Hôm nay,  

Nạn Nhân Thứ Thiệt

02/09/202200:00:00(Xem: 2955)

1
Trích tranh của CBS News, Saturday Morning, 16.08.22)

 

 

“Tác động tâm lý của chiến tranh đối với trẻ em là lâu dài và khủng khiếp.” (Borgen Magazine. 08.08.14.) Câu trích dẫn này xa lạ hay quen thuộc đối với người Việt sau 47 năm chấm dứt chiến tranh Nam Bắc 75? Những nạn nhân này, đến nay, đã sống trên nửa thế kỷ, có người đã hơn 100, có bao giờ chúng ta thừa nhận sự tai hại khủng khiếp của chiến tranh, sau chiến tranh, kéo dài, sâu đậm, trong đời sống còn lại của nhiều thế hệ, đã từng là trẻ em trong chiến tranh?

1. Borgen báo cáo: “Trẻ em gặp khó khăn đáng kể trong thời gian xung đột theo một số cách. Nhiều người bị kẹt trong làn đạn, với gần một nửa thương vong dân sự là trẻ em trong bất kỳ cuộc xung đột nào. Theo các tổ chức như UNICEF, 18 triệu trẻ em đã lớn lên trong các vùng chiến sự, nơi có hai triệu người đã chết, sáu triệu người bị thương tật vĩnh viễn và một triệu người trở thành trẻ mồ côi. Những đứa trẻ này lớn lên với sự căng thẳng vốn có khi sống trong vùng chiến sự, và hầu hết đều trải qua những ảnh hưởng tâm lý nặng nề sau này trong cuộc sống.” Thường xuyên, chúng ta có cảm giác hoặc biểu lộ sự giận dữ, phê phán, hoặc thậm chí khinh bỉ những hành vi, cử chỉ, lời nói của người đồng hương từ trong nước ra hải ngoại. Ít nhất là có 10 lý do chính đáng khác nhau để giải thích hoặc quy tội cho những việc họ làm kỳ cục, ngô nghê, khôn vặt, ma giáo, đê tiện ... Một trong số lý do đó là thương tích tâm lý của chiến tranh. Mặc dù, tôi vẫn đặt câu hỏi: Hối lộ, tham quyền, có phải là hậu quả của chiến tranh? Không. Vì các đất nước hòa bình lâu năm vẫn có bạo quyền, hối lộ, tham lam, … Có những thú tính thuộc về căn bản làm người, sẽ xuất hiện cho dù người đó có quá khứ như thế nào. Nhưng không thể phủ nhận, hậu quả tâm lý của chiến tranh sẽ phát triển thú tính nhiều hơn nhân tính. Có một thời chúng ta nhận thấy trẻ em ở Việt Nam quá sức ma lanh ma le, thông minh xuất chúng về việc gạt người, mưu tính lợi ích, đến mức chúng ta tự hỏi đất nước này còn có giáo dục căn bản hay không? Nghèo tinh thần và nghèo vật chất là hậu quả nhản tiền của chiến tranh. Những trẻ em thời đó, giờ đây, là những người lớn đang sinh sống khắp nơi, những tính xấu đó không dễ gì thay đổi.

“Trẻ em bên lề của một khu vực chiến tranh cũng phải đối mặt với chấn thương. Nhiều trẻ em mồ côi hoặc mất cha hoặc mẹ khi phải di dời. Ed Cairns của Đại học Ulster phát hiện ra rằng xa cách cha mẹ là một trong những trải nghiệm căng thẳng nhất đối với những đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Cairns nói rằng, bởi vì trẻ nhỏ dựa vào gia đình để bảo vệ và đối phó, một gia đình bị chia cắt có thể khiến trẻ cảm thấy sợ hãi và tuyệt vọng. Việc mất đi cha mẹ có thể dẫn đến ít thứ sở hữu hơn như thức ăn, nước uống và cư trú, điều này ngăn cản đứa trẻ lớn lên trong một môi trường an toàn và lành mạnh. Trẻ em mồ côi phải làm việc để tự kiếm ăn, nghĩa là chúng không có cơ hội được học hành và có một tuổi thơ vui tươi.

Trẻ em lớn lên giữa chiến tranh phải đối mặt với mức độ chấn thương đáng kinh ngạc, nhưng viện trợ nhân đạo có xu hướng tập trung vào nhu cầu thể chất của chúng hơn là nhu cầu tâm lý. Các tổ chức phi chính phủ cung cấp thực phẩm và tiêm chủng, nhưng bỏ qua thực tế rằng phần lớn thiệt hại là chấn thương tâm lý lâu dài. Viện trợ thường vá những vết thương thể xác hơn là những vết thương tình cảm.” (Trích cùng tin báo Borgen.)

