Hôm nay,  

Nghệ Thuật Công Cộng Năm 2020 Xác Định Đặc Điểm, Từ Các Đài Tưởng Niệm Bị Xô Ngã Tới Các Thông Điệp Trên Bầu Trời

08/01/202100:00:00(Xem: 2248)
 
NGHE THUAT CONG CONG NAM 2020_01

Một bức tranh tường của George Floyd tại Minneapolis. (www.artnews.com)

 
Trong một năm mà khiến cho nhiều cơ chế trên khắp thế giới bị đóng cửa vào nhiều tháng cuối năm, nghệ thuật công cộng trên sự cộng hưởng mới tại nhiều thành phố và đã mang đến nhiều kinh nghiệm an toàn cho những ai tìm kiếm sự giải trí qua mạng trong lúc cách ly. Nhiều tác phẩm nghệ thuật công cộng được tạo ra trong năm 2020 thường đề cập đến những vấn đề chính trị và xã hội cấp bách, và khái niệm về các tượng đài – về các con số đã được leo thang và cách chúng được thể hiện – được tìm thấy trong các phong trào biểu tình, các trang quan điểm, và nhiều hơn nữa. Hướng dẫn dưới đây trình bày một cuộc thăm dò của một số dự án, các đụng độ, và các sự kiện đáng chú ý nhất trong năm liên quan đến nghệ thuật công cộng, phần nhiều trong số đó đã thay đổi cách chúng ta nhìn và suy nghĩ về lịch sử và môi trường của chúng ta.
 
Các bức tranh tường nổi lên giữa bối cảnh các cuộc biểu tình chống kỳ thị chủng tộc có hệ thống và sự bạo hành của cảnh sát.
 
Các cuộc biểu tình theo sau việc giết George Floyd bởi cảnh sát tại Minneapolis vào tháng 5 đã xảy ra khắp thế giới trong năm 2020, và nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong phong trào theo sau. Các bức tranh tường dành riêng cho Floyd được vẽ tại những nơi công cộng ở Dallas, Los Angeles, Oakland, Nairobi, Brussels, và nơi khác khi các cuộc biểu tình tiếp tục. Một tác phẩm như thế được vẽ tại một cửa hàng tạp hóa ở Minneapolis nơi Floyd bị bắt và bị giết bởi vì là nơi để tụ tập và tưởng niệm. Bức tranh tường của các nghệ sĩ Xena Goldman, Cadex Herrera, và Greta McLain, cũng như các cộng tác viên từ cộng đồng, vẽ Floyd ở giữa và nêu danh tánh của những người Mỹ Da Đen khác bị giết bởi cảnh sát trong nhiều năm gần đây. Bức tranh tường tại Minneapolis đứng đầu danh sách của ARTnews về các tác phẩm nghệ thuật quan trọng nhất của năm 2020.
 
Giữa lúc xét đến thượng đẳng da trắng và chủ nghĩa thực dân, một số tượng đài đã bị xô ngã hay bị dời đi.
 
Năm 2020, phong trào Black Lives Matter đã thu hút sự chú ý mới tới các tượng đài lịch sử tại Hoa Kỳ và Châu Âu mà nhiều người xem là các phương tiện để tôn vinh các nhân vật kỳ thị chủng tộc. Các tượng đài như thế đã là tiêu điểm cho các cuộc biểu tình tại Birmingham, Boston, Philadelphia, và nhiều thành phố Mỹ, khiến cho các viên chức địa phương phải xem xét lại chỗ đặt của các tượng này ở các địa điểm công cộng – và thường là trung tâm. Các tượng của những chính trị gia là người đã tán thành các quan điểm kỳ thị chủng tộc, các quân nhân Miền Nam, Christopher Columbus, và những người khác đã bị những người biểu tình xô ngã hay bị dời đi bởi các chính quyền thành phố trong suốt năm. Nhưng loại tái tưởng tượng những chỗ công cộng này không bị giới hạn tại Hoa Kỳ. Tại Antwerp, Belgium, các viên chức đã dời tượng Vua Leopold II từ quận Ekeren của thành phố sau khi nó đã bị những người biểu tình phá hư, và tại Bristol, Anh Quốc, những người biểu tình đã xô ngã tượng của người buôn bán nô lệ thế kỷ 17 Edward Colston và đẩy nó xuống hải cảng. Một bức tượng của Marc Quinn mà nhà nghệ sĩ đã đặt vào để thay thế tượng Colston bị dời đi mất. Nghệ sĩ Thomas J. Price, người đã xuất hiện trong danh sách Những Người Quyết Định của ARTnews, đã có lần viết rằng, “Một điển hình chân thật của nhóm vận động công bằng xã hội, hòa nhập và nhân quyền có thể là giúp sự ủng hộ tài chánh và các cơ sở sản xuất cần thiết cho nhà nghệ sĩ trẻ, địa phương, Da Đen để thực hiện việc thay thế tạm thời.”

