Hôm nay,  

Jon Meacham: The Soul Of America - Lý Tưởng Của Nước Mỹ

26/12/202013:55:00(Xem: 3178)
Đao Nhu

                                                              

Có lẽ đến giờ này chúng tôi mới quan tâm đến những tác phẩm của Jon Meacham không đến nỗi quá muộn, đối với một người như ông, đã được nhắc đến nhiều lần trong hơn một thập miên qua trên chính trường cũng như trên Báo chí, Văn học và Sử liệu. Jon Meacham đã từng đoạt giải Pulitzer năm 2009, giải Báo chí, Văn Học, Lich sử,  danh giá hàng đầu của nước Mỹ. Là một tác giả thuộc loại bestseller của New York Times, năm 2018  Meacham  cho ra đời tác phẩm THE SOUL OF AMERICA. Có thể nói đây là một trong những tác phẩm chủ đạo của ông. Chúng tôi xin thoát dich ra tiếng Việt: LÝ TƯỞNG CỦA NƯỚC MỸ.

Đây là tác phẩm lớn của Jon Meacham đươc chào đời đúng vào thời điểm mà nước Mỹ cần có những sáng tác có thể giúp cho chúng ta, những người Mỹ hiểu được tình hình chính trị nhiễu nhương hiên tại của nước Mỹ  bằng cách nhìn lại quá khứ lich sử của Mỹ để thấy rằng luôn Hy vọng vượt lên trên những Sợ Hãi Phi Lý (fear). Với một văn phong trong sáng, Jon Meacham chỉ cho người Mỹ chúng ta thấy rõ trong những thời điểm khó khăn của lich sử, các vị Tổng thống đã hợp lực với người dân Mỹ như thế nào để đánh bại những xu thế bạo động, thô bạo và cực đoan. Từ thời Abraham Lincoln với lý tuỏng “the Better Angels of our nature”; qua các triều đại của nhiều đời Tổng thống, sau hai cuộc đại chiến thế giới và cuộc chiến tranh lạnh cho đến mãi hôm nay, mô hình đời sống của người Mỹ chúng ta luôn được thay đổi để phù hợp với phương châm “Hy vọng vươt lên trên Sợ hãi “. Đó là triêt lý sâu sắc của cuộc đấu tranh  kéo dài từ thời lập quốc mãi đến tận hôm nay.

 Thông suốt 7 Chương mục của the Soul of America, tác giả Jon Meacham, với ngài bút tinh vi, mổ xẻ lịch sử của Mỹ, phơi bày sự thật của xã hội Mỹ, Đoàn kết và Chia rẻ, Hy vọng và Sợ hãi, Bình đẳng và Kỳ thị... trong suót chiêu dài gân 250 năm dựng nước và giữ nước của những triều đại tổng thống Mỹ. Bàn bạc trong suốt hơn 300 trang the Soul of America luôn cái thiện thắng cái ác, Hy Vọng chế ngự Sợ Hãi, Đoàn kết chế ngự Chia Rẻ, Bình Đẳng khắc phục Kỳ thị, bất công...Đúng như Walter Issaacson đã hạ bút khi viết về the Soul of America, như sau: “This is a brilliant, fascinating, timely, and above all profoundly important book. Jon Meacham explores the extremism and racism that have infected our politics, and he draws enlightening lesson from the knowledge that we’ve faced such trial before. We have come through time of fear. We have triumphed over our dark impulses. With compelling narratives of past eras of strife and disenchantment, Meacham offers wisdom for our own time and help us appreciate the American soul: the heart, the core, and the essence of what it means to have faith in our nation.” 

“Đây là quyển sách làm say mê người đọc, xuất hiện đúng vào thời điểm, và trên tất cả đây là quyển sách vô cùng quan trọng. Jon Meacham chỉ rõ chủ thuyết cực đoan và kỳ thị chủng tộc đã làm ô nhiễm nền chính trị của nước Mỹ chúng ta, và ông cũng đưa ra những minh chứng trong quá khứ nước Mỹ tự thân nó, cũng đã vấp phải những lỗi lầm như vậy. Người Mỹ chúng ta đã từng đi qua nhưng thời đại đầy sợ hãi. Cuối cùng nguòi Mỹ đã chiến thắng, chế ngự được những thôi thúc đen tối. Qua văn phong tường thuật đậm chất khiên cưỡng miêu tả những thời đại trong quá khứ không mấy tốt đẹp, Jon Meacham đã cống hiến cho chúng ta sự hiểu biết về thời đại của chúng ta đang sống và cũng để giúp chúng ta phải biêt nhớ ơn Lý Tưởng của Tổ Quốc: đó là trái tim- đó là tâm điểm của sự tin yêu đối với tổ quốc của chúng ta”...     
 

Đúng vậy, thay vì ngồi nguyền rũa bóng tối Jon Meacham đã đốt lên một que diêm soi sáng lịch sử của Mỹ, một quốc gia đã từng đi qua những cơn bão tố vô cùng đen tối trước khi tiến đến chân trời sáng lạn hôm nay và mãi về mai sau.