Những sự kiện này, hầu như ai cũng biết, nhưng gần hết chúng ta thiếu quan tâm, hoặc quan thâm theo kiểu cháy nhà người khác, không phải nhà mình. Dân ta thường thường dị ứng với đồng hương. Đúng. Vì họ khó thương? Không hẳn là vậy. Tôi cũng là một người ít thương xót đồng hương. Đúng. Vì họ dễ ghét? Không hẳn là vậy. Vì hầu hết những ai không ưa, xa lánh, đố kỵ đồng hương, đều là nạn nhân của chiến tranh. Hầu hết chúng ta là những trẻ em đã lớn lên trong đất nước chiến tranh. Lớn khôn với thói quen đề phòng, chống đối, nghi ngờ, ghen tị, cạnh tranh, với những người chung quanh, để tồn tại, để vượt lên. Thói quen đó trở thành phong thái hoặc kiểu cách sống tự động, khó chữa hơn bệnh ung thư, thậm chí là một loại bệnh bất thường kinh niên. –  “Không chữa được, biết để làm gì?”

2. Dường như ở Việt Nam, dù dưới chế độ nào, cũng ít thấy sự khuyến khích trẻ em đối diện, nhận xét, trình bày cảm nhận chiến tranh mà họ đang sống với qua nghệ thuật, dễ nhất là tranh vẽ. Có lẽ, ngược lại nữa là khác, người lớn thường che đậy, giấu giếm, để bảo vệ sự non nớt của trẻ em. Sợ con mình bị ám ảnh bởi những kinh dị, máu me, tàn ác.  Tôi cũng bị giấu kín. Sống trong chiến tranh mà như thể đang xem phim ảnh thời sự về chiến tranh. Người sống trong thành phố, trong vùng an toàn, xa cách người đang chiến đấu, người sống trong những vùng xôi đậu. Chiến tranh không phải của tôi? Vậy thì của ai? Của chú tôi, ba tôi, anh tôi và một số hàng xóm. Nhắc lại chuyện này là sự xấu hổ không cách nào rửa sạch, nó là vết xâm vào lòng, và chảy máu hổ thẹn cho dù bất kỳ về sau giàu sang, phú quí, tên tuổi, chức vị nổi bật như thế nào. Khi đó, chiến tranh gần chấm dứt, đại họa kề ngang cổ mà một số lớn người trẻ trong thành phố, ở thủ đô, có tôi, vẫn sống như người ngoại quốc. Yêu đương, cà phê, đi lui đi tới, chạy xe khắp phố phường. Vô tư.  Không chỉ con nhà giàu, con nhà nghèo, nhà trung lưu, cũng vậy. Chúng tôi không được giáo dục để đối diện chiến tranh, chiến tranh của mình, chiến tranh giết chết người thân của mình, chiến tranh tàn phá và di hại cho dân tộc mình. Thật đáng tự kinh sợ.

2
Trích tranh Daria, trong The Art Newspaper.

 

“Mum,I don’t want war,” “Mẹ ơi, con không muốn chiến tranh,” là lời nói của một trẻ em người Ukraine, đã trở thành tựa đề bài báo, trong The Art Newspaper, tháng 8 năm 2022.

Mum, I don’t want war, trở thành một tựa đề giáo dục trẻ em và thông tin đến thế giới về cuộc chiến Ukraine và Nga đã kéo dài qua nhiều tháng. Những thành phố lớn, hoặc những nơi có thể thực hiện, đã trình bày những tranh vẽ của các trẻ em ở những chỗ công cộng về những cảm nhận, những suy nghĩ, những lo sợ, những phiêu lưu, những tử vong, những thần tượng … từ các tâm hồn ngây thơ nhìn thế sự khổng lồ ngoài tầm tay.

3
Tranh từ CBS, Saturday Morning.

 

4
Tranh CBS Saturday Morning

 

3 buc
Ba bức tranh trích CBS Saturday Morning

 

“…trên 16 thành phố trên khắp Ba Lan, bao gồm Warsaw và thị trấn biên giới Przemyśl, một cảng đến chính của người tị nạn Ukraine — nhấn mạnh những kinh nghiệm chung về sự chiếm đóng, đàn áp và kháng cự, cũng như một niềm tin chiến thắng bền bỉ. Các bức vẽ tạo thành một minh chứng cảm động về chiến tranh, làm nổi bật tác động đặc biệt tàn khốc của nó đối với những thành viên trẻ tuổi nhất của xã hội.” (The Art Newspaper.) Chương trình: Mẹ ơi, con không muốn chiến tranh tập hợp một số hình vẽ của trẻ em Ukraine diễn tả trận chiến trên quê hương, cho dù chưa chắc các em đã biết quê hương là gì. Ngoài ra, còn có một số hình của các trẻ em Ba Lan, liên quan đến thế chiến thứ Hai, từ ngân khố quốc gia lưu trữ trên 13.000 bức vẽ của trẻ em trong đề tài “Mẹ ơi, con thấy chiến tranh.”