NGHE THUAT CONG CONG NAM 2020_02

Tượng của Andrew Jackson tại Lafayette Park, Washington, D.C.(www.artnews.com)

 
Các tác phẩm điêu khắc gây tranh cãi miêu tả những phụ nữ khỏa thân đã mất dấu ấn tại New York và London.
 
Một số tượng được ra mắt công chúng trong năm nay đã thành các tiêu đề cho sự phản ứng tiêu cực mà họ nhận được. Một trong những tượng điêu khắc gây tranh cãi sôi nổi nhất của năm 2020 là tượng Medusa Với Cái Đầu Của Perseus (2008) của nghệ sĩ Luciano Garbati, mà đã được trưng bày tại Manhattan vào tháng 10. Tác phẩm này, miêu tả nữ thần tóc rắn đang cầm cái đầu bị chặt của Perseus và được coi là “một biểu tượng của công lý cho nhiều phụ nữ,” theo nhà nghệ sĩ này, được đặt trong công viên đối diện Tòa Án Tội Phạm Quận New York, nơi Harvey Weinstein bị xử và bị kết án 2 trọng tội tình dục. Nhiều người tự hỏi tại sao nam nghệ sĩ nên được cho loại không gian và trưng bày này để nói về phong trào #MeToo.

Trong tháng 11, một tượng khỏa thân khác được khắc tại London, đây là lời ca ngợi nhà văn, triết gia và nhà cổ võ nữ quyền người Anh trong thế kỷ 18 Mary Wollstonecraft.  Tác phẩm này được tạo ra bởi nghệ sĩ Maggi Hambling đã ra mắt tại công viên Newington Green của thành phố, và nó là tượng trưng cho “mọi người phụ nữ” và giúp sửa sai sự thiếu sót của tính đa dạng trong các pho tượng của London, hơn 90% các tượng ở đó dành cho nam giới. Một số người đã đặt vấn đề với sự kiện rằng một trong những nơi công cộng của thành phố duy nhất ca ngợi đối với một phụ nữ khỏa thân, một chọn lựa có vẻ trái ngược với các bức tượng của nam giới từ lịch sử. Nhà văn Malorie Blackman có lúc đã viết trên Twitter rằng, “Tôi đã nhìn xem nhiều bức tượng của các nhà văn, các nhà hoạt động cho các quyền và các triết gia đàn ông và tôi không thể nhớ bất cứ người nào trong số họ ở trần.”
 
Các tác phẩm nghệ thuật công cộng tại New York đã miêu tả đại dịch, phong trào Black Lives Matter, cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020, và nhiều nữa.
 
Với các viện bảo tàng đang đối diện đóng cửa nhiều tháng vì khủng hoảng sức khỏe, các dự án ngoài trời sinh sôi nảy nở trong các không gian bất ngờ trên các đường phố của New York. Trong số đó là sự trình bày dàn ra khắp thành phố “Art on the Grid” của Public Art Fund triển lãm các tác phẩm của 50 nghệ sĩ địa phương tại 500 trạm chờ xe buýt và trên màn hình của 1,700 ki ốt của LinkNYC. Một số các tác phẩm trong loạt trình bày đó, đã mở cửa vào mùa hè, đã phản ứng với việc giết George Floyd. Chase Hall mô tả tác phẩm của ông trong cuộc triển lãm, có chủ đề A Great Day in Harlem, như là một “biểu tỏ cá nhân đối với cảm giác khôn lường và mất mát không thể vượt qua.”


Các trạm điện thoại trên đường Sixth Avenue tại Trung Tâm Manhattan trở nên khó xảy ra nhưng là những địa điểm hiệu quả cho việc xem nghệ thuật trong triển lãm của nhóm “TITAN,” được tổ chức bởi nhà nghệ sĩ Damián Ortega và Bree Zucker, giám đốc của phòng triển lãm nghệ thuật Kurimanzutto tại New York. Cuộc trưng bày làm nổi bật các tác phẩm dựa vào văn bản chuyển tải thông điệp sắc bén, cảm động. Thí dụ, sự đóng góp của Rirkrit Tiravanija có các câu “Cuồng nhiệt vì Chủ Nghĩa Phát Xít” và “Hãy Nhớ Vào Tháng 11.” Cuộc trưng bày cũng gồm tác phẩm của Minerva Cuevas, Hans Haacke, Glenn Ligon, Zoe Leonard, và những người khác.

Mierle Laderman Ukeles, người có kinh nghiệm tập trung từ lâu việc bảo trì hàng ngày của New York và các công nhân thực hiện công việc quan trọng, đã ra mắt một tác phẩm mới có tên For  ——>  forever…. tại nhiều địa điểm khác nhau khắp thành phố trong tháng 9. Việc xuất hiện tại các trạm xe điện, trên các màn hình tại Times Square, và trên mặt tiền của Viện Bảo Tàng Queens Museum, tác phẩm gồm một thông điệp được nhà nghệ sĩ viết tay: “Công Nhân Phục Vụ thân mến, Cảm ơn các bạn về việc giữ cho Thành Phố New York tồn tại! cho ——> mãi mãi…” Tác phẩm nói đến Việc Thực Hành Vệ Sinh Cảm Động của Ukeles từ năm 1979, đưa ra sự bày tỏ lòng biết ơn lâu dài và đáng nhớ đối với những người đã giữ cho thành phố tiếp tục hoạt động giữa đại dịch.
 
Các viện bảo tàng trưng bày các tác phẩm nổi bật bên ngoài các bức tường của họ.
 
Các viện bảo tàng đã bị ảnh hưởng sâu nặng bởi việc đóng cửa lâu dài, giảm thiểu số lượng người, giảm việc bán vé, và những ảnh hưởng đi kèm theo khác của các biện pháp phong tỏa và giữ khoảng cách xã hội. Với việc đi xem nghệ thuật bên trong phòng đã bị cắt giảm đáng kể, nhiều cơ chế đã mang nghệ thuật tới khán giả ra ngoài các phòng triển lãm của họ. Là một phần của hồi tưởng của Nari Ward “Chúng tôi Những Người Dân” tại Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật Đương Đại Ở Denver, nhà nghệ sĩ đã trưng bày các tác phẩm nghệ thuật công cộng trong thành phố, gồm hình chiếu nhiều câu chuyện trên tháp đồng hồ biểu tượng và các hình ảnh của những bức tranh tường của nhà nghệ sĩ trên các bảng quảng cáo và các ki-ốt kỹ thuật số. Được tổ chức bởi MCA Denver, Orange Barrel Media, và người phụ trách Diana Nawi, trung tâm của triển lãm công cộng – một dự án có tên LAZARUS Beacon – là sự tập trung vào các lịch sử của di dân và sự bài ngoại tại Mỹ đã gây cảm hứng bởi bài thơ 1883 “The New Colossus” của nhà thơ và nhà hoạt động Emma Lazarus, văn bản mà đã được ghi trên tấm bảng tại Tượng Nữ Thần Tự Do.

Một số viện bảo tàng đã sử dụng các mặt tiền của họ bằng nhiều cách. Viện Bảo Tàng The Metropolitan Museum of Art tại New York đã trưng bày 2 tấm băng rôn của Yoko Ono, ghi chữ DREAM TOGETHER, bên ngoài viện bảo tàng để chuyển tải “thông điệp khẩn bách, thi vị của sự đoàn kết, sự tích cực, và khát vọng,” theo Max Hollein cho biết trong một tuyên bố vào lúc họ công bố điều này trong tháng 8. Và Bộ Sưu Tập Phillips tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn đã thực hiện phương cách tương tự với cuộc triển lãm của họ về sự sắp đặt dựa trên văn bản của Jenny Holzer Vết Thương Đạo Đức / Vì Thế Hãy Đi Bầu vào tháng 9.

Tại London, nhiệm vụ mùa đông thứ tư của Tate, qua đó các nhà nghệ sĩ lắp đặt các tác phẩm nghệ thuật phức tạp phủ khắp mặt tiền của bảo tàng viện, đã mang lại sự sống động và ánh sáng rất cần thiết cho thành phố. Năm 2020, Chila Kumari Singh Burman đã sáng tạo việc lắp đặt màu sắc của các hình ảnh chiếu sáng và các câu có tựa đề để nhắc nhở một thế giới mới can đảm. Tác phẩm đương đầu lịch sử và các đặc điểm thuộc địa của Anh, trong số nhiều yếu tố khác, đề cập đến Lakshmibai, Rani của Jhansi, người chiến đấu chống lại đế quốc Anh tại Ấn Độ trong thế kỷ thứ 19.
 