Vô tình, nội dung Đoàn kết và Chia rẻ, Bình dẳng và Kỳ thị... của tác phẩm the Soul of America rất phù hợp với tình trạng của nước Mỹ hôm nay. Nước Mỹ hôm nay đang ẩn mình dưới những hiểm họa toàn cầu: Dịch Bịnh Covid-19, chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc, chủ nghĩa Dân túy, chủ nghĩa tự cô lập, và những xu thế xung đột kinh tế đang hâm dọa lợi ích của Mỹ và thế giới... Câu chuyện của người phụ nữ da đen-Rosa Park-đã kiên cường chống lai sư kỳ thị chủng tộc màu da và phái tính hôm 1 tháng 12-năm 1955 tai vùng Jim Crow thuộc thành phố kỳ thị nổi danh Alabama. Rosa Park đã nhất quyết không chịu nhường chỗ mình đang ngồi trên xe bus cho người da trắng, mặc dầu bà dư biét hệ quả của chuyên bà làm: bà sẽ phải đi tù. Hôm nay, hình ảnh của bà Rosa Park đã hiện diện sống động trong tâm tư của mọi người Mỹ da đen cũng như da trắng. ..

Đao Nhu 02                                                                (Hình bà Rosa Park trên xe bus-1955)

Hình ảnh này khiến các học gia Mỹ nhớ lại câu nói sâu sắc của cố Bộ Trưởng Theodore Parker hồi giữa thế kỷ 19 : Lý tưởng của nước Mỳ yêu nền Tư Do tương phản với bộ luât nô lệ của  Frederic Douglas. Đệ nhất phu nhân Mỹ, bà Eleanor Roosevelt, vợ của tông thống FDR, người đi tiên phong trong sự nghiêp xây dựng nhân quyền toàn cầu, đã từng nói “It is essential that we remind ourselves frequently of our past history that we recall the shining promise that it offered to all men everywhere who would be free, the promise we still  our destiny to fulfill...” Thật thú vị khi chúng ta thường xuyên nhớ lại trong quá khứ lịch sử của nước ta câu nói thời danh: Tất cả mọi người được sinh ra trong tự do, và tư tưởng cao đẹp ấy mãi đến tận hôm nay chúng ta không ngừng vun xới và bồi dưỡng.

Để kết luận phải chăng chúng ta đồng ý với tác giả Jon Meacham khi nhăc lại câu nói thời danh của Tổng thống  Harry S. Truman: “Ai cũng vậy, cũng có ít nhất một lần lầm lỡ-Hãy cho họ cơ hội và thời gian để họ tự cải thiện-The people have often made mistakes, but given time and the facts they will make correction...”

Tương lai của nước Mỹ tùy thuộc vào lý tưởng cao đẹp của nước Mỹ, đó là lẽ dĩ nhiên. Nhưng không mấy ai như Jon Meacham đã thắp sáng ngọn đuốc Lý tưởng của nước Mỹ dẫn đường cho mọi thế hệ Mỹ đi về tương lai. Đó là cá biệt của Jon Meacham ẩn tàng trong suốt 300 trang của tập sách chủ đạo của ông, the Soul of America - Lý Tưởng của Nước Mỹ.../.

