Hôm nay,  

Buổi ra mắt sách và thảo luận: Mối Thâm Tình Của Nguyễn Đình Chiểu Dành Cho ‘Quan Phan’” Phan Thanh Giản

20/06/202223:02:00(Xem: 3400)

Ra Mắt Sách
rms dn

                       

Ngày Chủ nhật 26/6/2022 lúc 2:00 chiều tại Viện Việt Học,Westminter California sẽ có một buổi ra mắt sách và thảo luận cuốn Mối Thâm Tình Của Nguyễn Đình Chiểu Dành Cho ‘Quan Phan’ Phan Thanh Giản. Tác giả Winston Phan Đào Nguyên đã vạch trần những thủ đoạn bôi nhọ Phan Thanh Giản bởi những nhà nghiên cứu miền Bắc từ thập niên 1970 và gần đây của Ban Tuyên Giáo Trung Ương qua hai bài thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu – nhân vật được Unesco vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới – thành những lời nguyền rủa cụ Phan, một biểu tượng cho tinh thần hào kiệt của người miền Nam.

 

Sách là bài tham luận gởi cho cuộc hội thảo về Nguyễn Đình Chiểu với chủ đề “Giá trị văn hóa và nhân văn của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại ngày nay”sẽ diễn ra vào cuối tháng 6, đầu tháng 7/2022 nhân dịp UNESCO đồng ý kỷ niệm 200 năm ngày sinh của nhà thơ. Ban tổ chức đã cắt xén hết 80%; và từ chối đề nghị công bố tóm tắt bài tham luận với chú thích giới thiệu đường link để bạn đọc dễ dàng truy cập. Tác giả Winston đã tự in bài thành sách; kể lại những gì đã xảy ra giữa Ban Tổ Chức Hội Thảo và người được mời tham gia. Sách có tất cả các tài liệu mới cũ về hai bài thơ chữ Nôm và chữ Hán cùng các bài của một số tác giả trong nước.

 

Cuốn sách qua Mối Thâm Tình Của Nguyễn Đình Chiểu Dành Cho “quan Phan” Phan Thanh Giản, đã xác định lại giá trị văn hóa trong thơ văn và tấm lòng chân thật của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng chính những thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu để cho thấy sự sai lầm và cố ý xuyên tạc của giới nghiên cứu  nói trên, đã làm cho ông Đồ Chiểu hiện ra như một con người hèn hạ, không dám nói thẳng mà chỉ chửi xéo trong hai bài thơ điếu. Theo tác giả, đã đến lúc phải trả lại sự thật nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của vị danh nhân văn hóa này.

 

Giống như cuốn sách về Phan Thanh Giản Và Vụ Án Phan Lâm Mãi Quốc, Triều Đình Khí Dân mà Tiến sĩ Luật sư Phan Đào Nguyên, Cử nhân khoa Lịch sử bằng danh dự năm 1987 tại UCLA, đã chỉ trích thế hệ giáo sư sử học ở Việt Nam và là một thách đố cho các sử gia miền Bắc đã được đưa trên mạng:

 

 https://app.box.com/s/bnfhc25c9folo172xozkv6f7oss9drjb

 

Cuốn sau này cũng được tác giả đưa lên mạng để tặng cho tất cả độc giả, ở đây:

 

https://app.box.com/s/p7e3mgfty0l1asrqkewxuck6bwqw7rny

 

Nếu muốn sách giấy thì có thể order sách từ Amazon theo link này: 

 

https://www.amazon.com/Th%C3%A2m-Nguy%E1%BB%85n-Chi%E1%BB%83u-Thanh-Vietnamese/dp/108803795X/ref=sr_1_1?crid=2K30ANBDPFUP4&keywords=moi+tham+tinh+cua&qid=1654557154&sprefix=moi+tham+tinh+c%E1%BB%A7a%2Caps%2C123&sr=8-1

 

Ban tổ chức buổi ra mắt sách và thảo luận gồm có Pham Phú Minh, Nguyễn Trung Quân và Winston Phan Đào Nguyên.