8
Tranh trích The First News 18.07.2022

Chúng ta có thể nhìn thấy sự ám ảnh của chiến tranh đã xâm nhập vào đôi mắt và khủng hoảng tâm hồn trong trắng như thế nào. Nhũng tâm hồn đó tự nhiên bị vấy máu, tàn phá, chết chóc, thảm họa, … lớn lên, trưởng thành, không bao giờ có thể lau sạch những hình ảnh và cảm xúc của thời thơ ấu. Thường xuyên làm cho tâm tư biến chuyển khác thường, trong những trường hợp thất bại bởi đời sống, sẽ trở thành bệnh bi quan, hoặc bỗng dưng trở nên “mát dây.” Không ít thì nhiều, có phải cộng đồng người Việt thế hệ lớn tuổi có nhiều dây bị mát? Dễ hiểu, dễ thông cảm. Mát là một hậu chấn thường xảy ra cho một số trẻ em lớn lên trong cuộc chiến. 

9
Tranh trích The First News

 

Nhưng điểm đẹp đẽ của tâm hồn trẻ thơ là lòng hy vọng vô vụ lợi. Một hy vọng không cần lý do. Một hy vọng sáng bừng như nắng ban mai. Cho dù tình cảnh đen tối, u ám như thế nào, tâm hồn trẻ con vẫn kỳ vọng những gì vui vẻ hơn, tốt đẹp hơn. Hãy hỏi những trẻ em lớn lên trong chiến tranh, các em muốn gì? Rồi hỏi những người lớn trong cùng một hoàn cảnh, chúng ta sẽ nghe thấy sự sai biệt, đôi lúc làm sững sờ.

Sự mong muốn và hy vọng lớn nhất của hầu hết các trẻ em là sự đoàn tụ, sự trở lại niềm vui cũ.

10
Tranh của The Art Newspaper

 
- “Không chữa được, biết để làm gì?”


Chữa được dấu xăm, vết hằn, tâm lý tổn thương của chiến tranh từ thơ ấu phải là một cơ duyên hiếm hoi. Hầu hết trẻ em của chiến tranh khi trưởng thành sẽ là người lớn của chiến tranh cưu mang những hệ lụy của thảm họa, cho dù tưởng rằng mình đã thoát được chiến tranh. Haruki Murakami nói rằng: Listen up – there’s no war that will end all wars. (Nghe nha, không có chiến tranh nào chấm dứt tất cả mọi chiến tranh.) Câu nói này có thể hiểu nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Tôi tin rằng, dù cuộc chiến đã chấm dứt, mỗi người trong chúng ta đều phái chiến đấu tiếp tục với bóng đen của cuộc chiến vẫn còn lưu chuyển trong huyết mạch (cho đến chết).  

