Hôm nay,  

Triển Lãm Tranh “Hành Trình Mầu Nhiệm” của họa sĩ Nguyễn Việt Hùng

1/11/202310:45:00(View: 4803)

 

Triển lãm từ ngày 10 tháng 1 đến 5 tháng 3

(Thứ Hai: đóng cửa. Thứ Ba 10-4pm, thứ Tư-Chủ Nhật: 10-2pm)

Casa Romantica Cultural Center & Garden – 415 Avenida Granada, San Clemente, CA 92672

*

Caption Khai Trương Phòng Tranh Hành Trình Mầu Nhiệm của họa sĩ Nguyễn Việt Hùng tại thành phố biển San Clemente quận Ca
10/1: Khai Trương Phòng Tranh Hành Trình Mầu Nhiệm của họa sĩ Nguyễn Việt Hùng tại thành phố biển San Clemente quận Cam



Chiều thứ Ba ngày 10 tháng 1, cơn mưa dầm cả ngày vừa dứt đem lại không khí tươi mát cho một buổi chiều đẹp, cũng là lúc buổi tiếp tân khai mạc phòng tranh của họa sĩ Nguyễn Việt Hùng bắt đầu.

 

Ai đã từng đến các phòng tranh xem triển lãm của họa sĩ Nguyễn Việt Hùng đều có cùng cảm nhận, như thể mình được trở lại những ngày thơ ấu miễn sầu vô lo, thế giới nghệ thuật của người họa sĩ ở đây là một thế giới nơi cặp mặt được no say với màu sắc tươi sáng và trái tim được tưới mát những cảm nhận an lạc. Người xem tranh bằng mắt nhưng cảm nhận bằng sự an vui, tươi tắn trong lòng. Gọi đó là hành trình “mầu nhiệm” hay đơn giản là hành trình con người bao đời tìm kiếm, hành trình bước đến gần hạnh phúc, những bức tranh tâm cảnh của Ông đang thực hiện điều này, những bức tranh ngày càng tươi, càng sáng, càng “thoát”, đưa tâm hồn đến một chốn an vui dường như bất tận ở một cảnh giới thần tiên mầu nhiệm.

 

20230110_190054
Họa Sĩ Nguyễn Việt Hùng cùng với khách xem tranh tại Buổi Khai Mạc "Hành Trình Mầu Nhiệm".



Khách đến xem tranh chiều khai mạc gồm bạn bè văn nghệ và thân hữu xa gần của người họa sĩ từ bao nhiêu năm vốn yêu mến hội họa và con người của ông, nhưng người ta cũng nhận thấy phòng tranh gồm rất nhiều khách thưởng ngoạn người Mỹ và nhiều sắc tộc khác, tất cả cùng hài hòa thưởng thức trong tâm cảnh thân mật. 

 

Cuộc triển lãm “Sacred Journey” sẽ được kéo dài từ nay đến ngày 5 tháng Ba. Giới thưởng ngoạn quận Cam có thể ghé đến tặng cho cặp mắt của mình “hạnh phúc”, đồng thời thăm quan cảnh trí của trung tâm văn hóa rất “lãng mạn” này. Thiết nghĩ người đến đây sẽ có một cuộc hành trình đầu xuân tươi vui, thú vị.

 

Nguyên Hòa | Việt Báo

                           

