Hôm nay,  

Con Mèo Edgar Poe Phủ Bóng Ba Thế Kỷ

27/01/202300:00:00(Xem: 1647)

 

Chuyện The Black Cat được viết đúng năm Mão 1843

Con mèo tuổi Mão biến hoá thành đủ loại hình tượng. 

con meo edgar

Mèo quạ của Edgar A. Poe biến hoá khôn lường. Hậu thân mèo đen trong hoạt hoạ là "Felix" đã đồng diễn với Charlie Chaplin từ thời phim câm, (1923). Cả ba tên tuổi hàng đầu của hội hoạ điện ảnh thế kỷ XX đều gắn bó với nó.

Hình từ trái: Salvador Daly, ông thầy nghệ thuật trừu tượng với mèo và bộ ria mèo nổi tiếng; Alfred Hitchkock, vua phim kinh dị, mèo quạ hai vai; Federico Fellini, ông thầy tiên phong của điện ảnh với phim La Strada, tự hoá trang thành mèo


Edgar Allan Poe (1809 - 1849) là nhà văn Mỹ có ảnh hưởng sâu đậm nhất trong đời sống nhân loại. Người ảnh hưởng lớn nhất với chính ông lại là Virginia, cô  vợ chỉ mới... 13 tuổi. Hình bên là chân dung của nàng.

Virginia Poe 

Edgar Poe là người lập thuyết nghệ thuật vị nghệ thuật, khai sinh trào lưu tượng trưng trong văn học nghệ thuật thế giới. Ông cũng được coi là cha đẻ của tiểu thuyết trinh thám, truyện kinh dị. Nhiều truyện ngắn của ông dự báo sự ra đời của tiểu thuyết khoa học giả tưởng, kinh dị và huyễn hoặc rất phổ biến ngày nay.

Edgar_Allan_Poe_Statue_Richmond_Virginia

Tượng Edgar A.Poe trên Quảng Trường Chính Tại Richmond, thủ phủ tiểu bang Virginia 

 
Nhiều tác giả nổi tiếng thế giới chịu ảnh hưởng của Edgar Allan Poe: ông vua truyện khoa học giả tưởng  H.G. Wells, đạo diễn phim kinh dị Alfred J. Hitchcock, tiểu thuyết gia Arthur Conan Doyle, cha đẻ thám tử Sherlock Holmes. Đặc biệt, Poe còn là nguồn cảm hứng cho các bậc thầy hội hoạ Picasso, Savaldor Daly...
 
40 năm cuộc đời
 
Cuộc đời Edgar Poe giống như ngôi sao băng khác thường. Ông sinh ngày 19 tháng Giêng năm 1809 tại Boston, bang Massachusetts,  là đứa con của sự kết hợp ngắn ngủi giữa hai nghệ sĩ sân khấu bất hạnh.  Người cha bỏ đi biệt tích ngay khi chú bé vừa ra đời. Người mẹ trẻ ôm con sơ sinh về Richmond, bang Virginia và sau đó từ trần  khi Poe mới 2 tuổi. Cậu bé mồ côi được một thương gia tại Richmond tên là John Allan đem về nuôi, đặt tên là Edgar Allan Poe. 

Sau thời niên thiếu ở Richmond, Poe từng theo học tại đại học Virginia ở Charlottesville. Học giỏi nhưng chàng mê thơ văn, thích rượu chèø, cờ bạc và nợ nần. Người cha nuôi từ chối cấp dưỡng, Edgar Poe đành bỏ học, dọn dến Boston  tính viết báo  kiếm ăn. Không xong,  chàng đi lính  2 năm rồi  vào học trường võ bị West Point, nhưng chỉ được 6 tháng thì bị loại.
 
Người mẹ vắn số của Poe có bà em ruột sống ở Baltimore, Maryland. Rời Westpoint năm 23 tuổi, Poe về Baltimore thăm bà dì.  Virginia, cô bé con bà dì, 12 tuổi, suốt ngày quanh quẩn bên anh họ. Người anh mồ côi thiếu hơi mẹ từ bé, quyết định ở lại với bà dì và cô em, chọn nghiệp thơ văn. Một năm sau, 1834, Edgar Poe, 26 tuổi, cưới cô em họ Virginia, 13 tuổi. Người vợ bé bỏng là nguồn cảm hứng lớn lao cho nhà văn.

Từ 90 năm trước, tháng 10 năm 1833, chàng đã đoạt giải nhất truyện ngắn do tờ báo địa phương tổ chức. Giải thưởng trị giá 50 đô la, thời ấy là món tiền lớn.  Nhờ vậy,  được nhận làm chủ biên cho tờ Southern Literary Messenger ở Richmond, bang Virginia, bắt đầu có tác phẩm xuất bản.
 
