Hôm nay,  

Xem Tranh Con Quỷ Của Họa Sĩ Naotaka Hiro: Cuộc Chiến Chống Bất An Vì Bạo Động, Kỳ Thị

30/07/202100:00:00(Xem: 2843)

Naotaka Hiro
Bức tranh Không Tên của Naotaka Hiro, năm 2021, acrylic, than chì, bút chì mỡ, bút chì màu trên gỗ, kích thức 42x58x2 in. (nguồn: www.artnews.com)

 

Một con quỷ trừu tượng thống trị bức tranh Không Tên (Untitled), vào năm 2021, một bức tranh acrylic với tranh hỗn hợp trên bảng điều khiển, theo www.artnews.com. Những ngón tay trắng quá dài của nó dường nhưng tan chảy hay dang ra như đôi cánh dọc theo hai mép rìa của họa phẩm được đóng khung chặt chẽ. Phần dưới con quỷ là dấu X chính giữa của các phần phụ như cặp giò bị biến dạng (của nhà nghệ sĩ?) mà nhìn như là một thanh gươm chéo, như một huy hiệu. Những mối tương quan chính thức này gợi nhớ đến bức tranh đau khổ mãnh liệt khác, Figure With Meat của Francis Bacon vào năm 1954, mà trong đó các xương sườn của hai mặt thịt bò ôm lấy vị Giáo Hoàng ngồi; chúng cũng gợi nhớ lại các vạc áo thẳng đứng của chiếc áo giáp của vị tướng Nhật Bản, một chiếc áo khoác ngoài áo giáp. Các vết xước rạch thẳng vào gỗ làm mạnh thêm những mâu thuẫn thị giác này.

Con quỷ có lẽ đã bị tống ra khỏi tiềm thức của Naotaka Hiro. Nhà họa sĩ sinh ở Osaka tại Nhật, có trụ sở tại Los Angeles trước đây đã làm nghề vẽ họa đồ và vẽ tranh để nghiên cứu các khía cạnh của thân thể của ông mà ông không thể thấy – những bộ phận nội tạng, các tiến trình tâm thức – nhưng tác phẩm của ông đã có được tiếng dội tâm lý tối tăm hơn sau khi ông bị lây nhiễm Covid-19 vào năm ngoái. Hiro đã bị trầm cảm không chỉ vì chứng bệnh của ông, mà cũng vì sự gia tăng bạo động chống lại người Á Châu và sự bất an và nổi dậy liên quan đến bầu cử. Tên cuộc triển lãm của ông hiện nay tại The Box ở Los Angeles là “Armor,” gói gém ước muốn của ông để chống lại sự bất an đó qua tự phản ảnh nghệ thuật.

Hiro đã bắt đầu họa phẩm Không Tên bằng việc vẽ với bề mặt treo theo chiều ngang cao trên ông 2 feet. Nằm dưới khung hình với tầm nhìn và cử động của ông bị hạn chế, ông đã áp dụng quy trình tương tự như chủ nghĩa tự động Siêu Thực, tạo ra những bức tranh theo cử chỉ trực giác. Sau đó ông đã điều chỉnh lại tấm hình từ phần trên, thêm các chi tiết được vẽ như váy kim loại để làm sắc nét ảnh hưởng chủ đề và thị giác.

