Hôm nay,  

Jon Meacham: The Soul Of America - Lý Tưởng Của Nước Mỹ

26/12/202013:55:00(Xem: 2742)
Đao Nhu

                                                              

Có lẽ đến giờ này chúng tôi mới quan tâm đến những tác phẩm của Jon Meacham không đến nỗi quá muộn, đối với một người như ông, đã được nhắc đến nhiều lần trong hơn một thập miên qua trên chính trường cũng như trên Báo chí, Văn học và Sử liệu. Jon Meacham đã từng đoạt giải Pulitzer năm 2009, giải Báo chí, Văn Học, Lich sử,  danh giá hàng đầu của nước Mỹ. Là một tác giả thuộc loại bestseller của New York Times, năm 2018  Meacham  cho ra đời tác phẩm THE SOUL OF AMERICA. Có thể nói đây là một trong những tác phẩm chủ đạo của ông. Chúng tôi xin thoát dich ra tiếng Việt: LÝ TƯỞNG CỦA NƯỚC MỸ.

Đây là tác phẩm lớn của Jon Meacham đươc chào đời đúng vào thời điểm mà nước Mỹ cần có những sáng tác có thể giúp cho chúng ta, những người Mỹ hiểu được tình hình chính trị nhiễu nhương hiên tại của nước Mỹ  bằng cách nhìn lại quá khứ lich sử của Mỹ để thấy rằng luôn Hy vọng vượt lên trên những Sợ Hãi Phi Lý (fear). Với một văn phong trong sáng, Jon Meacham chỉ cho người Mỹ chúng ta thấy rõ trong những thời điểm khó khăn của lich sử, các vị Tổng thống đã hợp lực với người dân Mỹ như thế nào để đánh bại những xu thế bạo động, thô bạo và cực đoan. Từ thời Abraham Lincoln với lý tuỏng “the Better Angels of our nature”; qua các triều đại của nhiều đời Tổng thống, sau hai cuộc đại chiến thế giới và cuộc chiến tranh lạnh cho đến mãi hôm nay, mô hình đời sống của người Mỹ chúng ta luôn được thay đổi để phù hợp với phương châm “Hy vọng vươt lên trên Sợ hãi “. Đó là triêt lý sâu sắc của cuộc đấu tranh  kéo dài từ thời lập quốc mãi đến tận hôm nay.

 Thông suốt 7 Chương mục của the Soul of America, tác giả Jon Meacham, với ngài bút tinh vi, mổ xẻ lịch sử của Mỹ, phơi bày sự thật của xã hội Mỹ, Đoàn kết và Chia rẻ, Hy vọng và Sợ hãi, Bình đẳng và Kỳ thị... trong suót chiêu dài gân 250 năm dựng nước và giữ nước của những triều đại tổng thống Mỹ. Bàn bạc trong suốt hơn 300 trang the Soul of America luôn cái thiện thắng cái ác, Hy Vọng chế ngự Sợ Hãi, Đoàn kết chế ngự Chia Rẻ, Bình Đẳng khắc phục Kỳ thị, bất công...Đúng như Walter Issaacson đã hạ bút khi viết về the Soul of America, như sau: “This is a brilliant, fascinating, timely, and above all profoundly important book. Jon Meacham explores the extremism and racism that have infected our politics, and he draws enlightening lesson from the knowledge that we’ve faced such trial before. We have come through time of fear. We have triumphed over our dark impulses. With compelling narratives of past eras of strife and disenchantment, Meacham offers wisdom for our own time and help us appreciate the American soul: the heart, the core, and the essence of what it means to have faith in our nation.” 

“Đây là quyển sách làm say mê người đọc, xuất hiện đúng vào thời điểm, và trên tất cả đây là quyển sách vô cùng quan trọng. Jon Meacham chỉ rõ chủ thuyết cực đoan và kỳ thị chủng tộc đã làm ô nhiễm nền chính trị của nước Mỹ chúng ta, và ông cũng đưa ra những minh chứng trong quá khứ nước Mỹ tự thân nó, cũng đã vấp phải những lỗi lầm như vậy. Người Mỹ chúng ta đã từng đi qua nhưng thời đại đầy sợ hãi. Cuối cùng nguòi Mỹ đã chiến thắng, chế ngự được những thôi thúc đen tối. Qua văn phong tường thuật đậm chất khiên cưỡng miêu tả những thời đại trong quá khứ không mấy tốt đẹp, Jon Meacham đã cống hiến cho chúng ta sự hiểu biết về thời đại của chúng ta đang sống và cũng để giúp chúng ta phải biêt nhớ ơn Lý Tưởng của Tổ Quốc: đó là trái tim- đó là tâm điểm của sự tin yêu đối với tổ quốc của chúng ta”...     
 