Bốn năm sau khi thành hôn, đôi vợ chồng trẻ dọn sang Philadelphia, bang Pennsylvania. Tại đây Poe chủ biên tờ Burton's Gentlemans Magazine, bắt đầu những năm sáng tác phong phú nhất. Ông viết đủ loại: truyện trinh thám, huyễn tưởng,  truyện kinh dị, làm thơ. Trong số này, được nhắc tới nhiều nhất là truyện “Con Mèo Đen”,  tiểu luận về triết lý sáng tác "Philosophy of Composition," và bài thơ “Con Quạ”.
 
Cuộc hôn nhân với người vợ 13 tuổi chỉ kéo dài được  đúng 13 năm. Sau nhiều tháng chống chỏi với bệnh lao, -thời ấy còn là bệnh nan y- Virginia Foe từ trần năm 1847. Cái chết của người vợ yêu dấu tức thì đẩy Edgar Poe tới chỗ kiệt quệ, sức khoẻ suy sụp, công việc báo chí xuất bản lụn bại.
 
Chỉ 2 năm sau, ngày 7 tháng 10 năm 1849, người ta tìm thấy Edgar Poe trong một quán rượu tại Baltimore, quần áo tả tơi, mê sảng, không biết mình ở đâu. Nhà văn được đưa vào bệnh viện và qua đời 4 ngày sau đó, hưởng dương 40 tuổi.
 
"Edgar Poe để lại nhiều cái bóng khác nhau. Chúng ta thừa hưởng biết bao nhiêu kho báu từ con người kì lạ ấy, Jorges Louis Borges nói. Borges là nhà văn hàng đầu của ngôn ngữ Tây Ban Nha trong thế kỷ 20, có hình in trên đồngtiền của Argentina. Theo ông, nếu đầu thế kỷ 19, nước Mỹ không có Edgar Poe, văn học thế  giới hiện nay không giống như chúng ta đang thấy.
 
Con mèo tuổi Mão
Năm 1843 là một năm Mão. Chính vào năm này, Edgar Poe viết truyện “The Black Cat -Con mèo đen”. Truyện đăng lần đầu trên báo The Saturday Evening Post, ngày 19-8-1843.  Và “con mèo tuổi Mão” từ đây biến hoá thành đủ loại hình tượng, không chỉ trong mọi ngành nghệ thuật mà cả trong đời sống, từ hội hè ăn uống, hút xách tới... trò chơi điện tử.
 
Rất nhanh, mèo đen vượt đại dương. Năm 1881, chàng nghệ sĩ giang hồ Rodolphe Salis mở hộp đêm Le Chat Noir ở khu Monmartre, Paris.
 
Ngày nay, Le Chat Noir là bảng hiệu của hệ thống nhà hàng hộp đêm số 1 tại đủ loại đô thị thế giới, từ Barcelona, St. Peterbourg, Oslo tới Costa Mesa của Orange County. Nó là nhãn hiệu, là bảng hiệu của đủ loại sản phẩm, từ thuốc hút, rượu, pho mát, tới thời trang.
 
Trong truyện và phim hoạt hoạ, nó biến thành con mèo Felix, đồng diễn với Charlot -Charlie Chapplin từ 1923, rồi thành "Manga" của Nhật, El Gato Negro của Tây Ban Nha. Các đại hoạ sĩ vẽ nó, đại giai nhân tài tử ôm nó. Black Cat là bài hát được chuộng nhất thời cộng sản Nga của Yury Saulsky và Mikhail Tanich. Black Cat cũng là bài hát số 1 trong "Bilboard Hot" 1000 của Janet Jackson.
 
"The Black Cat" đã nhiều lần được làm thành phim. Cuốn phim đầu tiên làm từ 1934, mới đây cũng vừa được phát hành lại trên internet. Năm 1961, khi đạo diễn Roger Corman thực hiện "The Black Cat", ông đã gây lên "cơn sốt mèo đen" tại Mỹ khi tuyển lựa... tài tử mèo. Các bà chủ mèo đen được gọi vào bán kết xếp hàng dài chờ đợi. Năm 1981, đạo diễn phim kinh dị người Ý Lucio Fulci làm The Black Cat  theo kiểu "vilolen style" của ông. Năm 1990, đạo diễn Dario Argento thực hiện bản phóng tác của The Back Cat, Two Evil Eyes./ Đôi mắt quỉ. Hẳn nhiên, đây cũng chưa là phim cuối cùng.
 
Con mèo được khai sinh năm Mão của Edgar Poe tiếp tục phủ bóng sang thế kỷ 21. Thời của internet, video game, Black Cat vẫn được ưa chuộng trong trò chơi điện tử.
 
