Hôm nay,  

Hoạ sĩ Quốc Trung Kenny Nguyễn: Bản Sắc và Đường Nét Tơ Lụa

10/01/202000:00:00(Xem: 10005)

NGUKEN7

 

Hoạ sĩ Quốc Trung Kenny Nguyễn sinh ra và lớn lên ở miền Nam Việt Nam. Anh cùng gia đình sang Mỹ định cư khi đang theo đuổi giấc mơ trở thành một nhà thiết kế thời trang tại Việt Nam.  Sang Mỹ, Kenny tiếp tục  theo đuổi giấc mơ nghệ thuật của mình tại trường Đại học Bắc Carolina ở Charlotte. Anh tốt nghiệp cử nhân ngành hội hoạ năm 2016 . Những tác phẩm nghệ thuật của anh thường dựa trên các trải nghiệm sâu sắc để khám phá về bản sắc cá nhân và sự chuyển đổi văn hóa. Kenny Nguyễn đã trưng bày các tác phẩm của mình trong nhiều triển lãm nhóm và cá nhân tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Iceland. Năm 2016, anh nhận được giải thưởng Xuất sắc cho Nghệ sĩ trẻ đương đại châu Á tại Bảo tàng Nghệ thuật Sejong, Seoul, Hàn Quốc.  Các triển lãm cá nhân tiêu biểu nhất của Kenny Nguyễn phải kể đến  'Những nỗi sợ hãi không tưởng' (The indescribable fears) được trưng bày tại Viện bảo tàng nghệ thuật đương đại Czong , Hàn Quốc, ' Đan xen' (Interwoven) tại phòng tranh Sozo, Charlotte và gần đây nhất là 'Tái tạo' (Reconstruction) tại trường đại học Adam State, Colorado. Hiện tại, Kenny Nguyễn sống và làm việc tại thành phố Charlotte, tiểu bang Bắc Carolina, Hoa Kỳ.

 

NGUKEN8Lời của Họa Sĩ:

 