Đúng vậy, thay vì ngồi nguyền rũa bóng tối Jon Meacham đã đốt lên một que diêm soi sáng lịch sử của Mỹ, một quốc gia đã từng đi qua những cơn bão tố vô cùng đen tối trước khi tiến đến chân trời sáng lạn hôm nay và mãi về mai sau.

Vô tình, nội dung Đoàn kết và Chia rẻ, Bình dẳng và Kỳ thị... của tác phẩm the Soul of America rất phù hợp với tình trạng của nước Mỹ hôm nay. Nước Mỹ hôm nay đang ẩn mình dưới những hiểm họa toàn cầu: Dịch Bịnh Covid-19, chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc, chủ nghĩa Dân túy, chủ nghĩa tự cô lập, và những xu thế xung đột kinh tế đang hâm dọa lợi ích của Mỹ và thế giới... Câu chuyện của người phụ nữ da đen-Rosa Park-đã kiên cường chống lai sư kỳ thị chủng tộc màu da và phái tính hôm 1 tháng 12-năm 1955 tai vùng Jim Crow thuộc thành phố kỳ thị nổi danh Alabama. Rosa Park đã nhất quyết không chịu nhường chỗ mình đang ngồi trên xe bus cho người da trắng, mặc dầu bà dư biét hệ quả của chuyên bà làm: bà sẽ phải đi tù. Hôm nay, hình ảnh của bà Rosa Park đã hiện diện sống động trong tâm tư của mọi người Mỹ da đen cũng như da trắng. ..

Đao Nhu 02                                                                (Hình bà Rosa Park trên xe bus-1955)

Hình ảnh này khiến các học gia Mỹ nhớ lại câu nói sâu sắc của cố Bộ Trưởng Theodore Parker hồi giữa thế kỷ 19 : Lý tưởng của nước Mỳ yêu nền Tư Do tương phản với bộ luât nô lệ của  Frederic Douglas. Đệ nhất phu nhân Mỹ, bà Eleanor Roosevelt, vợ của tông thống FDR, người đi tiên phong trong sự nghiêp xây dựng nhân quyền toàn cầu, đã từng nói “It is essential that we remind ourselves frequently of our past history that we recall the shining promise that it offered to all men everywhere who would be free, the promise we still  our destiny to fulfill...” Thật thú vị khi chúng ta thường xuyên nhớ lại trong quá khứ lịch sử của nước ta câu nói thời danh: Tất cả mọi người được sinh ra trong tự do, và tư tưởng cao đẹp ấy mãi đến tận hôm nay chúng ta không ngừng vun xới và bồi dưỡng.

Để kết luận phải chăng chúng ta đồng ý với tác giả Jon Meacham khi nhăc lại câu nói thời danh của Tổng thống  Harry S. Truman: “Ai cũng vậy, cũng có ít nhất một lần lầm lỡ-Hãy cho họ cơ hội và thời gian để họ tự cải thiện-The people have often made mistakes, but given time and the facts they will make correction...”

Tương lai của nước Mỹ tùy thuộc vào lý tưởng cao đẹp của nước Mỹ, đó là lẽ dĩ nhiên. Nhưng không mấy ai như Jon Meacham đã thắp sáng ngọn đuốc Lý tưởng của nước Mỹ dẫn đường cho mọi thế hệ Mỹ đi về tương lai. Đó là cá biệt của Jon Meacham ẩn tàng trong suốt 300 trang của tập sách chủ đạo của ông, the Soul of America - Lý Tưởng của Nước Mỹ.../.

