Trẻ Em và Chiến Tranh

3/15/202215:57:00(View: 3361)

image-ukraine



BRATISLAVA, Slovakia:
Cậu bé Hassan phải tự mình bỏ nhà ở Zaporizhzhia, miền Đông Ukraine, đi lánh chiến tranh vì mẹ em không thể để bà ngoại ở lại một mình.

          

Cậu bé Hassan

11 tuổi ở miền Đông Ukraine


vừa bằng tuổi của Oliver

cũng 11 tuổi ở miền Tây Bắc Mỹ


 Hai cậu bé ở cách nhau hơn 5 ngàn dặm


Oliver biết phụ mẹ đem rác từ bếp ra bỏ vào thùng ở bên hông nhà

Oliver biết làm bánh rice crispy, một món mà ông ngoại rất thích


Oliver dắt chó ra đường mỗi buổi chiều và thường cùng chó ghé vào nhà ông bà ngoại bên dưới con dốc

để nghỉ chân và ăn một cây cà-rem

rồi lại quay về nhà

Oliver thường gọi mẹ để báo

con đang ăn cà-rem ở nhà Bà, con sắp quay về


Bà ngoại của Oliver luôn luôn đứng nhìn theo

cứ lo lắng mơ hồ

một con dốc, từ đường 171 đến đường 173 có an toàn không


(Cô Thơ Thơ biết, kêu ầm lên: chị đừng cho cháu đi một mình nhỡ người xấu bắt mất thằng bé)


A person wearing a hat and holding a cup

Description automatically generated with low confidence

Hassan được thiện nguyện viên cho thức ăn và nước uống khi đến biên giới với Slovakia
hôm Thứ Bảy, 5 Tháng Ba. (Hình: Slovak Interior Ministry)


Con đường Hassan đi từ nhà em 

tới nhà người thân dài 750 dặm


Cậu bé 11 tuổi không có con chó đi theo, 

cậu mang trên vai túi hành trình nhỏ 

và trên lưng bàn tay có số điện thoại của họ hàng ở cuối chặng đường


Hassan đi tránh chiến tranh

Mẹ cậu đứng ở cửa nhìn theo con tận cuối đường


Hassan đi một mình


Một mình đi trên con đường 750 dặm

Mẹ cậu vô cùng lo lắng

lo sợ từng phút từng giây

những toa tầu và những con đường

cậu bé 11 tuổi phải đi qua


Mẹ không đi được cùng cậu

vì Mẹ còn bà ngoại già yếu

và Mẹ là người mẹ đơn thân


Trên con đường dài 750 dăm, khi đi bộ qua những con đường rất lạ, khi ngồi trên những toa tầu hỏa băng băng chạy vào vô tận


Cậu bé 11 tuổi có lo lắng, giấu mặt trong tay áo âm thầm rên rỉ, có ôm mặt thẳng thốt khóc òa 


Hay cậu bình tĩnh im lặng ôm túi áo quần lắng nghe tiếng súng tiếng đạn đang dần dần mất hút ở nơi xa


Tiếng gọi “Mẹ ơi!” cậu giữ im trong miệng


Có phải cậu đã quen với những lần di tản

cậu đã quen nhìn những ngôi nhà xập xuống

đã quen nghe tiếng súng

đã quen nghe Mẹ dặn dò

có phải cậu biết rằng

cậu sẽ phải đi


Đôi mắt sáng

khuôn mặt vô cùng điềm tĩnh

cậu bé đã lớn trước tuổi mình


Thượng Đế chắc chắn đã gửi xuống một thiên thần

đồng hành cùng cậu


Cậu bé Hassan 11 tuổi 

đã đến Slovakia

cách nhà cậu 750 dặm

an toàn

Thượng Đế đã chúc phúc vào tình mẫu tử cho Hassan, Mẹ và Bà ngoại.


Putin chỉ cần đọc Bản Tin này để kết thúc chiến tranh

nếu ông ta có trái tim


Một trái tim còn đập nhịp.