Như Tôn Tử đã nói trong Binh Pháp (The Art of War – Nghệ Thuật Chiến Tranh), “Nếu bạn biết rõ kẻ thù và tự biết mình, thì bạn không cần sợ kết quả của hàng trăm trận chiến.” Các thế lực mà Hiro đang vật lộn rất đáng gờm, đòi hỏi một tính toán xã hội lớn hơn; trong khi đó, những biểu tượng về sự thống khổ riêng tư của nghệ sĩ cho thấy rằng sự nội quan có thể cống hiến một thành trì.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào khoảng năm 1985, nhóm ca viên cũ của Ca Đoàn Trùng Dương được dịp họp mặt lần đầu tiên trên đất Mỹ với hai cựu ca trưởng của Trùng Dương là nhạc sĩ Lê Văn Khoa và nhạc sĩ Trần Chúc. Nhạc sĩ Lê Văn Khoa hôm đó đã cho mọi người nghe cassette tape nhạc giao hưởng trình bày trường ca Hòn Vọng Phu của nhạc sĩ Lê Thương với 4 giọng tứ ca, rồi nói “nếu chúng ta có một ban đại hợp xướng thì sẽ khác hơn nhiều.
Một chương trình ca nhạc đánh dấu 30 năm ngày thành lập ban hợp xướng vốn được xem là nổi bật nhất của cộng đồng người Việt hải ngoại, với những khúc nhạc bất hủ của bảy, tám mươi năm tân nhạc VN, trình diễn bởi những ca sĩ tên tuổi hiện thời, cùng hàng trăm nhạc sĩ, ca viên, dưới tài điều khiển của những nhạc trưởng đầy khả năng và giàu kinh nghiệm, hiển nhiên phải là một chương trình đặc sắc, để lại dư âm trong lòng người nghe một thời gian thật dài, nếu không muốn nói là mãi mãi…
Nhạc trưởng Trần Chúc năm 1989. 2. Ngàn Khơi ra đời, lần đầu tiên hát Viễn Du tháng 6, 1989. 3. Thái Thanh, hát Việt Nam Quê Hương Mến Yêu trong buổi hòa nhạc đầu tiên 1990. 4. Mai Hương hát VNQHMY 1990. 5. Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi tại Concert 2007. 6. Nhạc sĩ Phạm Đình Chương & Nhạc trưởng Lê Văn Khoa 1990.
WESTMINSTER, CA (Little Saigon) - Vở kịch “140 Lbs: How Beauty Killed My Mother” (“140 Lbs: Sắc Đẹp Đã Giết Chết Mẹ Tôi Như Thế Nào”) sẽ được trình diễn bởi chính tác giả Susan Liễu vào hai suất: thứ Bảy, ngày 21 tháng 12, lúc 7:00 P.M. và Chủ Nhật, ngày 22 tháng 12, lúc 2:00 P.M. tại Phòng Sinh Hoạt Người Việt, số 14771 Đường Moran, thành phố Westminster. Giá vé: $15 (sinh viên) và $25 (đồng hạng).
Khang Nguyễn vận dụng những hiểu biết sâu sắc về tâm linh và triết lý đã thu thập được để chuyển dịch thành một thứ ngôn ngữ tượng hình chứa đựng cảm xúc và tỉnh thức, như anh miêu tả “một ý thức tức thời về Thực thể, không bị ràng buộc vào quan niệm tư duy của trí óc.
Một bức tranh hiếm của Wolfgang Amadeus Mozart lúc 13 tuổi đã bán 4 triệu euro tương đương 4.4 triệu đô la Mỹ tại cuộc đấu giá của Christie’s tại thủ đô Paris -- vượt xa hơn giá được tiên đoán. Bức tranh cho thấy thần đồng âm nhạc Áo đang chơi phong cầm trong chuyến du lịch ở Ý vào tháng 1 năm 1770. Christie’s nói rằng nhà soạn nhạc và cha ông lúc đó đang ở tại Verona với Pietro Lugiati, một viên chức đứng đầu tại Cộng Hòa Venice. Một người ngưỡng mộ Mozart, ông ấy đã đặt mua bức tranh này. Bức tranh đã được cho là do nhà nghệ thuật Verona vẽ. “Nó [bức tranh] rất có thể đã được vẽ bởi bậc thầy ở Verona là Giambettino Cignaroli, là anh em bà con của Lugiati,” theo Astrid Centner, nhà lãnh đạo của phòng Old Masters của nhà đấu giá tại Paris, cho biết. Chỉ có 5 bức tranh của Mozart đã được vẽ lúc ông còn sống.
Ca nhạc sĩ Chế Linh là một biểu tượng cột trụ của dòng nhạc Vàng, ông là người Việt gốc Chàm và được xem là tứ trụ của nền Nhạc Vàng (chung với Duy Khánh, Nhật Trường, Hùng Cường). Tuy nhiên, trong “tứ trụ” đó, chỉ có duy nhất Chế Linh còn đi hát tới tận bây giờ và vẫn được đông đảo công chúng ngưỡng mộ.
Bốn mươi năm trước, tháng 11 năm 1979, ban nhạc rock Pink Floyd tại Anh đã trình làng băng nhạc thứ 11 có tên “The Wall” [Bức Tường].“The Wall” gồm 26 bài hát, 2 bản thu âm và một câu chuyện bí ẩn nhạc kịch, băng nhạc tiếp tục trở thành băng nhạc bán chạy thứ 2 trong lịch sử, theo bản tin của trang mạng www.theconverstion.com
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.