Đào Như 

BS Đào Trong Thể

Chicago  Dec 24-2020


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nội dung Tuyển Tập HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG rất đa dạng, phong phú. Ngoài việc những nhân vật có tiếng tăm viết giới thiệu tác giả Kiều Mỹ Duyên, như nhà văn Huy Phương, văn thi sĩ Chinh Nguyên, nhà báo Mặc Lâm, và nhà báo Nguyễn Lệ Uyên, tuyển tập thể hiện một sự bao gồm rộng lớn, sự quan tâm đối với xã hội về mọi mặt, mọi vấn đề,
Khi đọc bản thảo Giọt Nước Nghiêng Mình của Nguyễn Văn Sâm tôi thấy mình bồi hồi cảm động như đang được tắm lại trong một dòng sông cũ, nơi phát nguyên dòng văn chương hiện đại của Việt Nam. Chính từ chỗ phát nguyên này, trong thế kỷ 20 tôi đã đọc Hồ Biểu Chánh, Phi Vân, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Lê Xuyên…, họ cùng nhiều bậc tiền bối nữa đã làm thành nền văn học miền Nam với tính chất riêng của nó.
“Vòng Đai Xanh” là cuốn sách thứ hai mà tôi nhận được từ nhà văn Ngô Thế Vinh gửi tặng, cuốn kia là “Mặt Trận Ở Sài Gòn,” cả hai đều được xuất bản vào năm 2020 tại Hoa Kỳ bởi NXB Văn Học Press và Việt Ecology Press. Tất nhiên, nhà văn Ngô Thế Vinh không chỉ có chừng ấy sách mà theo danh sách liệt kê trong “Vòng Đai Xanh” thì ông có tới ít nhất 17 cuốn sách bằng tiếng Anh, tiếng Việt hoặc song ngữ Việt-Anh được xuất bản từ năm 1964 ở trong nước và tại hải ngoại cho đến năm 2020. “Vòng Đai Xanh” là cuốn tiểu thuyết đã đoạt giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc vào năm 1971 tại Sài Gòn. Theo nhà văn Ngô Thế Vinh trả lời phỏng vấn của tạp chí Bách Khoa số 370 vào ngày 1 tháng 6 năm 1972, thì lúc đầu ông muốn “viết một cuốn sách, không phải tiểu thuyết, sưu khảo về vấn đề cao nguyên,” nhưng vì để tránh rắc rối kiểm duyệt nên ông phải chuyển sang viết tiểu thuyết để có thể được phép xuất bản. Và có lẽ vì vậy mà trong cuốn tiểu thuyết này tên của các nhân vật cũng không phải là tên thật
Cảm động nhất và bùi ngùi nhất là phóng sự của Kiều Mỹ Duyên về người trung đội trưởng nghĩa quân quận Chương Mỹ tỉnh Chương Thiện năm 1971. Sự việc được trung tướng Ngô Quang Trưởng lúc ấy là Tư Lệnh Quân Đoàn IV kể lại cho người nữ ký giả biết.
Đó là những mảnh đời kết cuộc có hậu với lời văn súc tích, bình dị, nhưng vẫn được viết khá sâu sắc. Đã có vài chuyện chấm hết có đau thương, những lầm lỗi là do con người, do trời, do thượng đế bầy ra, nhưng vẫn đầy tính nhân bản, những tấm gương sáng xen lẫn với những u ám, bão táp.
Không thể nói Chinh Chiến Điêu Linh chỉ là một tập ký sự chiến trường, chỉ có máu và nước mắt chảy dài theo tiếng nổ vỡ của bom đạn, của đắng cay tủi nhục kèm với vinh quang, xa hơn, nó còn là khúc bi ca thời Đặng Trần Côn. Và vì vậy, Chinh Chiến Điêu Linh còn mang tố chất của văn chương mượt mà, thấp thoáng màu sắc lãng mạn giữa một trời khói lửa điêu tàn.
Qua gần hai mươi bài ký trong tập tiểu luận ĐUỔI BÓNG HOÀNG HÔN, Trương Vũ đề cập tới nhiều vấn đề khác nhau. Từ Giáo dục đào tạo của Việt Nam hôm nay, cho đến Chiến tranh Hòa Bình, các vấn đề chính trị, các phong trào Văn Hoc Nghệ Thuât ở Viêt Nam, con người và quê hương, Chiến Tranh Việt Nam và Văn Học Viêt Nam Ở Hải Ngoại-The Other side of Heaven...
VĐX đã nói khá rõ về thái độ “thực dân mới” của Mỹ: xem thường nước chủ nhà và tự tung tự tác, xuất phát từ thái độ đáng xem thường, tắc trách của Saigon. Người ta xem quân đội Saigon như không có cho nên Green Berets mới trở thành kiêu binh.
Nghĩ gì và làm gì trong cơn khủng hoảng? Để trả lời chung cho vấn đề này, Đức Giáo hoàng Phanxicô đề ra những ý tưởng cụ thể trong tác phẩm mới nhất: Hãy dám ước mơ! Tự tin để vượt qua khủng hoảng, (Wage zu träumen! Mit Zuversicht aus der Krise NXB Kösel-Verlag, München, 2020) mà bài viết sau đây sẽ giới thiệu.
Cũng y hệt như vào một thư viện Phật học khổng lồ, và tự biết rằng sức người chỉ có thể đọc một phần rất nhỏ, nơi một góc các kệ sách thư viện. Người viết tự biết là không dễ để viết về ấn phẩm này, dù là với nhiệt tâm muốn mời gọi độc giả tìm đọc, để thỉnh ấn phẩm này. Đúng ra, những dòng chữ này xin là “vài suy nghĩ rời” về một ấn phẩm rất cần thiết cho người học Phật.