 

Phan Thanh Tâm

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận được sách của tác giả Cù Mai Công gửi tặng, nhìn mấy hình trên bìa là một trời ký ức lại ùa về vì tôi đã được sinh ra và đã lớn lên ở vùng đất có tên Ngã ba Ông Tạ...
“Trọn Đời Yêu Thương” là tuyển tập gồm có 36 truyện ngắn, cũng là tập truyện thứ tư của nhà văn Duy Nhân. Như trong lời tựa, Duy Nhân đã nhắc nhở “cây có gốc mới nở cành xanh ngọn. Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”. Tư tưởng này đã quán xuyến xuyên suốt 36 truyện ngắn của tập truyện Trọn Đời Yêu Thương...
Đọc Tập truyện và Tản văn “Chỉ có con đường đó mà thôi” của Tiểu Lục Thần Phong, do NXB Ananda Viet Foundation ấn hành cuối năm 2022)...
Năm tôi lên mười, O Xưa đã trên ba mươi. Ở con đường Nam Giao, thành phố Huế, từ đầu dốc tới cuối dốc, O Xưa đi lên đi xuống hằng ngày giống như một cái bóng, vì hình như O không sống với người. O Xưa sống với ma, người chồng ma của O vô hình, ở đâu đó, trên cây, trong cỏ, trên lá, trong vòm trời, trong bóng mây, O kể lể vậy. Có thể nhìn thấy O Xưa vào buổi sáng, vào giờ công chức đi làm, học sinh đi học và các bà nội trợ Huế ngồi xúm xít bên gánh bún bò ngon nổi tiếng của mụ Dục, bên gánh cơm Hến của mụ Khế, gánh bánh canh từ Nam Phổ của mụ Cau. Buổi trưa, lúc O Xưa đi từ trên con dốc xuống, đầu đội nón thì mấy bà nội trợ đang ngồi lê đôi mách với nhau ở cái quán tre đầu một con hẻm.
Nhà thơ/ nhà văn Đỗ Hồng Ngọc (Đỗ Nghê) -- một tên tuổi không xa lạ trong giới yêu thơ văn Việt Nam, trong nước cũng như hải ngoại -- nhân đọc tập thơ mới xuất bản của nhà thơ nữ Nguyễn Thị Khánh Minh, Tháng năm là mộng đang đi, đã có vài cảm nhận ghi trong bài viết sau. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Bạn Thơ ơi, Với riêng tôi, Lục Bát thân thuộc như hơi thở. Cha mẹ tôi kể thường ru tôi ngủ bằng những câu thơ lục bát. Như thế thì chưa biết nói đã được nhạc Lục Bát ấp ưu trong từng hơi thở đầu đời. Cứ thế mà bén rễ, ăn sâu vào cảm thức, cho đến khi bật ra thành câu thuở chập chững làm thơ, xem như Lục Bát là miếng cơm mớm cho những câu thơ bắt đầu tập nhai tập nuốt. Rồi theo hoài. Rồi thành quen. Đến nỗi Lục Bát gần như một phản xạ của rung động tức thì. Rồi cùng mình lặn lội tháng ngày, nuôi lẫn nhau thêm cái trầm lắng của sự chiêm nghiệm có được theo thời gian.
Trong hai thập niên ở miền Nam Việt Nam, nhiều dịch giả với các tác phẩm dịch thuật về văn chương Tây Phương, nhất là Pháp, khi đoạt giải Nobel Văn Chương, các tạp chí văn học được giới thiệu tác giả, tác phẩm với độc giả được phổ biến rộng rãi...
Người Việt hải ngoại chúng ta ngay lúc mới đặt chân trên miền đất mới đã cảm thấy nhu cầu tìm hiểu về căn cước của mình. Lần đầu mình đối diện với những dân tộc khác, những nền văn hoá khác, không còn thuộc nhóm đa số của dòng chính trên đất nước mình mà trở nên một thiểu số trong một đất nước mênh mông và đa dạng như Hoa Kỳ, hay thậm chí trong một nước với dân số không lớn như Pháp, Úc, Anh , Đức.
“Hiện Tượng Luận Phật Giáo” là tác phẩm đồ sộ cả về mặt hình thức lẫn nội dung được chia làm 2 cuốn, tổng cộng dày khoảng 1,500 trang. Đây là bộ sách nghiên cứu công phu về Du-già-hành Tông hay Duy Thức Tông, về Thành Duy Thức Luận, về Trung Quán, và nhiều đề tài Phật học và sử học Phật Giáo.
Nga hăm dọa sẽ tấn công Ukraine và cả thế giới đang chờ đợi với sự lo ngại. Tôi dửng dưng vì nghĩ chắc Nga cũng chỉ hăm he như Trung Quốc đòi đánh chiếm Đài Loan. Tên Đài Loan nghe quen hơn, còn Ukraine xa lạ quá. Cái tên chỉ làm tôi nhớ đến những bài học địa lý nói về vùng Tây Bá Lợi Á vào những năm học trung học đệ nhất cấp...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.