Hôm nay,  

Xem Tranh Con Quỷ Của Họa Sĩ Naotaka Hiro: Cuộc Chiến Chống Bất An Vì Bạo Động, Kỳ Thị

30/07/202100:00:00(Xem: 2834)

Naotaka Hiro
Bức tranh Không Tên của Naotaka Hiro, năm 2021, acrylic, than chì, bút chì mỡ, bút chì màu trên gỗ, kích thức 42x58x2 in. (nguồn: www.artnews.com)

 

Một con quỷ trừu tượng thống trị bức tranh Không Tên (Untitled), vào năm 2021, một bức tranh acrylic với tranh hỗn hợp trên bảng điều khiển, theo www.artnews.com. Những ngón tay trắng quá dài của nó dường nhưng tan chảy hay dang ra như đôi cánh dọc theo hai mép rìa của họa phẩm được đóng khung chặt chẽ. Phần dưới con quỷ là dấu X chính giữa của các phần phụ như cặp giò bị biến dạng (của nhà nghệ sĩ?) mà nhìn như là một thanh gươm chéo, như một huy hiệu. Những mối tương quan chính thức này gợi nhớ đến bức tranh đau khổ mãnh liệt khác, Figure With Meat của Francis Bacon vào năm 1954, mà trong đó các xương sườn của hai mặt thịt bò ôm lấy vị Giáo Hoàng ngồi; chúng cũng gợi nhớ lại các vạc áo thẳng đứng của chiếc áo giáp của vị tướng Nhật Bản, một chiếc áo khoác ngoài áo giáp. Các vết xước rạch thẳng vào gỗ làm mạnh thêm những mâu thuẫn thị giác này.

Con quỷ có lẽ đã bị tống ra khỏi tiềm thức của Naotaka Hiro. Nhà họa sĩ sinh ở Osaka tại Nhật, có trụ sở tại Los Angeles trước đây đã làm nghề vẽ họa đồ và vẽ tranh để nghiên cứu các khía cạnh của thân thể của ông mà ông không thể thấy – những bộ phận nội tạng, các tiến trình tâm thức – nhưng tác phẩm của ông đã có được tiếng dội tâm lý tối tăm hơn sau khi ông bị lây nhiễm Covid-19 vào năm ngoái. Hiro đã bị trầm cảm không chỉ vì chứng bệnh của ông, mà cũng vì sự gia tăng bạo động chống lại người Á Châu và sự bất an và nổi dậy liên quan đến bầu cử. Tên cuộc triển lãm của ông hiện nay tại The Box ở Los Angeles là “Armor,” gói gém ước muốn của ông để chống lại sự bất an đó qua tự phản ảnh nghệ thuật.

Hiro đã bắt đầu họa phẩm Không Tên bằng việc vẽ với bề mặt treo theo chiều ngang cao trên ông 2 feet. Nằm dưới khung hình với tầm nhìn và cử động của ông bị hạn chế, ông đã áp dụng quy trình tương tự như chủ nghĩa tự động Siêu Thực, tạo ra những bức tranh theo cử chỉ trực giác. Sau đó ông đã điều chỉnh lại tấm hình từ phần trên, thêm các chi tiết được vẽ như váy kim loại để làm sắc nét ảnh hưởng chủ đề và thị giác.

