Trẻ Em và Chiến Tranh

3/15/202215:57:00(View: 3277)

image-ukraine



BRATISLAVA, Slovakia:
Cậu bé Hassan phải tự mình bỏ nhà ở Zaporizhzhia, miền Đông Ukraine, đi lánh chiến tranh vì mẹ em không thể để bà ngoại ở lại một mình.

          

Cậu bé Hassan

11 tuổi ở miền Đông Ukraine


vừa bằng tuổi của Oliver

cũng 11 tuổi ở miền Tây Bắc Mỹ


 Hai cậu bé ở cách nhau hơn 5 ngàn dặm


Oliver biết phụ mẹ đem rác từ bếp ra bỏ vào thùng ở bên hông nhà

Oliver biết làm bánh rice crispy, một món mà ông ngoại rất thích


Oliver dắt chó ra đường mỗi buổi chiều và thường cùng chó ghé vào nhà ông bà ngoại bên dưới con dốc

để nghỉ chân và ăn một cây cà-rem

rồi lại quay về nhà

Oliver thường gọi mẹ để báo

con đang ăn cà-rem ở nhà Bà, con sắp quay về


Bà ngoại của Oliver luôn luôn đứng nhìn theo

cứ lo lắng mơ hồ

một con dốc, từ đường 171 đến đường 173 có an toàn không


(Cô Thơ Thơ biết, kêu ầm lên: chị đừng cho cháu đi một mình nhỡ người xấu bắt mất thằng bé)


A person wearing a hat and holding a cup

Description automatically generated with low confidence

Hassan được thiện nguyện viên cho thức ăn và nước uống khi đến biên giới với Slovakia
hôm Thứ Bảy, 5 Tháng Ba. (Hình: Slovak Interior Ministry)


Con đường Hassan đi từ nhà em 

tới nhà người thân dài 750 dặm


Cậu bé 11 tuổi không có con chó đi theo, 

cậu mang trên vai túi hành trình nhỏ 

và trên lưng bàn tay có số điện thoại của họ hàng ở cuối chặng đường


Hassan đi tránh chiến tranh

Mẹ cậu đứng ở cửa nhìn theo con tận cuối đường


Hassan đi một mình


Một mình đi trên con đường 750 dặm

Mẹ cậu vô cùng lo lắng

lo sợ từng phút từng giây

những toa tầu và những con đường

cậu bé 11 tuổi phải đi qua


Mẹ không đi được cùng cậu

vì Mẹ còn bà ngoại già yếu

và Mẹ là người mẹ đơn thân


Trên con đường dài 750 dăm, khi đi bộ qua những con đường rất lạ, khi ngồi trên những toa tầu hỏa băng băng chạy vào vô tận


Cậu bé 11 tuổi có lo lắng, giấu mặt trong tay áo âm thầm rên rỉ, có ôm mặt thẳng thốt khóc òa 


Hay cậu bình tĩnh im lặng ôm túi áo quần lắng nghe tiếng súng tiếng đạn đang dần dần mất hút ở nơi xa


Tiếng gọi “Mẹ ơi!” cậu giữ im trong miệng


Có phải cậu đã quen với những lần di tản

cậu đã quen nhìn những ngôi nhà xập xuống

đã quen nghe tiếng súng

đã quen nghe Mẹ dặn dò

có phải cậu biết rằng

cậu sẽ phải đi


Đôi mắt sáng

khuôn mặt vô cùng điềm tĩnh

cậu bé đã lớn trước tuổi mình


Thượng Đế chắc chắn đã gửi xuống một thiên thần

đồng hành cùng cậu


Cậu bé Hassan 11 tuổi 

đã đến Slovakia

cách nhà cậu 750 dặm

an toàn

Thượng Đế đã chúc phúc vào tình mẫu tử cho Hassan, Mẹ và Bà ngoại.


Putin chỉ cần đọc Bản Tin này để kết thúc chiến tranh

nếu ông ta có trái tim


Một trái tim còn đập nhịp.


Trần Mộng Tú



Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
thân hướng dương cháy xém / gục đầu nhìn về phía mặt trời / tiếng đạn bom vần vũ trên cao...
Em xa Phố Thị lâu rồi/ Có quên không nhỉ những nơi hẹn hò/ Khu rừng Trắc - Bá bây giờ/ Mùa Thu đã gọi vàng xưa đổ về...
Còn bao nhiêu những lần Xuân/ Ta về ở lại quê hương/ Tìm vết tích xưa chiến trường/ Gom bao mảnh vụn thịt xương...
tuổi thất thập bản tính bất thường/ bàn tay vuốt mặt đang già...
Ta đã làm xong phận sự một nhà văn. Vậy thôi.
thượng đế thì xa mà cái ác thì gần ̶ ̶ ̶ / vô vàn cuộc sống bỗng chốc đổi thay mãi mãi / những vấn nạn của bạn và tôi trở nên vô nghĩa...
Chiến tranh và ngục tù là bi kịch đau thương nhất trong lịch sử loài người, nó là kinh nghiệm không được rút tỉa để học hỏi và ngăn chặn, cứ thế lặp đi lặp lại khắp nơi trên thế giới, đánh động mãi ký ức con người nên có thể nói rằng không có cuộc chiến và nhà tù nào trở thành quá khứ, nó luôn là hiện tại với dấu lệ và máu không ngừng chảy. Kinh nghiệm chiến tranh, nhà tù, cùng hệ lụy tang thương của nó như vết cắt hằn sâu trong tâm tư tình cảm con dân Việt nam, mà nhà văn Ngô Thế Vinh đã gọi - vết thương không bao giờ lành-, nó sừng sững ở đó, trên đất đá, trên thân thể, trong tâm hồn, trong sử lịch, mà trái tim và lương tâm con người mãi thúc thủ một câu trả lời.
Ôi những bà mẹ mất con/ những người vợ mất chồng/ những người yêu nhau/ đã mất nhau...
buổi chiều/ ở khúc quanh của dòng sông/ có con cò xám khẳng khiu/ cô đơn như con nước lạnh/ nhìn về xa xăm...
Nhìn vào các con số. Vào khởi đầu thập niên 1930s, có 259 nhà văn xuất bản sách trong Liên Bang Xô Viết. Vào cuối thập niên 1930s – chỉ còn 36. Như thế nào 80% các nhà văn đã biến mất? Có 17 người bị bắn, 8 người tự sát, 7 người chết vì lý do tự nhiên, và 175 người bị bắt và giam trong các trại. Và 16 người mất tích. Những con số này cho một ý tưởng về trái độ Liên Bang Xô Viết đối với giới ưu tú văn hóa Ukraine, một thái độ đã áp đặt một kiểu im lặng văn hóa trong nhiều thập niên. Trong thập niên 1960s, một thế hệ mới, trẻ hơn xuất hiện và mang khu vực vào một thời kỳ nghệ thuật chói sáng mới. Nhưng nó cũng sớm lụi tàn: nhà thơ Vasyl Symonenko bị đánh tới chết, họa sĩ Alla Horska và nhà soạn nhạc Volodymyr Ivasiuk chết trong các hoàn cảnh kỳ lạ, và nhiều người khác bị đẩy vào nhà tù, ép vào các bệnh viện tâm thần, và bị cấm xuất bản. Chết độ Xô Viết khởi dậy cuộc chiến chính trị nhắm vào các khuôn mặt văn học Ukraine trong thập niên 1920s và kéo dài tới cuối thập niên 1980s,