Tuy không chữa được, nhưng biết được, hiểu rõ, sẽ giúp chúng ta xử thế một cách phù hợp hơn, ít phê phán hơn, tử tế hơn. Listen up: không phải họ khó ưa mà mình khó ưa. Không phải chỉ có họ là nạn nhân chiến tranh, mà chính mình là nạn nhân thứ thiệt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới gần đây lúc chạy xe ở thành phố Los Angeles, Kiều Chinh thấy một điều mà bà chưa từng thấy trước đây: một biển quảng cáo khổng lồ trên đại lộ Sunset với hình ảnh một diễn viên người Việt, cùng tên của một tác giả cũng người Việt. Diễn viên đó là Hoa Xuande, một tài tử quốc tịch Úc thủ diễn vai chính trong bộ phim mới do kênh truyền hình HBO thực hiện, The Sympathizer / Cảm tình viên, là một phiên bản chuyển thể từ tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer của nhà văn Nguyễn Thanh Việt.
Loạt phim "The Sympathizer" bắt đầu chiếu trên HBO hôm 14/4, mỗi tuần một tập. VIệt Báo sẽ trích đăng một số ý kiến, bình phẩm của một số người viết từ khắp nơi về loạt phim này, từ nay cho đến khi chiếu hết 7 tập. Loạt bài viết này là quan điểm của các tác giả, không nhất thiết phản ảnh quan điểm của ban biên tập Việt Báo.
Đã lâu lắm, cũng trên hai mươi năm tôi hầu như quên mất việc vào rạp hát coi ciné như hồi xưa ở bên nhà. Cho đến tuần rồi, người bạn trẻ Tôn Thất Hùng gọi phone nói chị Kiều Chinh có nhã ý mời tôi đi coi phim chị đóng: The Sympathizer. Tết Nguyên Đán năm Kỷ Hợi, chị Kiều Chinh và tôi gặp nhau tại tòa soạn Việt Báo ở Quận Cam đến nay vẫn chưa có dịp găp lại; thiết nghĩ đi xem phim Kiều Chinh đóng cũng là một cách tái ngộ nữ tài tử gạo cội này. Cuốn phim The Sympathizer được trình chiếu tại rạp hát TIFF Bell Lightbox nằm trên một đoạn đường King Street còn gọi là Phố Festival tức Phố Lễ Hội TIFF thường niên vào tháng 9 qui tụ nhiều ngôi sao trên thế giới.
Ai chết? Chị Chung đã qua đời, chị không chết, không hết, vẫn còn lan man đâu đó, ở đâu đó, khi chị đi qua cuộc đời này. Không có ý định trở về tìm chị nhưng bỗng nhiên đang đứng nơi đây, hứng những trái trứng cá ngọt ngào mà chị thả xuống. Làm sao để phân biệt khi mút trái trứng cá chín và những đầu ngón tay của chị, mềm mềm, êm êm, ướt đẫm.
Theo lời Ban Tổ Chức, “Dòng Chuyển Của m Thanh” là sự kết hợp Đông-Tây độc đáo, mang những thang âm mới mẻ, chưa từng được công diễn bất cứ nơi nào qua những tiếng đàn bầu, đàn kìm, đàn tranh, đàn T'rưng hoà quyện cùng dàn nhạc giao hưởng và ban hợp xướng Tây phương...
Những tràng pháo tay kéo dài sau mỗi màn trình diễn của các nghệ sĩ, cả khán phòng gần một ngàn khán giả im lặng, thả cảm xúc vào từng mỗi bản nhạc. Khó có thể diễn tả hết những cảm xúc lẫn lộn của mỗi khán giả đã theo dõi trọn vẹn một chương trình nhạc thính phòng dài hơn ba tiếng đồng hồ cho đến tận phút chót, mà theo lời Nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã phát biểu trên sân khấu là "lần đầu tiên trên thế giới" có một chương trình âm nhạc Việt Nam như vậy.
Khi tác giả Việt Thanh Nguyễn lớn lên ở California như một người tị nạn sau Chiến tranh Việt Nam , những miêu tả về cuộc xung đột đó hiện diện khắp nơi trong văn hóa đại chúng Mỹ. Platoon, Apocalypse Now, Full Metal Jacket, và nhiều bộ phim khác miêu tả các chiến sĩ Mỹ chiến đấu trong vùng nước lạc hậu đen tối và sau đó đối phó với những tổn thất tâm lý tại quê nhà. Rất ít bộ phim trong số đó nói đến trải nghiệm của người Việt Nam – những người tự xem cuộc xung đột là cuộc Chiến chống Mỹ.
Tối thứ sáu, 5 tháng Tư, 2024, tại rạp chiếu bóng AMC Orange 30, thành phố Orange, chỉ cách trung tâm Little Saigon năm, sáu dặm, HBO đã tổ chức buổi tiếp tân và chiếu phim đặc biệt nhằm giới thiệu bộ phim truyền hình 7 tập, The Sympathizer / Cảm tình viên, do kênh truyền hình HBO thực hiện, dựa trên cuốn tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer năm 2016 nổi tiếng cùng nhan đề của nhà văn Nguyễn Thanh Việt, kể về một điệp viên Cộng Sản nửa Pháp, nửa Việt trong những ngày cuối của chiến tranh Việt Nam...
Tối thứ Hai 1 tháng Tư, nhà văn Nguyễn Thanh Việt đã gặp gỡ khán giả ở miền bắc California để giới thiệu bộ phim “Cảm tình viên / The Sympathizer” dựa trên tiểu thuyết cùng tên đã đưa ông lên đỉnh văn đàn Mỹ với giải Pulitzer 2016.
Mỗi khi tôi nghe ca khúc Summertime, lòng không khỏi băn khoăn về tâm sự màu da, nhất là khúc nhạc blue này được trình bày qua những giọng hát thần kỳ, run rẩy tức tưởi cho thân phận con người. Nhạc sĩ George Gershwin sáng tác ca khúc này năm 1934, gần một trăm năm sau khi tu chính án 13 của hiếp pháp Hoa kỳ được công bố xác nhận quyền tự do, hủy bỏ luật nô lệ cho màu da đen tháng 12 năm 1865. Đời sống dân da đen bắt đầu khá giả hơn. Sau nhà có ao nuôi đầy cá. Trên đồng mồ hôi đã nở những hoa gòn. Những thành tựu đó cho phép người mẹ người chị thoát cảnh lam lủ, được trang điểm nhan sắc, y phục đẹp đẽ hơn. Cho phép cha già được an vui, nghỉ ngơi và các em bé nô đùa vang tiếng cười.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.