Người Khách Bí Ẩn Nửa Đêm
 
Sau cùng, nơi Edgar Allan Poe chọn để trở lại vẫn là Baltimore, thành phố tình yêu của chàng và Virginia. Từ một hè phố, nhìn qua song sắt, có thể thấy khu mộ phần của nhà văn. Tại đây mỗi năm vào 19 tháng Giêng, sinh nhật nhà văn, giữa đêm đông lạnh cóng, nhiều người hiếu kỳ tụ tập  bên ngoài khu mộ chí để nhìn qua rào, theo dõi một người khoác áo choàng đen, mũ đen phủ kín mặt, xuất hiện vào giữa đêm khuya thanh vắng, từ bên kia nghĩa trang tiến về phía mộ phần của Edgar Poe, trịnh trọng đặt một chai rượu cognac và 3 bông hồng đỏ ở đấy rồi biến mất.
 
Không ai trong số những cư dân ở Baltimore muốn truy tìm tung tích của người khách lạ nửa đêm này. Họ muốn giữ cho câu chuyện cứ mãi mãi bí ẩn, như chính cuộc sống và cái chết của nhà văn Edgar Allan Poe.
  
Và con quạ vẫn bay
 
Hàng năm tại Hoa Kỳ, có giải thưởng 'The Raven Award', được trao cho những cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp có công tiếp tục gìn giữ ảnh hưởng của tác giả bài thơ  “The Raven.”
 
Kỷ niệm 200 năm sinh của Edgae Allan Poe, tiểu bang Maryland đặt tên năm 2009 là “Năm Edgar Allan Poe”. Các đại học tổ chức hội họp, chiếu phim, tưởng nhớ, đâu đâu cũng đọc lại bài thơ Con Quạ, The Raven.
 
Thơ ‘'The Raven' viết năm 1845, hai năm trước cái chết của người vợ yêu quí. Một điệp khúc được lập lại trong bài:  'never more ...never more' không bao giờ, không bao giờ nữa. Đoạn kết bài thơ là linh cảm cái chết ngay khi đang còn sống:
 
Và con quạ bất động chỉ lặng lẽ ngồi, ngồi
Trên bức tượng nhợt nhạt của Pallas
ngay cửa phòng tôi
Và đôi mắt của nó, con mắt quỷ mơ màng
Ngọn đèn trên đầu quạ
Đổ dài cái bóng nó trên sàn;
Từ cái bóng đó, linh hồn tôi thoát ra
Sẽ bay lên - không bao giờ nữa!
 
Hình ảnh quạ đen trong bài thơ The Ravel, đi đôi với tuyên ngôn nghệ thuật vị nghệ thuật nhanh chóng vượt đại dương.
 
Ảnh hưởng của Edgar Allan Poe bao trùm lên các nhà thơ tượng trưng của Pháp như Stéphane Mallarmé, Charles Baudelaire, Paul Valéry, Arthur Rimbaud... Rồi chính với ảnh hưởng từ thơ tượng trưng Pháp, Việt Nam có phong trào thơ mới, với những nhà thơ mở đường như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Xuân Sanh, Đoàn Phú Tứ...
 
 Ngay từ đầu thế kỷ, tuyên ngôn nghệ thuật vị nghệ thuật và thơ con quạ đã được dịch sang Việt ngữ, in thành sách. Đầu thập niên 40’, các thi sĩ n Đinh Hùng, Trần Dần, Phạm Hầu, Bích Khê... họp thành nhóm “Dạ Đài”chính thức khởi xướng, công bố tuyên ngôn thơ tượng trưng tại Việt Nam... Cao  trào sáng tác sôi nổi, nhưng bị tràn ngập bởi biến cố Việt Minh cướp chính quyền năm 1945, sau đó là chiến tranh Việt Pháp.
 
Từ 1954, khi nhà nước chuyên chế cai trị miền Bắc, mọi hiểu biết “ngoài luồng” bị cấm. Mãi tới sang thế kỷ 21, các nhà học thuật tại Hà Nội mới trở lại tìm hiểu Edgar Poe.
 
Tại miền Nam Việt Nam, từ năm 1956, bài thơ Con quạ (The Raven) và tiểu luận nổi tiếng Triết lý sáng tác "Philosophy of Composition" của Edgar Poe gồm cả nguyên tác tiếng Anh và bản dịch của học giả Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) đã được xuất bản tại Saigon.
 
