Mậu Thân

03/02/202300:00:00(Xem: 2533)
Mau-Than
Phan Nhật Nam tại Lễ Tưởng Niệm 40 Năm Mậu Thân tại Việt Báo Gallery, 2008

 

Chúng giết người vào buổi sớm mai

Sáng Mồng Hai, ngày Tết

Chúng giết người không ghê tay,

không giấu mặt.

Những hàng xóm, phố xưa quen biết lâu dài,

chung tộc họ, tính danh, gia cảnh

Chúng giết người bởi quyết tâm định sẵn

"Đường vinh quang xây xác quân thù

Lềnh loang màu cờ thẫm máu. (1)

 

Chúng giết trẻ thơ

giữa sân trường, nơi lớp học.

Chúng giết mẹ thương khó tảo tần lưng nặng,

nuôi con thay chồng đóng đồn,

phận lính khổ Nghĩa Quân.

Chúng giết Thầy ta,

Trưởng Gà Hùng Biện (2)

Dạy kẻ thiếu niên nên Điều Thiện, tròn việc tốt mỗi ngày.

 

Chúng trói siết chặt thân

Chúng đập dập nát đầu

Bác Sĩ hiền nhân, lương y từ mẫu

Quy tội danh dạy Đại Học Y Khoa

Quốc tịch phản động Cộng Hòa Liên Bang Đức (3)

Chúng giết người dậy sôi men vọng âm sâu độc

Gọi là "thơ"...

Đêm Giao Thừa,

Bắc Bộ Phủ truyền lệnh tấn công (4)

 

Hãy đốt đuốc lên!

Hãy đốt đuốc lên!

Đào xuống huyệt nông bốn mươi năm xưa lấp vội

Tìm kiếm sọ đầu con vỡ tung lưỡi búa!

Hãy đốt đuốc lên!

Hãy đốt đuốc lên!

Vét suối, phá rừng

Vuốt xếp gọn lọn tóc em tuổi hai-mươi chôn sống

 

Sợi xanh biếc thảm thiết mọc dài

(dưới lường sâu ngàn dép lốp dậm chân nén chặt)

Vẫy vùng, bập bùng, dẫy dụa...

Đòi được thở

Đòi được sống

Em ơi!

 

Mậu Tuất năm nao giỗ ngõ Âm Hồn (5)

Mậu Thân ngày nầy linh, vong thất lạc

Đối mặt chết, bé sợ rung nín khóc

Mẹ che con hứng nhát cuốc hờn oan

Âm cắm sâu thịt người

Dội tầng tầng mạch đất

Xuyên suốt cõi âm ty

Rúng động mười cửa ngục

 

Hồn người chết oan không biết đường về (6)

Đất lưu vong nhớ đuốc chiêu hồn

"Mỗi lần hoàng hôn,

ta đốt lửa người ta tới trước" (7)

Hồn hỡi hồn..

Hồn uất hận nơi đâu!

 

Tại sao chúng giết người?

Tai sao chúng đành đoạn giết Con Người?

Em em ơi và Huế Huế ơi!

 

Phan Nhật Nam

 

Thơ viết ngày 29 tháng Ba, 2008

Đọc tại Lễ Tưởng Niệm 40 Năm Mậu Thân

Với Giải Khăn Sô Cho Huế - Nhã Ca

 

 

(1) Bài hát Tiến Quân của cộng sản Hà Nội

(2) Trưởng Trần Điền, Ủy Viên Trung Ương Hội Hướng Đạo Việt Nam

(3) Các Bác Sĩ Alterkoster, Discher, và Krainick người Tây Đức

(4) "Thơ Chúc Tết" của HCM đêm Giao Thừa Mậu Thân là lệnh tấn công.

(5) Ngõ Âm Hồn, Thành Nội Huế, miếu cúng vong linh

    trong biến cố Thất Thủ Kinh Đô, 1918

(6) Lời Nhã Ca kể trong bài nói chuyện về "Sự Thật Mậu Thân".

(7) Thơ Thanh Tâm Tuyền

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
nước Việt dù vui hay buồn | cũng là thứ | mẹ không còn sở hữu | tài sản của bà không nhiều như vậy | tài sản hôm nay ở trên thân thể con người | khi cần, có thể mang thế chấp hay bán đi | là những thứ mà bà không còn giữ được
Chiều 30 tháng Chạp Giáp Thìn, đọc và nhớ thi sĩ Vũ Hoàng Chương sinh ngày 5 tháng Năm, Bính Thìn, 1916, mất ngày 6 tháng Chín, Bính Thìn, 1976 - nguyên vẹn con rồng.
Việt Nam từ xưa theo nền văn minh nông nghiệp lúa nước, nên thời vụ của cây trái hoa lúa lập trình nhịp sống con người, từ nếp sống cho đến những tin tưởng tâm linh. Khi đồng lúa nghỉ ngơi, hoa đào hoa mai chớm nụ đầu mùa, người dâ n quay về tụ tập vui chơi ăn uống, từ đấy mà có một mỹ tục gọi là Tết (được phiên âm theo chữ Hán là Tiết, có nghĩa là đốt tre đốt trúc, nghĩa rộng là một đoạn thời gian trong năm), rơi vào lúc cuối một năm, thời điểm kết sổ và dấy lên niềm hy vọng cho năm mới. Gần đây có người đặt vấn đề có nên bỏ tục ăn Tết không. Tại sao vậy? Cây cỏ còn sửa mình để thay lá đơm hoa đón khí tiết đẹp của trời đất, can cớ chi con người phải bỏ niềm vui mừng đón năm mới với một mỹ tục đẹp đẽ là Ăn Tết? miễn là đừng Tháng Giêng là tháng ăn chơi (ca dao) thôi.
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ là một vị học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả và là một người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền và đã bị cầm tù trong nhiều năm. Năm 1998, Hòa Thượng được tổ chức Human Rights Watch tặng giải thưởng về nhân quyền Hellmann-Hamett Awards. Hòa Thượng là Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Hòa Thượng thông thạo tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Hòa Thượng được giới học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật, được coi là nhà sư uyên bác nhất của Phật giáo Việt Nam, đã soạn thảo quyển Bách Khoa Phật Học Đại Tự Điển.
Thông cao cuộn vỏ ngự hàn / quả khô chặt ruột vén quang nửa đồi / cõng lưng ngày thở trả hơi / em sang giúp nhóm mớ phơi củi già...
anh xin lại đôi bàn tay cầm bút / làm những bài thơ xuôi / rồi xuân hạ thu đông có mùa nào cho / mây bay về đầu xóm...
Gói bánh chưng | gói năm cùng tháng tận | gói khúc đời còn một đoạn nấu sôi | gói kỷ niệm già theo màu lá chuối | nóng bốc hơi mờ những khung hình | xôi chè ngũ quả.
mẹ tôi xưa, đất quán rường / chở che con, mộng bình thường ấu thơ / một thời tuổi trẻ, ngu ngơ / trong vòng tay mẹ, ù ơ ví dầu...
mời về, hồn cha mẹ | xoa dấu mực thâm | kể chuyện vầng trăng cùng hoa lài thơm ngát | mời về | người bạn bể dâu mang đi mất
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.