Đào Như 

BS Đào Trong Thể

Chicago  Dec 24-2020


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhà văn Phạm Quốc Bảo trong tuần qua vừa ấn hành tuyển tập Cuốn Lên Bức Mành. Một tác phẩm ghi lại những suy nghĩ của một người đang giữa lứa tuổi 80s từ hải ngoại về những gì còn lưu giữ sau một đời làm báo và viết truyện. Từng trang chữ của ông là cô đọng những cảm xúc của một người không tự cho mình sống một ngày nào mà không nghĩ tới quê nhà. Tuyển tập nhiều bài viết Cuốn Lên Bức Mành gồm ba phần: Hồi ức, Tản mạn, Thơ. Nơi đây, chúng ta gọi ấn phẩm này là cuốn sách sau 50 năm, vì Phần 2 còn được tác giả ghi là: Nửa Thế Kỷ Ngoái Lại. Thực tế, chiều dài của sách là hơn một thế kỷ rưỡi, vì có kể về ông ngoại tác giả là cụ Bùi Văn Giảng (1871-1934). Với chiều dài thời gian như thế, và với cảm xúc của thời điểm 50 năm, tác phẩm của Phạm Quốc Bảo có những trầm lắng rất là tịch mịch của lịch sử. Nơi đây chúng ta sẽ giới thiệu một số điểm trong tuyển tập.
Khi đọc được khoảng một phần ba quyển hồi ký “Việt Nam của con – Việt Nam của cha”, trong tôi thôi thúc mãnh liệt một suy nghĩ: đã đến lúc tôi cũng nên ngồi xuống để viết một quyển sách của chính mình trước khi quá trễ, hay nói đúng hơn là trước khi đầu óc tôi bắt đầu quên lãng nhiều cột mốc, nhiều câu chuyện, đặc biệt là nhiều cảm xúc đã từng có trong tôi, từng xảy ra trong đời tôi, kể từ lúc đặt chân đến đất nước này, nơi vừa gần gũi lại vừa lạ lẫm với tôi cho đến tận bây giờ.
“Việt Nam Của Con, Việt Nam Của Cha” (nguyên bản ‘My Vietnam, Your Vietnam’) không chỉ là tự truyện của cha và con, kể lại hành trình đi tìm nguồn cội của tác giả, Christina Võ, mà còn là cách cô “hòa giải” – chữa lành vết thương giữa hai thế hệ – giữa cô và người cha, ông Nghĩa Võ, một bác sĩ quân y VNCH, cũng là đồng tác giả.
Không rõ do một cơ duyên nào mà ba người ấy – ba nhà thơ nữ, ba tâm hồn, ba định mệnh, ba trải nghiệm, ba cuộc đời, ba ngọn suối nguồn thơ ca lại rủ nhau về hợp lưu tụ hội trong một tuyển thơ đặc sắc, hiếm có...
Tác giả của cuốn sách này, Bác sĩ Ngô Thế Vinh, là một trong những nhân vật hàng đầu trong đời sống văn học ở Nam Việt Nam trong thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, và đã từng quen biết với tất cả những nhân vật mà ông phác thảo. Bác sĩ Vinh là bác sĩ chuyên ngành nội khoa tại một Trung Tâm Y Khoa Long Beach, Nam California. Ông cũng là một tác giả không biết mỏi mệt, với các tác phẩm bao gồm tiểu thuyết, các sách bình luận văn hóa (như cuốn này) và các bài tường trình khảo sát. Đặc biệt, ông đã đích thân thực hiện chuyến đi điền dã theo suốt chiều dài 4.800 km của sông Mekong và đã viết hai cuốn sách nói về sự tồn vong của con sông này, một con sông lớn của thế giới và là mạch sống của hơn 70 triệu người sống dọc theo hai bờ con sông và nơi Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Người Hát là tập thơ đầu tiên của Bùi Mai Hạnh. Một tập thơ đặc sắc. Một trong những chủ đề là những quan tâm xã hội được nhìn dưới khía cạnh trữ tình, sự bình đẳng, tự do, và các mối quan hệ giữa người và người. Thơ chị không trừu tượng, không có những ý tưởng tổng quát, mà chứa đầy sự kiện, các chi tiết. Có một truyền thống văn hóa và tinh thần ở đó, trong những bài thơ có tính hiện đại và đương đại của chị. Thơ Bùi Mai Hạnh trực tiếp mô tả, trong khi hàm chứa những yếu tố triết lý lặng lẽ. Mối quan hệ của chị với người khác, trong tình bạn, trong tình yêu, là những mối quan hệ sâu đậm, mạnh, khó khăn. Tất cả các đề tài đều có thể có mặt: sự chống trả quyết liệt đối với số phận, sự đề kháng xã hội, sự sợ hãi và hèn yếu, tất cả có mặt trong thơ Hạnh.
"Bạt" của thi sĩ Đỗ Hồng Ngọc cho tập thơ của ba người...
Một ngày đầu thu, ngồi viết đôi trang về thơ của ba nữ lưu thời nay, sao bỗng thấy lòng xúc cảm lạ thường. Như ngày nào khi dạo chơi trong khu vườn Gitanjali bỗng gặp lại bông siêu ly thuở còn mơ mộng. Như ngày nào khi hoàng hôn xuống lái xe qua cây cầu cao ở Baton Rouge bỗng thấy vầng trăng lồng lộng trên sông. Hay như cách đây hơn mười năm, khi đi chơi vùng biển Laguna bỗng gặp lại người xưa - đầu đội nón rộng vành, mang kính đen, ngồi dưới bóng dù, tay lật xem thơ Tôi Cùng Gió Mùa. Vậy đó. Xin mời bạn đọc theo dõi những trang sau đây viết về ba nhà thơ nữ: duyên, Lê Chiều Giang và Nguyễn Thị Khánh Minh. Ô, lần đầu tiên ba nhà thơ nữ họp mặt nhau trong cùng một tập thơ. Một cuộc hội ngộ tuyệt đẹp...
Những Ngày Thơ Ấu của Võ Phú là cánh cửa mở ra thế giới tuổi thơ, tựa một bản giao hưởng của nỗi nhớ, nhưng cùng lúc chính là tiếng vọng của văn học Việt Nam hải ngoại, vốn từ lâu vẫn luôn phải đối diện với những câu hỏi không dễ trả lời: Chúng ta viết gì? Viết cho ai? Và viết bằng ngôn ngữ nào?
Tạp chí Ngôn Ngữ, trong thời gian qua đã hân hạnh thực hiện được chín tuyển tập, tương đối đầy đủ về chín tác giả nhưng toàn là phái nam. Lần này là lần đầu tiên, một bàn tay hoa trong văn học nghệ thuật Việt Nam, dành cho Ngôn Ngữ vinh hạnh này: nữ sĩ Nguyễn Thị Khánh Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.