Như Tôn Tử đã nói trong Binh Pháp (The Art of War – Nghệ Thuật Chiến Tranh), “Nếu bạn biết rõ kẻ thù và tự biết mình, thì bạn không cần sợ kết quả của hàng trăm trận chiến.” Các thế lực mà Hiro đang vật lộn rất đáng gờm, đòi hỏi một tính toán xã hội lớn hơn; trong khi đó, những biểu tượng về sự thống khổ riêng tư của nghệ sĩ cho thấy rằng sự nội quan có thể cống hiến một thành trì.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
ANN PHONG: Triển Lãm Nghệ Thuật "Trải Nghiệm Môi Trường Và Con Người - Những Câu Chuyện Hồi Sinh", khai mạc vào ngày 6 tháng 5 tại Tòa nhà Santora (Santora Building)- Street Space Gallery, thành phố Santa Ana. Triển lãm sẽ khai mạc vào ngày 6 tháng 5 và kéo dài đến ngày 3 tháng 6 năm 2023. Lễ khai mạc: Thứ Bảy ngày 6 tháng 5 từ 6-8 giờ tối và bế mạc: Thứ Bảy ngày 3 tháng Sáu, 6 giờ chiều-8 giờ chiều.
Tối Thứ Bảy 29-4-2023 tại Phượng Mai Studio ở Quận Cam, một số bằng hữu đã đến dự đêm nhạc Trần Chí Phúc, chủ đề Tháng Tư – Sài Gòn – Vượt Biển – Đấu Tranh với những ca khúc anh đã sáng tác trong 44 năm qua kể từ năm 1979, mang niềm khắc khoải về quê nhà đã xa...
Có thể nói “Mekong:Life” giống như một bản trường ca, như một lời kêu gọi đầy xúc động, khẩn thiết để bảo vệ dòng sông Mekong.
Tối Thứ Bảy 15-4-2023 nhiều đồng hương vùng Dallas tiểu bang Texas đã đến dự đêm nhạc Sài Gòn Mơ Ngày Hội Ngộ, diễn ra tại phòng sinh hoạt của thương xá Asia Square Times, thưởng thức những ca khúc thương nhớ Sài Gòn, Vượt Biển của nhạc sĩ Trần Chí Phúc đến từ Nam Cali...
“Đất Khổ” lưu lạc ra nước ngoài sau năm 1975 và mãi đến thập niên 1990 mới có cơ hội trình chiếu tại Hoa Kỳ. Đây cũng là một phim chính được chiếu tại tại Đại hội Điện ảnh Việt Nam kỳ 8 – Viet Film Fest – do Hội Văn học Nghệ thuật Việt-Mỹ (VAALA) tổ chức năm 2015 ở Little Saigon, Nam California...
Nevermore được mở màn với khung cảnh một ngày xa xưa trong đêm tối u uẩn, với hình ảnh vũ công Elliot Hammans, mặc quần trắng xếp li và áo sơ mi tay phồng kiểu nhà thơ, đóng vai nhân vật chính, ngồi trên chiếc ghế bành làm bằng các thân thể người, hiện ra ủ rũ trong bóng tối ở cuối sân khấu. Người ta thấy hình ảnh của Hammans từ từ dâng lên, tạo ra một chiếc bóng ma quái lơ lửng trên bức tường sau sân khấu.
Điều gì đang xảy ra trong não và cơ thể khi chúng ta thưởng thức nghệ thuật? Đây là một câu hỏi đã nằm trong tâm trí của Anjan Chatterjee nhiều năm. Ông Anjan là giáo sư về thần kinh học, tâm lý học và kiến trúc tại Trường Pennsylvania (University of Pennsylvania). Tại đây, ông đã thành lập một trong những phòng thí nghiệm đầu tiên trên thế giới dành riêng cho khoa học về thần kinh và thẩm mỹ - Penn Center for Neuroaesthetics.
“Khi tôi muốn ca hát về tình yêu thì tình yêu lại biến thành đau khổ. Nhưng khi tôi chỉ muốn hát về đau khổ thì đau khổ lại hoá thành tình yêu”. – Franz Schubert.
Một buổi chiều tháng 3 năm 1994, có một thiếu phụ đến gõ cửa căn nhà gỗ của ông Vương Hồng Sển trên đường Nguyễn Thiện Thuật, Quận Bình Thạnh. Ngôi nhà gỗ lúc ấy còn rất đẹp, được chăm sóc kỹ lưỡng. Khi cô đến, ông Sển ra tiếp cô ở trong vườn phía trước nhà...
Đã qua thập niên thứ nhất của thế kỷ XXI, nền văn minh cơ khí vẫn liên tục phát triển với nhà cao tầng, đường cao tốc, phương tiện làm việc và sinh hoạt đều sử dụng máy móc, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của mọi người, tạo nên một nếp sống, nếp nghĩ phù hợp. Giữa bộn bề khói bụi, có ai lắng hồn nhớ lại một thuở thanh bình ngày xưa, nghĩ về cảnh “ hôm qua tát nước đầu đình…” “trên đồng cạn dưới đồng sâu, chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa…” “Trời mưa trời gió, đem đó ra đơm, chạy về ăn cơm, chạy ra mất đó…?”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.