Cơn Ngủ

16/01/202515:09:00(Xem: 1711)
29783ef4-dd10-4ba9-9c48-302c69235808
Tranh: Abstract Art Bold


Khi ta ngủ xin cứ làm tiếng động
Để khỏi trôi chìm trong giấc lặng thinh
Đời buồn quá không còn ai trông ngóng
Thì mộng du nhón gót đi quanh mình

Hãy thả xuống bất cứ gì rơi khẽ
Bức họa thư níu tĩnh vật trên bàn
Để ta còn thấy chữ và tranh thầm thĩ
Màu sắc nòi tình quyết liệt đi hoang

Khi ta ngủ xin cứ sờn tay gối
Có dịu êm nào không biết chia xa
Những chiếc cúc áo cài khuya nức nở
Lạnh sương mi hay bóng tối kỷ hà

Ồ giấc ngủ xanh xao rất tình tội
Đã gầy hao từ luân kiếp mỏi mòn
Một vệt nắng sợi tóc nào gian dối
Đời sông buồn như nước rẽ đầu non

Thôi đừng ngủ đã huy hoàng trận địa
Chiếm lĩnh mơ hồ đường trắc ẩn qua
Ra đi. hãy đi cùng bốn phía
Ngủ. và quen những kẻ không nhà

@hxs.14jan25

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
hắn thồ dĩ vãng trên lưng / như người nộm trong vùng trời không bóng / chạy băng băng trên cánh đồng cháy đỏ / đứa trẻ thân gầy quá tải
Theo ta qua đến chốn này / Hồn thơ chưa hết tháng ngày tả tơi / Nổi sầu viễn xứ khôn nguôi / Thương ta, có xót những lời đau không?
là vòng hoa trên trời / cô bé cứng đầu, thiếu kiên nhẫn, hiếu thắng, nhưng rộng rãi / trong những giờ phút đen tối của cơn đại dịch / hãy cho tôi nụ cười thật tươi
tôi và bao người như những cái bóng mờ trong thế giới ảo / bị áp đảo ̶ ̶ ̶ xô đẩy vào và đè bẹp trên chuyến xe tốc hành / đi về vô tận trên xa lộ thông tin cao tốc choáng ngợp / chẳng bao lâu nữa thượng đế sẽ đến! bạn sẵn sàng chưa?
Trở về bến vắng tịnh không / Thân trơ quán tưởng mênh mông sắc chiều / Trở về bóng đổ liêu xiêu / Cơn mê cũ cũng nhẹ hèo trôi đi
Cuộc chiến vừa tàn / Sau ba muơi năm / Người chiến binh về thăm nhà…
Già an lạc, là già trong hy vọng, / Lòng sung mãn trong giấc điệp bình an. / Khi số tận kêu ta dừng bước tiến / Chỉ là tạm biệt, vô thường sắc không
thế gian đến hồi tận diệt / Mỗi ngày nghe tin người chết / đau đớn tức tưởi / những tinh hoa lụi tàn / những hồn oan
Bây giờ là cuối tháng 3. Chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa tháng Tư đen, tháng Tư gẫy súng, tháng Tư năm 1975. Những trường học tại miền Nam biến thành nơi tâp trung, tù đày cải tạo của hàng triệu quân, cán chính của chính phủ Viêt Nam Công Hòa. Hàng triệu người phía Nam vĩ tuyến 17, vươt biên tìm đến vùng đất tự do.
tôi bỏ lại đêm / những điều chưa nói hết / những điều chưa kể xong / những điều / đêm đã nghe cùng tôi / trong lặng im bóng tối. tôi bỏ lại trong bóng tối / những ý nghĩ / sót vụn / sự tưởng tượng / rỗng rạo / những thứ nên quên đi / khi trời tảng sáng.

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.

Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.