Lê thị Sớm Mai sưu tầm
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào khoảng năm 1985, nhóm ca viên cũ của Ca Đoàn Trùng Dương được dịp họp mặt lần đầu tiên trên đất Mỹ với hai cựu ca trưởng của Trùng Dương là nhạc sĩ Lê Văn Khoa và nhạc sĩ Trần Chúc. Nhạc sĩ Lê Văn Khoa hôm đó đã cho mọi người nghe cassette tape nhạc giao hưởng trình bày trường ca Hòn Vọng Phu của nhạc sĩ Lê Thương với 4 giọng tứ ca, rồi nói “nếu chúng ta có một ban đại hợp xướng thì sẽ khác hơn nhiều.
Một chương trình ca nhạc đánh dấu 30 năm ngày thành lập ban hợp xướng vốn được xem là nổi bật nhất của cộng đồng người Việt hải ngoại, với những khúc nhạc bất hủ của bảy, tám mươi năm tân nhạc VN, trình diễn bởi những ca sĩ tên tuổi hiện thời, cùng hàng trăm nhạc sĩ, ca viên, dưới tài điều khiển của những nhạc trưởng đầy khả năng và giàu kinh nghiệm, hiển nhiên phải là một chương trình đặc sắc, để lại dư âm trong lòng người nghe một thời gian thật dài, nếu không muốn nói là mãi mãi…
Nhạc trưởng Trần Chúc năm 1989. 2. Ngàn Khơi ra đời, lần đầu tiên hát Viễn Du tháng 6, 1989. 3. Thái Thanh, hát Việt Nam Quê Hương Mến Yêu trong buổi hòa nhạc đầu tiên 1990. 4. Mai Hương hát VNQHMY 1990. 5. Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi tại Concert 2007. 6. Nhạc sĩ Phạm Đình Chương & Nhạc trưởng Lê Văn Khoa 1990.
WESTMINSTER, CA (Little Saigon) - Vở kịch “140 Lbs: How Beauty Killed My Mother” (“140 Lbs: Sắc Đẹp Đã Giết Chết Mẹ Tôi Như Thế Nào”) sẽ được trình diễn bởi chính tác giả Susan Liễu vào hai suất: thứ Bảy, ngày 21 tháng 12, lúc 7:00 P.M. và Chủ Nhật, ngày 22 tháng 12, lúc 2:00 P.M. tại Phòng Sinh Hoạt Người Việt, số 14771 Đường Moran, thành phố Westminster. Giá vé: $15 (sinh viên) và $25 (đồng hạng).
Khang Nguyễn vận dụng những hiểu biết sâu sắc về tâm linh và triết lý đã thu thập được để chuyển dịch thành một thứ ngôn ngữ tượng hình chứa đựng cảm xúc và tỉnh thức, như anh miêu tả “một ý thức tức thời về Thực thể, không bị ràng buộc vào quan niệm tư duy của trí óc.
Một bức tranh hiếm của Wolfgang Amadeus Mozart lúc 13 tuổi đã bán 4 triệu euro tương đương 4.4 triệu đô la Mỹ tại cuộc đấu giá của Christie’s tại thủ đô Paris -- vượt xa hơn giá được tiên đoán. Bức tranh cho thấy thần đồng âm nhạc Áo đang chơi phong cầm trong chuyến du lịch ở Ý vào tháng 1 năm 1770. Christie’s nói rằng nhà soạn nhạc và cha ông lúc đó đang ở tại Verona với Pietro Lugiati, một viên chức đứng đầu tại Cộng Hòa Venice. Một người ngưỡng mộ Mozart, ông ấy đã đặt mua bức tranh này. Bức tranh đã được cho là do nhà nghệ thuật Verona vẽ. “Nó [bức tranh] rất có thể đã được vẽ bởi bậc thầy ở Verona là Giambettino Cignaroli, là anh em bà con của Lugiati,” theo Astrid Centner, nhà lãnh đạo của phòng Old Masters của nhà đấu giá tại Paris, cho biết. Chỉ có 5 bức tranh của Mozart đã được vẽ lúc ông còn sống.
Ca nhạc sĩ Chế Linh là một biểu tượng cột trụ của dòng nhạc Vàng, ông là người Việt gốc Chàm và được xem là tứ trụ của nền Nhạc Vàng (chung với Duy Khánh, Nhật Trường, Hùng Cường). Tuy nhiên, trong “tứ trụ” đó, chỉ có duy nhất Chế Linh còn đi hát tới tận bây giờ và vẫn được đông đảo công chúng ngưỡng mộ.
Bốn mươi năm trước, tháng 11 năm 1979, ban nhạc rock Pink Floyd tại Anh đã trình làng băng nhạc thứ 11 có tên “The Wall” [Bức Tường].“The Wall” gồm 26 bài hát, 2 bản thu âm và một câu chuyện bí ẩn nhạc kịch, băng nhạc tiếp tục trở thành băng nhạc bán chạy thứ 2 trong lịch sử, theo bản tin của trang mạng www.theconverstion.com
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.