Các nghệ sĩ đã sáng tạo nhiều tác phẩm sức mạnh đặc biệt sử dụng các không gian dưới đất và trên trời.
 
Một số tác phẩm nghệ thuật công cộng chính trong năm sử dụng sáng tạo không gian ngoài trời để diễn tả các lịch sử đàn áp. “In Plain Sight,” là cuộc vận động viết trên trời đã xảy ra vào cuối tuần lễ Ngày 4 Tháng 7 và gồm các đóng góp của 80 nghệ sĩ, sắp đặt các thông điệp được viết về 80 cơ sở giam cầm của Cơ Quan ICE, các nhà tù di dân, các trung tâm duyệt xét, và các trại giam giữ cũ tại Hoa Kỳ. Được tổ chức bởi nghệ sĩ Rafa Esparza và nghệ sĩ trình diễn và nhà hoạt động Cassils, dự án gồm chữ viết của Dread Scott, Hank Willis Thomas, Emory Douglas, Titus Kaphar, và những người khác.

NGHE THUAT CONG CONG NAM 2020_03

Một thông báo vẽ trên trời về “KHÔNG CÓ THÊM TRẠI” tại Trung Tâm Hội Nghị Santa Anita ở California của người phụ trách kiêm nhà văn Karen Ishizuka / Tsuru For Solidarity.(www.artnews.com)


Tại Biennale của thành phố Sydney tại Úc, Nicholas Galanin đã kể về lịch sử bạo động chống lại thổ dân của quốc gia này với Shadow on the Land, sự khai quật và chôn cất trong bụi cây rậm, gồm danh sách các tác phẩm nghệ thuật quan trọng của ARTnews trong năm. Một lời khen ngợi đúng lúc cho các cuộc tranh luận đang diễn ra về các bức tượng của các nhân vật lịch sử, tác phẩm mô tả việc đào lên của một tượng đài của thuyền trưởng Hải Quân Hoàng Gia Anh thế kỷ 18 James Cook.
Trong khi đó, nghệ sĩ hiện thực đang có uy tín cao Nancy Baker Cahill đã làm phim hoạt hình mới nhất của ông, có tựa đề Liberty Bell, đã sẵn sàng để xem ở các nơi trên khắp Hoa Kỳ. Tác phẩm kỹ thuật số có thể được xem qua các thiết bị thông minh, gồm tiếng chuông lắc lư, trừu tượng kèm theo những tiếng reo ngày càng hỗn tạp. Việc ra mắt trong năm bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, tác phẩm quan tâm đến làm cách nào các khái niệm về tự do và tiếp cận đã ảnh hưởng đến quá khứ và hiện tại của nước Mỹ. Nhà nghệ sĩ, người nằm trong danh sách những Người Quyết Định gần đây nhất của ARTnews, nói rằng tính chất trải dài của dự án đã được sắp xếp đúng lúc, nếu vô tình, đối với đại dịch. “Trong khoảnh khắc của việc giữ khoảng cách xã hội, nó có thể được trải nghiệm với hầu hết mọi người nếu họ có tiếp cận được với một cú điện thoại hay không tự đặt mình vào nguy cơ bởi việc ở ngoài,” theo bà nói với ARTnews trong năm 2020.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Phát biểu của nhà thơ Trịnh Y Thư nhân dịp mừng thượng thọ, sinh nhật thứ 90 của Nhạc sĩ Lê Văn Khoa, hôm 10 tháng 6 năm 2023 tại Orange County.
Chiều Chủ Nhật 21/5 vừa qua chương trình nhạc “Tôi vẽ đời em: dòng nhạc Trần Hải Sâm” đã diễn ra trên sân khấu Elizabeth A. Hangs tại Santa Clara Convention Center với sự tham dự của gần 700 khán giả yêu thích văn nghệ vùng San Jose, trung tâm sinh hoạt văn hoá của người Việt ở miền bắc California...
Santa Ana, California – Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) sẽ tổ chức Hội Chợ Sách “Viet Book Fest,” vào thứ Bảy, ngày 3 tháng 6, năm 2023 tại khu vực Downtown Santa Ana, nhằm giới thiệu sách viết bằng tiếng Anh của các tác giả gốc Việt. Tất cả các sự kiện trong Viet Book Fest đều miễn phí và mở cửa cho công chúng.
Trong hai thập niên (1954-1975) về lãnh vực âm nhạc ở miền Nam Việt Nam rất nhiều ca khúc ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng và sự ngưỡng mộ, biết ơn người lính VNCH...
Trần Anh Hùng, đạo diễn gốc Việt nổi tiếng với phim "Mùa Đu Đủ Xanh" hay "Xích-lô" vừa đoạt giải Đạo Diễn Xuất Sắc Cannes thuộc về với cuốn phim “The Pot au Feu” tại Cannes Film Festival. Lấy bối cảnh thế giới ẩm thực Pháp năm 1885, bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết năm 1924 của Marcel Rouffe “The Passionate Epicure” kể về một nhân vật hư cấu sôi nổi, Dodin Bouffant, người được truyền cảm hứng từ nhà ẩm thực nổi tiếng người Pháp Jean Anthelme Brillat-Savarin.
Sự trân quý đối với nghệ thuật đã giúp Lê Văn Khoa có cái nhìn tích cực, cầu toàn trong quá trình sáng tạo của ông, và xuất phát từ đấy những hoài bão ông ôm ấp từ thuở thiếu thời. Ông có nhiều hoài bão. Riêng bên lĩnh vực âm nhạc, nó là một giấc mơ, giấc mơ làm thế nào nhạc Việt có thể đi sâu vào dòng chính của âm nhạc thế giới, làm thế nào nhạc Việt vang vọng – và lấp lánh qua đó là bản sắc văn hóa Việt – từ các đại thính đường trang trọng khắp nơi...
Là một người có học nhạc, chơi đàn, từ thuở nhỏ tui đã thích nhạc Phạm Duy. Nhạc của ông “nhạc sĩ của thế kỷ” này thì đã có nhiều người phân tích tại sao hay, hay chỗ nào… Tui không dám hó hé giải thích tại sao mình thích. Chỉ thấy là khi mình đệm đàn cho người khác hát thì thấy phê. Vậy thôi! Rồi già thêm một chút, tự dưng tui bỗng thích thêm “nhạc sến.” Đặc biệt mỗi khi cảm thấy tủi thân vì thất tình, tui thấy nhạc bolero giống như tâm sự “đời tôi cô đơn” của chính tui. Thích quá, tui bèn thử suy nghĩ xem có điều gì chung giữa nhạc Phạm Duy và “nhạc sến” khiến tui phải mê cả hai.
Ba tôi có đưa ra lời giải thích khá hợp lý về nguồn gốc của chữ “sến,” mà cho tới giờ tôi chưa thấy lời giải thích nào tương tự như vậy trên Internet.
Tháng Năm được chọn là tháng Hoa Kỳ vinh danh người Mỹ gốc Á. Các cộng đồng gốc Á tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật trong tháng này. Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) cũng có nhiều sự kiện giới thiệu về văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Chị Y Sa, Giám Đốc Điều Hành VAALA, có trò chuyện với Việt Báo về một số sự kiện nổi bật. VAALA là một tổ chức phi lợi nhuận, được thành lập vào năm 1991 bởi một nhóm các nhà báo, văn nghệ sĩ người Mỹ gốc Việt. Trong nhiều năm qua, VAALA hợp tác với nhiều cộng đồng khác nhau tổ chức nhiều sự kiện, nhằm giới thiệu nền văn hóa Việt, cũng như làm phong phú những sinh hoạt tinh thần của cộng đồng gốc Việt. Những sự kiện này bao gồm các hoạt động như Viet Film Festival, Cuộc Thi Vẽ Tết Trung Thu dành cho thiếu nhi, triển lãm nghệ thuật, giới thiệu sách, trình diễn nhạc kịch…
ANN PHONG: Triển Lãm Nghệ Thuật "Trải Nghiệm Môi Trường Và Con Người - Những Câu Chuyện Hồi Sinh", khai mạc vào ngày 6 tháng 5 tại Tòa nhà Santora (Santora Building)- Street Space Gallery, thành phố Santa Ana. Triển lãm sẽ khai mạc vào ngày 6 tháng 5 và kéo dài đến ngày 3 tháng 6 năm 2023. Lễ khai mạc: Thứ Bảy ngày 6 tháng 5 từ 6-8 giờ tối và bế mạc: Thứ Bảy ngày 3 tháng Sáu, 6 giờ chiều-8 giờ chiều.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.