôi Mắt Tiền Kiếp, Hẹn Hò… Những câu chuyện có tính cách hoang đường, ma mị, xảy ra ở một quận lỵ heo hút nào đó của tỉnh Quảng Trị, nơi tác giả sinh ra và đã có một thời thơ ấu êm đềm...
Trust (tạm dịch là Niềm Tin) là cuốn sách thứ hai, đoạt giải Putlizer 2023, thuật lại những khúc mắc của chủ nghĩa tư bản thời hiện đại. Mở đầu bằng sự việc dẫn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929, sau những đợt bùng nổ và sụp đổ của lịch sử kinh tế từ quan điểm của từng cá nhân. Trust là một tác phẩm hiện đại táo bạo — trong suốt bốn màn, mỗi màn được đóng khung như một “cuốn sách” — tìm cách phá bỏ những quy ước chắc nịch làm nền tảng cho những huyền thoại về sức mạnh của nước Mỹ.
Tôi đưa quyển sách cho con trai, nói con đọc đi. Nó đọc một hai truyện gì đó, rồi nói, ngôn ngữ cũ mèm má ơi. Có vài chỗ khó hiểu nữa. Phải, ngôn ngữ “cũ mèm”, và có vài chỗ “khó hiểu” nữa, ngay cả với tôi. Con tôi thuộc thế hệ của Doraemon rồi Harry Potter. Tôi thuộc thế hệ của Hương Rừng Cà Mau của Sơn Nam, của những truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc trên tạp chí Hương Quê một thời xa lơ xa lắc có lẽ đã trên dưới 60 năm. Cho nên tôi đã miệt mài “ôm” quyển sách trong nhiều ngày liên tục, rảnh được lúc nào là đọc, không theo thói quen con-cà-con-kê của mình...
Tôi chẳng nhớ là mình đã đi vào Thiền tự bao giờ, chỉ biết rằng những ý tưởng nhuốm màu Thiền đã nhật tích nguyệt lũy thấm dần vào tôi như những giọt nước rơi liên tục làm lõm phiến đá. // I cannot recall when I entered Zen Buddhism. I only know that, like drops of water persistently indenting a stone, Zen-like thoughts have been seeping into my mind day by day and month by month.
Tác giả là Ben Kiernan, sinh năm 1953, từng là Giáo sư “Sử học và Các Môn Học Quốc tế và Vùng” tại Đại học Yale nổi tiếng. Ông từng lập ra Chương trình về Diệt Chủng Cambodia và Chương Trình Nghiên Cứu Về Diệt Chủng. Sách của ông trước đây bàn về diệt chủng ở Cambodia cũng như trong những giai đoạn khác của lịch sử loài người
Chúng ta phần lớn từng học sử theo niên đại với nhiều chi tiết tên tuổi cần phải nhớ để đi thi, hay đọc sử nước nhà qua lăng kính của một người công dân gắn bó với quê hương và di sản tổ tiên để lại. Tác giả Goscha là một nhà khoa bảng chuyên về sử học từng được một giáo sư sử học quốc tế nổi tiếng người Việt (từng là giáo sư của Miền Nam Việt Nam) hướng dẫn, và từng huấn luyện và khảo cứu ở nhiều nước liên hệ đến Việt Nam (Pháp, Mỹ, Canada, Úc, Thái Lan). Được một chuyên gia tầm cỡ như thế trình bày những câu chuyện về đất nước, ông bà của của chính chúng ta qua lăng kính đặc biệt của một người ngoại cuộc giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn, và không kém phần thú vị về một đề tài tuy cũ nhưng vẫn còn nhiều điều mới mẻ.
Tuy nhiên, cuốn “Sống Với ‘Thán Dị Sao’ Của Ngài Thân Loan” còn có một phần rất đặc biệt mà chính phần này làm cho tôi thật sự thích thú. Đó là bản dịch tiếng Việt do HT Thích Như Điển thực hiện với đầy đủ 18 chương của cuốn “Thán Dị Sao” từ bản tiếng Nhật hiện đại của Giáo Sư Yamazaki Ryuumyou.
Tóm lại, A History of the Vietnamese là một cuốn sách rất công phu, chi tiết về lịch sử Việt Nam, chú trọng về văn hóa và xã hội, do một Giáo sư Sử học và Việt học người Mỹ từng huấn luyện nhiều sử gia Mỹ về chuyên ngành Việt Nam. Người quen đọc (hay học) sử tiếng Việt theo truyền thống chủ nghĩa dân tộc, hay người từng dùng chủ nghĩa dân tộc như một khí cụ chính trị có thể không đồng ý về một số kết luận, ví dụ về nguồn gốc tiếng Việt hiện đại hay về sự hiện hữu hay không của một "quốc hồn, quốc tính" Việt Nam. Tuy nhiên, đọc một cuốn sử dùng các sử liệu mới nhất và phân tích theo chiều hướng khoa học sử và chính trị hiện đại, người viết bài này cảm thấy biết ơn một nhà học giả ngoại quốc đã đem bao nhiêu thời giờ và tâm huyết để tạo nên một công trình đồ sộ như vậy, chưa từng có trong Anh văn. Ước mong một bản dịch tiếng Việt với đối chiếu các danh từ Anh-Việt và Hán sẽ xuất hiện một ngày nào đó không xa.
Trong những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975, các máy bay trực thăng Mỹ đã bay lên bầu trời Sai Gòn và tìm các đường đến các tàu ở Biển Đông (được những người bên ngoài Việt Nam gọi là Biển Hoa Nam). Chiếc máy bay mà người Việt gọi là "con chuồn chuồn", đã xé nát các gia đình nhưng cũng ràng buộc Mỹ và Việt Nam với nhau.
300x250_CTA-Vietnamese-NguoiViet
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.