Điếu Từ

10/04/202117:20:00(Xem: 3210)

TT Thích Tue Giac 01

 

Chuông vào thiền tỉnh thức:
Nghe tin Thầy ra đi...
Mùa Xuân pháp hội ngân huyền diệu,
Vọng hưởng kinh cầu San Diego, Cali!

Kính bạch giác linh Thầy:

Cõi trung ấm ngõ phù du vừa mở,

Giấc miên trường thân thế tịch liêu.

Mây tụ tán, đời diệt sinh là thế đạo,
Khách trần gian thường hợp ít tan nhiều.


Nhớ linh xưa!
Người đã viết trong văn tuyền tự truyện:


” Phải một lần chết đi
để muôn đời sống lại.
Phải buông thỏng hai tay
cho toàn thân thư thái,
nhảy thẳng vào vực sâu không đáy.
Đừng tiếc nuối hay bám víu mảy may.
Hãy hoàn toàn vô tác và bản ngã tan theo khói mây…”

Ngày đã đến:
Lời tự bạch thành tràng phan pháp khí.
Thiền giả về trên đạo lộ hoàn nguyên.

Nhớ Thầy xưa:
Xuất thân miền đồng bằng sông Cửu Long,
Mơ đi tu từ thuở hoa niên,
Nuôi lớn mãi chí sông Hằng biển Thái.
Tâm thành đối ứng thiện duyên.
Gặp được Chân sư Hoà thượng Trúc Lâm,
Ơn pháp nhủ nghìn khơi không đổi hướng.

Thầy ra đi...
Công hạnh pháp vi còn tịch chiếu.
Ba mươi lăm năm tuổi Đạo,
Một đóa tỏa hương thiền,
Khi ở Việt Nam nhập chúng đồng tu,
Năm dài nhập thất thể nghiệm tinh chuyên,


Theo bóng Ân Sư khai sơn tự viện.

Thuở hoằng dương châu Âu, châu Mỹ,

Ánh đạo vàng trải rộng muôn phương;

Công hạnh tròn đầy cố quốc tha hương,

Vẫn an lạc khi vô thường chợt đến.

 

Nhớ ơn Thầy:

 

Tân viên tịch qua bến đò đại hải,

Rước Thầy đi về lại cõi sơ xưa.
Cảnh Phật tâm an suối vàng tự tại,

Cung bái Thầy về không lại hoàn không.

 

Người đi sau…

Thương kính hai hàng,

Lệ nhỏ xuống giữa đài sen cánh mỏng;

Thầy còn đây Phật Tánh hiện trong tâm:

Những bài pháp trùng trùng quy ảnh hiện,
Những dòng văn đạo hạnh chân phương,
Những bài thơ trầm lắng hồi chuông,
Vẫn lưu dấu không mờ nơi cửa Phật.

Bái vọng giác linh Thầy:

 

TT Thích Tue Giac 02 

 

Như bài thơ cuối cùng,

Rỗng lặng thênh thang Thầy lên tiếng hát,

Lời lời ý ý miên man.

Bài kệ an nhiên thị tịch lên đàng:

 

Hát rằng:

Một khắc trừng tâm Tuệ Giác bày,
Muôn đời dứt sạch tướng lầm sai.
Thân không tâm trụ vô gia nghiệp,
Dậm nát càn khôn bặt dấu hài.

Tâm trong dứt tướng vô trụ hoàn không,

Thầy đi rồi…

Thầy đang đến!

Đạo Phật muôn trùng: Có nghĩa Không.

Nam mô tiếp dẫn Tâm Không Thường Tự Tại.

Sacramento, 10- 4- 2021

Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lê An Thế -- Một du tử làm thơ, từ bao năm nay, tưởng xa xôi, nhưng rất gần. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Xôn xao chút nắng chiều xưa / Nghe ra câu hát đẩy đưa bạt ngàn / Tiếng dần xa, tiếng vọng còn… / Bóng sầu theo những véo von trùng trùng...
Cứ thử đi, ngươi không thể hủy diệt di tích vĩnh hằng của trái tim con người-tình yêu. (Victor Hugo)...
nước Việt dù vui hay buồn | cũng là thứ | mẹ không còn sở hữu | tài sản của bà không nhiều như vậy | tài sản hôm nay ở trên thân thể con người | khi cần, có thể mang thế chấp hay bán đi | là những thứ mà bà không còn giữ được
Chiều 30 tháng Chạp Giáp Thìn, đọc và nhớ thi sĩ Vũ Hoàng Chương sinh ngày 5 tháng Năm, Bính Thìn, 1916, mất ngày 6 tháng Chín, Bính Thìn, 1976 - nguyên vẹn con rồng.
Việt Nam từ xưa theo nền văn minh nông nghiệp lúa nước, nên thời vụ của cây trái hoa lúa lập trình nhịp sống con người, từ nếp sống cho đến những tin tưởng tâm linh. Khi đồng lúa nghỉ ngơi, hoa đào hoa mai chớm nụ đầu mùa, người dâ n quay về tụ tập vui chơi ăn uống, từ đấy mà có một mỹ tục gọi là Tết (được phiên âm theo chữ Hán là Tiết, có nghĩa là đốt tre đốt trúc, nghĩa rộng là một đoạn thời gian trong năm), rơi vào lúc cuối một năm, thời điểm kết sổ và dấy lên niềm hy vọng cho năm mới. Gần đây có người đặt vấn đề có nên bỏ tục ăn Tết không. Tại sao vậy? Cây cỏ còn sửa mình để thay lá đơm hoa đón khí tiết đẹp của trời đất, can cớ chi con người phải bỏ niềm vui mừng đón năm mới với một mỹ tục đẹp đẽ là Ăn Tết? miễn là đừng Tháng Giêng là tháng ăn chơi (ca dao) thôi.
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ là một vị học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả và là một người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền và đã bị cầm tù trong nhiều năm. Năm 1998, Hòa Thượng được tổ chức Human Rights Watch tặng giải thưởng về nhân quyền Hellmann-Hamett Awards. Hòa Thượng là Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Hòa Thượng thông thạo tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Hòa Thượng được giới học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật, được coi là nhà sư uyên bác nhất của Phật giáo Việt Nam, đã soạn thảo quyển Bách Khoa Phật Học Đại Tự Điển.
Thông cao cuộn vỏ ngự hàn / quả khô chặt ruột vén quang nửa đồi / cõng lưng ngày thở trả hơi / em sang giúp nhóm mớ phơi củi già...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.