Những tác phẩm của tôi xoay quanh các khái niệm về bản sắc cá nhân và sự cộng hưởng văn hoá Đông-Tây. Đối với tôi, hai yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình sáng tác là sự thừa hưởng từ nền văn hoá thuần Việt và nền tảng tiếp thu từ thiết kế thời trang. Tôi vẽ tranh không dùng giá vẽ cũng không dùng các loại sơn màu thông thường mà mượn một chất liệu đặc biệt để diễn tả lại ý tứ của tranh bằng phép ẩn dụ. Tôi quí lụa và sử dụng lụa vì nó là một chất liệu giàu tính lịch sử và văn hoá. Người Á Đông quá quen thuộc với lụa, điều đó phản ánh rõ nét trong lịch sử văn hoá Việt Nam, từng chịu ảnh hưởng nặng nề từ thời Bắc thuộc đến thời Pháp thuộc. Lụa, từ một chất liệu may mặc đến khi được thay thế vải bố để vẽ lên những tác phẩm mượt mà đậm chất truyền thống. Nghiên cứu của tôi không chỉ dừng lại ở kỹ thuật vẽ tranh lụa mà sâu sắc hơn tôi chọn thay đổi cách sử dụng lụa. Thay vì chú trọng vào bề mặt hay thớ vải, tôi khai thác nhiều hơn ở phần cấu trúc. Làm mới một chất liệu quá quen thuộc, quá truyền thống để đưa vào tranh đương đại là cả một quá trình thử thách óc sáng tạo của người nghệ sĩ. Đó là sự đấu tranh và giằn xé giữa sự hoàn hảo và bất hoàn hảo, sự phá hủy và tái tạo. Cũng giống như chính bản thân tôi từng trải qua những giai đoạn thăng trầm của cuộc sống. Lụa dẫu bị cắt rời, xé nát hay bạt sờn sẽ được hàn gắn, chồng lớp và khâu lại với nhau. Bản chất của lụa không hề bị thay đổi. Đối với tôi, lụa đã hàn gắn những tâm hồn và làm cầu nối gắn kết hai nền văn hoá.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chương trình ca nhạc Tình Ca Sau 1975 được thực hiện để góp phần khôi phục lại những hoạt động của sân khấu ca nhạc hải ngoại. Còn người nghe, còn người hát tình ca Việt Nam, thì tiếng Việt còn, và văn hóa Việt Nam ở hải ngoại còn.
Cuộc triển lãm có phần tham dự của hơn 30 họa sĩ và điêu khắc gia Pháp và châu Âu, cùng các nghệ sỹ địa phương tham dự. Các nghệ sĩ đặc biệt được mời tham dự trong kỳ triển lãm này là các họa sỹ Pascal Gauthier và Isabelle Primault chuyên về tranh phấn tiên (pastel) cùng một số họa sỹ, điêu khắc gia thuộc khối "Arts Formes Couleurs" tham dự, với các họa sỹ điêu khắc gia Di Meo, Bachelet, Meskar, Pecot và Phạm Xuân Tích, một họa sỹ thuộc phái ấn tượng, đã từng đoat giải hội họa Prix de Peinture de la Ville du Bourget của Pháp vào năm 2016...
* Nhân dịp Trung Tâm Nghệ Thuật Đương Đại Orange County Center For Contemporary Art mở cuộc triển lãm tranh "The Butterfly Effect" của hai họa sĩ Ann Phong và họa sĩ Beverly Jacobs khai mạc chiều thứ Năm ngày 2 tháng Sáu, lúc 4 PM và triển lãm kéo dài cho đến hết ngày 25 Tháng Sáu, tại OCCCA, (117 N. Sycamore, Santa Ana, CA 92701), Việt Báo trích đăng lại bài thơ "Hiệu Ứng Bươm Bướm" của nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp vừa đăng lại trên http://phovanblog.blogspot.com/.
Dĩ nhiên, tôi muốn các bạn phân biệt rõ ràng giữa những hình ảnh khiêu dâm, bày hàng lộ liễu với mục đích kích động và những hình ảnh khỏa thân trình bày nét đẹp về kỳ quan phái nữ. Theo tôi hiểu, không có đàn bà nào tồn tại lâu dài, nhưng vẻ đẹp của thân thể đàn bà tồn tại cho đến khi nhân loại bị tiêu diệt. Và đóng góp hàng đầu trong hành trình lịch sử này chính là những họa sĩ và nhiếp ảnh gia. Kế tiếp mới là thi sĩ và văn sĩ. Tuy nhiên, những câu thơ về đồi núi, thung lũng, đường hầm của thi sĩ Pablo Neruda diễn tả cô tình nhân, có khả năng bám vào trí nhớ, gỡ không ra, thỉnh thoảng lại phất phơ từ ký ức
Nhạc sĩ Thanh Sơn, người được giới âm nhạc ở Việt Nam sau này thường gọi ông là “Ông Hoàng của nhạc quê hương”, nhất là với những ca khúc mang âm hưởng của miền Tây sông nước, đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long Nam bộ...
Một buổi nhạc Thiền trang nghiêm, cảm động đã thực hiện hoàn mãn hôm Chủ Nhật 15/5/2022 tại Tu Viện Đại Bi, Garden Grove, California. Nội dung buổi nhạc Thiền là để Tưởng nhớ Thầy, Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong dịp tròn 100 ngày viên tịch của Thầy. Và cũng trùng hợp: hôm Chủ Nhật cũng là ngày Lễ Phật Đản.
Nhân dịp 30 Tháng Tư, Ngày Chủ Nhật 1 tháng 5, 2022, Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt đã tổ chức một buổi triển lãm tại Bowers Museum ở Quận Cam, California.
Ɲếu em không là người уêu của lính/ Ai đem cánh hoa rừng về tặng em/ Ai băng gió sương cho em đợi chờ/ Và những lúc anh về/ Ai kể chuуện đời lính em nghe...
Bẫy Ngọt Ngào (Naked Truth), tác phẩm điện ảnh cuốn hút, gợi cảm của một nữ đạo diễn đã chinh phục khán giả Việt Nam để lên ngôi quán quân phòng vé Việt Nam năm 2022, đang thu hút sự chú ý của khán giả Hoa Kỳ khi ra rạp vào thứ sáu, 22.04.2022. Dự kiến ​​khởi chiếu tại hơn 50 rạp trên toàn quốc, Bẫy Ngọt Ngào (Naked Truth) đạt kỳ tích đáng nể với số lượng rạp khởi chiếu nhiều nhất tại Hoa Kỳ cho một bộ phim Việt Nam.
Vào đầu thập niên 1970, một tạp chí ở miền Nam Việt Nam (hình như là Thời Nay) có một bài về trứng Phục Sinh kèm theo ảnh của những quả trứng có họa tiết, hoa văn linh động, màu sắc rực rỡ. Những quả trứng này là pysanka (số ít) hay pysanky (số nhiều) có nguồn gốc từ Ukraine. Thật ra có rất nhiều quốc gia Đông Âu, như Ba Lan, Cộng Hòa Czech, và Belarus cũng có nghệ thuật vẽ trứng, nhưng Ukraine được xem là nguồn gốc nghệ thuật pysanky. Ukraine trong hơn trăm năm bị sát nhập vào Nga, không được sử dụng ngôn ngữ Ukraine, bị cấm đàn bandura, bị tàn sát diệt chủng, ngay cả pysanky cũng bị ngăn cấm đến suýt nữa nghệ thuật này cũng biến mất.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.