Màu Giáng Sinh

10/12/202016:20:00(Xem: 2705)
xmas
Minh họa: Đinh Trường Chinh

 


Giáng sinh 2020 thế giới ghi nhận chuyện lạ kỳ.

Hầu hết các ông già Noel đều bịt mặt.

Lần đầu tiên trong lịch sử, ông già thân ái bị cách ly.

Mỗi năm, ông ấy mặc áo quần đỏ, mang râu trắng.

Ngồi trong thương xá dưới gốc cây thông.

Hô hô hô... Merry christmas ...

Chụp hình con nít, người lớn, chụp vào ảnh niềm hân hoan.

Những lòng vui vội vã, mong manh vì năm nào Chúa cũng chết.

Năm nay, tuy ngồi chốn cũ nhưng bịt mặt.

Người ghé ngang thưa thớt, đứng xa xa.

Đời sống luôn luôn xảy chuyện lạ, chuyện kinh dị.

Đáng lẽ nên bịt mặt con vi khuẩn Coronavirus.

Hô hô hô... Merry Christmas... tiếng dội vào thương tâm...

Trong lúc bác sĩ, ý tá, sống chết với bệnh nhân COVID 19.

Bệnh viện có phòng riêng chứa xác.

Có kinh hoàng hấp hối một mình.

Có thân nhân cầu nguyện khóc ngoài cửa kính.

Có cả bác sĩ, y tá nằm ướp lạnh, chờ hỏa thiêu.

Hô hu hu...

Làm sao chúc Merry christmas?

Ngu Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chiều 30 tháng Chạp Giáp Thìn, đọc và nhớ thi sĩ Vũ Hoàng Chương sinh ngày 5 tháng Năm, Bính Thìn, 1916, mất ngày 6 tháng Chín, Bính Thìn, 1976 - nguyên vẹn con rồng.
Việt Nam từ xưa theo nền văn minh nông nghiệp lúa nước, nên thời vụ của cây trái hoa lúa lập trình nhịp sống con người, từ nếp sống cho đến những tin tưởng tâm linh. Khi đồng lúa nghỉ ngơi, hoa đào hoa mai chớm nụ đầu mùa, người dâ n quay về tụ tập vui chơi ăn uống, từ đấy mà có một mỹ tục gọi là Tết (được phiên âm theo chữ Hán là Tiết, có nghