Thơ Trần Hạ Vi

12/03/202309:01:00(Xem: 1814)
DTChinh_2
Tranh Đinh Trường Chinh.



TÌNH TỰ ĐÊM

Đêm thánh thiện nhuộm màu sương ân điển
Bến mê xa gãy đổ ngón tay người
Ta vẫn đếm từng ngày dần quán trọ
Vun xới đời trồng tưới tưới mảnh vui

Đêm thao thiết đêm nhung mềm khép mắt
Dáng em ngoan mái tóc gối lên ngày
Và sương đến phủ mờ tình chăn chiếu
Nét môi cười biển ấy cưới tàn phai

Đêm nhặt nhạnh đêm nghiêng mình trống vắng
Đến tàn mai vẫn nhớ gọi tên người
Một đôi lần một đôi lần lơi lả
Bẽn lẽn hờn nguyệt quế khóc lả lơi

Cánh môi nhỏ non hơn vầng trăng khuyết
Một sợi mờ rủ bóng xuống trăm năm


GIẤU

Mẹ giấu gì trong tim đỏ
Để con hồng ửng giấc mơ
Sương tuyết mái đầu nhắc nhở
Mẹ yêu con mãi đến giờ

Biển giấu yên bình trong bão
Sóng xa như mắt mẹ hiền
Thuyền chở một đời cơm áo
Gục đầu lòng mẹ triền miên

Sông giấu vào lòng thổn thức
Mặt xanh phẳng lặng hiền hòa
Mẹ giấu trăm ngàn niềm nỗi
Quay đi… cúi mặt... lệ nhòa

Gió giấu cuồng phong bão tố
Nhọc nhằn mẹ đã đi qua
Gầy rạc thân cò che chắn
Giữ cho êm ấm nếp nhà

Núi giấu vực sâu thăm thẳm
Bao nhiêu bước... cõng gieo neo
Chớn chở chập chùng đá dựng
Máu tươm theo những chặng đèo

Mắt mẹ giấu sầu đọng vũng
Dáng gầy heo hắt sớm mai
Im lặng giấu luôn khát vọng
Thương con... không giấu!
Thương hoài...


SONG TỬ

Hôm nay em gọi anh là baby
Anh nửa cười nửa mếu
nửa vui nửa buồn
Đầu hai thứ tóc
Vẫn thấp thỏm khi em giận dỗi
Hồi hộp theo từng câu nói
Thở phào nhìn thấy một avatar

Em ơi anh biết anh đã già
Anh già rồi và anh ổn định
Anh ghét cảm giác người chưa trưởng thành
Phập phồng lo âu như đứa trẻ
Có lỗi
Không chắc chắn

Anh ghét anh là một đứa trẻ
Em làm cho anh thành một đứa trẻ
Anh vụng về lóng ngóng nghĩ suy
Làm sai
Nhưng không thể trách em
Chỉ có thể tự trách mình

Anh ghét anh là một đứa trẻ
Nhưng không thể ghét em

Hôm nay em gọi anh là baby
Anh là hai đứa trẻ
Đứa nào
Cũng yêu em!


 

TÌNH YÊU KHÁI NIỆM

Đọc năm bài trên facebook
Sẽ đủ thời gian cho một lượt
chơi Emoji Blitz(*)

Và không ngừng nghĩ đến anh
Cả khi đọc
Và khi chơi
Trong một buổi chiều muộn tháng tám

Anh hiện hữu từ lâu lắm
Như một mặc định bên cạnh em

Em đã quên vì sao em quen anh
Em đã quên vì sao anh quen em

Trong một buổi chiều muộn tháng tám
Gió lành lạnh thổi

Những emoji lần lượt xuất hiện rồi biến mất
Emoji không có thật

Chỉ anh là hiện hữu
Như một thói quen
Như một khế ước em sẽ tuân theo

Anh - một tình yêu khái niệm
Chiều nhuốm chiều
Em nhuốm anh...

-- Trần Hạ Vi


 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lê An Thế -- Một du tử làm thơ, từ bao năm nay, tưởng xa xôi, nhưng rất gần. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Xôn xao chút nắng chiều xưa / Nghe ra câu hát đẩy đưa bạt ngàn / Tiếng dần xa, tiếng vọng còn… / Bóng sầu theo những véo von trùng trùng...
Cứ thử đi, ngươi không thể hủy diệt di tích vĩnh hằng của trái tim con người-tình yêu. (Victor Hugo)...
nước Việt dù vui hay buồn | cũng là thứ | mẹ không còn sở hữu | tài sản của bà không nhiều như vậy | tài sản hôm nay ở trên thân thể con người | khi cần, có thể mang thế chấp hay bán đi | là những thứ mà bà không còn giữ được
Chiều 30 tháng Chạp Giáp Thìn, đọc và nhớ thi sĩ Vũ Hoàng Chương sinh ngày 5 tháng Năm, Bính Thìn, 1916, mất ngày 6 tháng Chín, Bính Thìn, 1976 - nguyên vẹn con rồng.
Việt Nam từ xưa theo nền văn minh nông nghiệp lúa nước, nên thời vụ của cây trái hoa lúa lập trình nhịp sống con người, từ nếp sống cho đến những tin tưởng tâm linh. Khi đồng lúa nghỉ ngơi, hoa đào hoa mai chớm nụ đầu mùa, người dâ n quay về tụ tập vui chơi ăn uống, từ đấy mà có một mỹ tục gọi là Tết (được phiên âm theo chữ Hán là Tiết, có nghĩa là đốt tre đốt trúc, nghĩa rộng là một đoạn thời gian trong năm), rơi vào lúc cuối một năm, thời điểm kết sổ và dấy lên niềm hy vọng cho năm mới. Gần đây có người đặt vấn đề có nên bỏ tục ăn Tết không. Tại sao vậy? Cây cỏ còn sửa mình để thay lá đơm hoa đón khí tiết đẹp của trời đất, can cớ chi con người phải bỏ niềm vui mừng đón năm mới với một mỹ tục đẹp đẽ là Ăn Tết? miễn là đừng Tháng Giêng là tháng ăn chơi (ca dao) thôi.
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ là một vị học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả và là một người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền và đã bị cầm tù trong nhiều năm. Năm 1998, Hòa Thượng được tổ chức Human Rights Watch tặng giải thưởng về nhân quyền Hellmann-Hamett Awards. Hòa Thượng là Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Hòa Thượng thông thạo tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Hòa Thượng được giới học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật, được coi là nhà sư uyên bác nhất của Phật giáo Việt Nam, đã soạn thảo quyển Bách Khoa Phật Học Đại Tự Điển.
Thông cao cuộn vỏ ngự hàn / quả khô chặt ruột vén quang nửa đồi / cõng lưng ngày thở trả hơi / em sang giúp nhóm mớ phơi củi già...
anh xin lại đôi bàn tay cầm bút / làm những bài thơ xuôi / rồi xuân hạ thu đông có mùa nào cho / mây bay về đầu xóm...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.