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
“Tác động tâm lý của chiến tranh đối với trẻ em là lâu dài và khủng khiếp.” (Borgen Magazine. 08.08.14.) Câu trích dẫn này xa lạ hay quen thuộc đối với người Việt sau 47 năm chấm dứt chiến tranh Nam Bắc 75? Những nạn nhân này, đến nay, đã sống trên nửa thế kỷ, có người đã hơn 100, có bao giờ chúng ta thừa nhận sự tai hại khủng khiếp của chiến tranh, sau chiến tranh, kéo dài, sâu đậm, trong đời sống còn lại của nhiều thế hệ, đã từng là trẻ em trong chiến tranh?
Không ai ngờ hai người trẻ gốc Hawaii đã cùng chiến thắng hai giải Quán Quân Nam và Nữ Lướt Sóng US Open 2022. Giải này năm nay được hãng Vans bảo trợ và được tổ chức tại Huntington Beach, California.
Cindy Trinh là một nhiếp ảnh gia trẻ hiện sinh sống tại New York. Ngoài công việc chính, cô còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, nhất là chống nạn kỳ thị người châu Á. Việt Báo trân trọng giới thiệu loạt ảnh chủ đề cô chụp trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu...
Vào chiều ngày Chủ Nhật 7 Tháng 8, 2022, khán phòng Rose Center gần như không còn chỗ trống. Giới yêu nhạc Việt Nam khắp nơi đến đây, chịu đựng cái nóng do hệ thống điều hòa không khí của nhà hát bị trục trặc, để cùng Khánh Ly đánh dấu chặn đường 60 năm ca hát. Một chặng đường dài gần như một đời người.
Nguyễn Ngọc Ngạn là một hiện tượng trong sinh hoạt văn học nghệ thuật của cộng đồng người Việt hải ngoại...
Vào một ngày bão tuyết mù mịt ở miền đông năm 2009, tôi viết bài thơ BÂY GIỜ, ghi lại một đoạn đương 10 năm gian nan vất vả ở quê người và nỗi nhớ quê hương. Bây giờ ngồi nhớ Việt Nam. Bên trời tuyết lạnh hai hàng lệ rơi. Nhờ duyên lành, bài thơ đã trở thành ca khúc BÊN TRỜI TUYẾT LẠNH qua những nốt nhạc tài hoa của nhạc sĩ Vĩnh Điện.
Trong Stories to tell, Charles Williams viết: “Những hình chụp gia đình có thể xem như tài liệu văn hóa vì chúng ghi lại những sự kiện thành hình cuộc sống của gia đình.” Có nghĩa là một loại tiểu sử không có chữ nhưng có minh chứng về đời sống lúc tấm ảnh được ghi nhận. Nhưng, có lẽ, nhận xét này chỉ đúng trong một số nền văn hóa; ở một số khác, có khi ngược lại, vì ở quê tôi, khi chụp hình gia đình, thường được dàn dựng ở những nơi có hậu trường đẹp đẽ, giàu sang, nhưng không thuộc về mình, chỉ mượn chụp cho oai. Tôi vẫn còn tấm hình đứng bên cạnh chiếc xe thể thao “xì gà” màu xám bạc như phi thuyền của ông khách lạ. Nhiều bạn mới quen lé mắt vì tưởng tôi là chủ nhân chiếc xe đua. Người ta nói, một tấm hình có thể thay thế được cả ngàn chữ. Không biết những tấm hình ngày nay, nói thật hay nói nói dối?
Tiếng hát của Duy Trác vang ra từ những chiếc rađiô. Trời khô ráo, mát dịu. Bầu không khí đêm Noel ở Sàigòn thật là vui vẻ, nhộn nhịp. Thánh đường vang lên những lời kinh cầu, chào đón Chúa ra đời, lòng người lắng xuống, nhẹ nhàng, thư giãn. Ấy thế mà đã có một đêm Noel hết sức căng thẳng đối với tôi và một anh bạn. Kim đồng hồ chỉ 10 giờ 15 phút rồi mà chưa thấy anh ấy đâu. Tôi rất hồi hôp. Anh bạn hẹn ghé đón tôi lúc 10 giờ đêm ở Bàn Cờ rồi cùng nhau tới Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế, ở đó Ca đoàn đang nóng lòng chờ đợi.
Một bức chân dung tự họa chưa từng được biết đến trước đây của Vincent Van Gogh đã được phát hiện đằng sau một bức tranh khác của họa sĩ, Phòng trưng bày Quốc gia Scotland cho biết hôm thứ Năm. Bức chân dung tự họa được tìm thấy ở mặt sau của Van Gogh “Head of a Peasant Woman” khi các chuyên gia tại phòng trưng bày Edinburgh chụp X-quang bức tranh trước buổi triển lãm sắp tới. Tác phẩm được cho là đã được cất giấu trong hơn một thế kỷ, được bao phủ bởi nhiều lớp keo và bìa cứng khi nó được đóng khung vào đầu thế kỷ 20.
Lúc còn nhỏ, đi theo bà dì và ông cậu xem cải lương. Tôi đã từng say mê cổ nhạc như say mê tân nhạc. Cùng lứa tuổi, Hương Lan trên sân khấu, dưới ánh đèn, thỏ thẻ điệu ca vọng cổ, xàng xàng, lên cao, rồi xuống xề, khiến cậu bé hả miệng suốt buổi, đêm về mộng mơ. Đó cũng là một lý do tôi yêu thích ca khúc Những Ngày Thơ Mộng của Hoàng Thi Thơ. Đúng làm sao: Tìm đâu những ngày chưa biết yêu? Chỉ thấy, thấy lòng nhớ thương nhiều. Rồi đêm ta nằm mơ, hồn say ta làm thơ. Ngồi ngâm trách lòng ai hững hờ… Hồi đó, tôi bắt đầu làm thơ Lục Bát.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.