Trần Mộng Tú



Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ôi em bé Ukraine/ Chín tuổi đời hát trong tiếng súng/ Mắt nhòa lệ nhìn đất quê hiền/ Cày xới bởi xe tăng pháo rụng...
trên con đường gió cát / nối hai điểm tình yêu bóng xế / nơi chúng ta khởi hành / và nơi chúng ta dừng bước...
Những bài thơ về chiến tranh của Halyna Kruk thật xót xa. Cô ấy nhặt từng nắm đất Ukraine ra khai quật những mảnh vụn đổ nát của lịch sử. Đất mẹ màu mỡ của Ukraine, được gọi là "chernozem" hoặc "đất đen", từng được trồng trọt và nuôi dưỡng bằng bàn tay và tình yêu của người nông dân Ukraine. Vựa lúa mì của châu Âu “lẽ ra” phải sản xuất ngũ cốc cho Liên Bang Xô Viết “hùng mạnh”. Đức Quốc Xã đã từng cho vùng đất này là tiềm năng “lãnh thổ”* dành cho giống dân thượng tôn thuần chủng mắt xanh. Mảnh đất đã gieo bao hoa màu này cũng từng chôn vùi biết bao đau thương của lịch sử. Như Timothy Snyder đã đề cập trong cuốn Bloodlands** 2012, "Tro cốt con người cũng bón phân."
Khi chồng chất trên vai đầy tuổi đá/ Mới thấy mình lạc lối giữa đôi chân/ Giữa biển dâu trong mưa nắng xoay vần/ Ta dốt nát, trần truồng như cọng cỏ...
một buổi sáng mở mắt / bắt gặp mình nằm co ro trong trại súc vật ...
“Mẹ ơi, nhấc điện thoại,” một phụ nữ năn nỉ suốt hai giờ đồng hồ dưới hầm khu chung cư, | cứng đầu và quả quyết, cô không chịu ngưng tin vào phép lạ | nhưng người mẹ đang ở vùng ngoại ô không có sóng, | nơi những căn nhà sụp đổ như những mảnh Legos rẻ tiền | từ những cuộc tấn công vũ bão, nơi mà chỉ mới hôm qua tháp phát thanh ngừng nối kết mọi người, | nơi mà thế giới bùng nổ thành những mảnh trước và sau-chiến tranh
mẹ lập lại cho chính mình nghe / tiếng tràn đê nước vỡ / ồ ạt dòng người dòng xe dòng lịch sử / trốn một kết cuộc mà trong thảng thốt không ai nhìn được nửa chiều sâu
Luật bất thành văn/ cho phép anh nói dối một ngày/ anh nói dối cả đêm...
Tôi đã đọc thơ Nguyễn Quốc Thái từ hơn một thập niên. Và nhiều người đã đọc thơ anh hơn một nửa thế kỷ. Hình như, tôi chưa thấy dòng thơ nào vui của anh. Và ngay cả những dòng thơ có thể được suy đoán là vui, cũng vẫn có một nỗi buồn thần bí trong đó – nơi đây, đành nói là thần bí, vì không giải thích minh bạch được. Cũng có thể vì tôi thấy nét mặt anh lúc nào cũng buồn. Đó là những lần tôi được gặp anh, khi anh có dịp thăm Quận Cam. Cũng có thể vì Nguyễn Quốc Thái là một nhà thơ ra đời trước tôi khoảng một thập niên, thuộc một thế hệ có nhiều chia ly hơn là gặp gỡ, nhiều tan vỡ hơn là hàn gắn. Cũng có thể vì một vài câu thơ của Nguyễn Quốc Thái, tôi đã đọc qua, và chợt nhớ một vài ý trong đó. Như bài thơ có nhan đề Todo Passa. Anh làm bài thơ này từ Sài Gòn, vào tháng 12 năm 2017. Trích năm dòng đầu như sau. / Một mình tôi với những câu thơ đau đớn mới/ Lời vỗ về an ủi như tiếng gió lùa qua bến bờ lau sậy / Tôi ngã xuống như một hẹn ước dở dang ...
ngôn ngữ tình yêu của em nặng trịch như ánh mắt cha / trừng trừng nhìn quan tài con trai không chớp / thứ mà người ta dùng nó dựng súng ống / ngôn ngữ tình yêu của em – tiếng nấc nghẹn của mẹ / em giữ nó trong lòng khi khóc và khi ngưng khóc / em giữ nó thật chặt. Đan bện nó như tấm lưới ngụy trang / trang điểm nó bằng màu sắc mùa màng, may ra / dấu được ai đó.