Chiến Tranh Hoạt Động Cật Lực

15/10/202216:56:00(Xem: 2013)

war (2)

 

Chiến tranh hoành tráng biết bao!

Thật háo hức!

Thật hiệu lực! Sáng sớm,

còi báo động đánh thức

xe cứu thương lên đường túa ra khắp nơi,

xác chết đong đưa trong gió

băng ca tròng trành nạn nhân,

gọi mưa từ mắt mẹ,

đào đất tàn phá những đổ nát hoang tàn …

Những kẻ bất động và sáng lấp lánh,

những người tái xanh vẫn còn đớn đau …

nảy sinh nhiều thắc mắc nhất

trong tâm hồn trẻ em,

giải trí cho thánh thần khi bắn pháo hoa bằng hỏa tiễn

lên bầu trời,

chôn mìn trong đồng ruộng

thu hoạch xương nát thịt tan,

bắt buộc gia đình di tản,

đứng cạnh bên thầy tu

nghe họ nguyền rủa ma quỷ

(tội nghiệp quỷ ma, còn lại một tay

đốt cháy trong lửa) …

Chiến tranh tiếp diễn đêm ngày

tăng cảm hứng cho bạo chúa

đọc những diễn văn dài

thưởng huân chương cho tướng lãnh

tạo đề tài cho người làm thơ

đóng góp cho công kỹ nghệ

chế tạo chân tay giả,

cung cấp thực phẩm cho ruồi,

viết thêm nhiều trang sử,

thành lập sự bình đẳng

giữa nạn nhân và sát nhân,

giúp người yêu viết thư,

tạo phụ nữ thói quen chờ đợi,

tràn ngập trên báo chí

bài viết và hình ảnh,

xây cất nhà mới cho trẻ mồ côi,

tiếp tay việc sản xuất quan tài,

vỗ nhẹ vào lưng khen thưởng người phu mộ

và vẽ nụ cười trên mặt lãnh đạo gia.

 

Chiến tranh hoạt động siêng năng

chưa từng thấy!

vậy sao không một ai

cho nó lời khen ngợi.

 

Dunya Mikhail

Bản Anh Ngữ: Salaam Yousif và Liz Winslow

Ngu Yên dịch

 

***

Dunya Mikhail, công dân Mỹ, gốc Iraq. Nhà văn và nhà thơ. Tốt nghiệp đại học Baghdad, trở thành nhà báo và dịch thuật cho tờ The Baghdad Observer. Sinh 1965 tại thủ đô Baghdad. Trải qua chiến tranh Irag-Iran 1980 – 1988 và chiến tranh vùng vịnh 1992.

Vì vậy, thơ của bà thường đề cập đến kinh nghiệm chiến tranh, tử vong, và thất tán. Rời Irag năm 1995, đến Mỹ, cư trú tại tiểu bang Detroit. Trở thành thi sĩ hàng đầu của thời đại. Nhận giải United States Artist Fellowship, Guggenheim Fellowship, a Knights Foundation grant, a Kresge Fellowship, and the United Nations Human Rights Award for Freedom of Writing.

Xuất bản: THE WAR WORKS HARD, DIARY OF A WAVE OUTSIDE THE SEA, (Giải Arab American Book Award), THE IRAQI NIGHTS, và IN HER FEMININE SIGN.


Bà là nhà thơ lưu vong. Trong cuộc phỏng vấn của NPR, Mikhail nói: “Tôi cảm thấy thơ không phải là thuốc (chữa bệnh), nó là tia (quang tuyến) X. Giúp cho chúng ta nhìn thấy và hiểu rõ vết thương. Tất cả chúng ta đều cảm thấy xa lạ vì tình trạng bạo lực liên tục xảy ra trên thế giới. Chúng ta cảm thấy cô đơn, nhưng cũng cảm thấy có nhau. Vì vậy, chúng tôi trông cậy vào thơ như một thứ gì khả thể để tồn tại.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Con bọ hung | trốn mưa gió | bò vào nhà | cô bé bắt | nhốt vào chai trong. | Chọn lựa hay số mệnh? | Sống luôn luôn là kiểu ở tù.
Thả ra hãy để tôi yên | ngắm trăng hải đảo nghía thuyền viễn dương | cho tôi ca hát đời thường | bắt tôi phải đạo đau thương bao rồi
Thơ là món nữ trang lạ và đẹp | lấp lánh trên ngực | ở bất cứ tuổi nào | cũng không sợ người ta đánh cắp
chúng ta không cần lên sao hỏa không có ý định xâm chiếm kênh đào Panama không muốn mua Greenland không muốn sáp nhập Canada vào vườn nhà
Chắp tay quán niệm một hồi | quên môi quên má quên đồi quên sông | Quên em phủi gã theo chồng | ngộ ra sắc tức là không của mình
Thìn thuộc thổ. Nhâm thuộc thủy. Nhâm Thìn số khắc tùy thân: đất ngăn nước. Suốt đời tự vô phước với mình. Tự Mâu Thuẫn. Tự nghi vấn dường như lận đận là con đường phân vân không thể lựa chọn.
Tôi yêu Canada, và yêu nước Mỹ. Tôi có nhiều người thân ở đó. Căn nhà tuổi thơ của S vẫn còn nằm bên rừng cây rợp bóng mát ở Texas. Tôi nhớ đến bài thơ của Robert Frost, người đọc thơ trong lễ nhậm chức của tổng thống Kennedy. Kennedy có câu nói nổi tiếng được Trudeau nhắc lại: "địa lý làm cho hai nước chúng ta là hàng xóm, nhưng lịch sử làm cho chúng ta trở thành bạn bè."
Hãy tạm để những chuyện buồn nằm im dưới mâm cỗ ngày Tết, để ta chỉ được thấy màu xanh lá bánh chưng, màu đỏ ối ruột dưa hấu, màu vàng đỏ tung xòe trong những bao lì xì nhỏ, màu nắng chín nhấp nháy trên những trái quất… bây nhiêu đó có đủ để bạn đón hơi thở mới của đất trời? Hy vọng vậy để chúng ta được mọc lên như cỏ non trên khung rêu ngày tháng cũ. Bài thơ của Nguyễn Hồng Kiên tôi đọc được từ trang của trường Mầm Non Cự Khối, bài thơ được dạy cho các em lứa 4 tuổi, như một lời chúc tết hồn nhiên.
Lts: Người minh hoạ Việt Báo Tết Quí Tỵ năm 2013 là hoạ sĩ Đinh Cường. Năm nay Tết Ất Tỵ, một con Giáp đã qua. Đinh Cường sinh năm 1939 tại Thủ Dầu Một - Việt Nam. Sống ở Huế, Đà Lạt, Sài Gòn cho đến 1989. Sau khi tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế và Sư Phạm Hội Họa - Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định, Sài Gòn, ông giảng dạy tại Trung Học Đồng Khánh, Nữ Trung Học Thành Nội và là giáo sư Cao Đẳng Mỹ Thuật- Huế. Hoạ sĩ Đinh Cường từng nhận nhiều giải thưởng hội hoạ nhưng ông cũng là một nhà thơ. Ông tạm biệt cõi nhân sinh vào ngày 7 tháng 1 năm 2016 tại Fairfax, Virginia, 76 tuổi. Tưởng nhớ Ông nhân dịp Xuân Ất Tỵ, xin trích đăng lại các bài thơ tháng Chạp của người họa sĩ/thi sĩ tài hoa đã đăng trong báo Việt Báo Tết Quý Tỵ.
từng giọt mưa xuân thánh thót | ba ngàn thế giới trơ lì | nước mắt nào đủ xoa dịu nỗi đau
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.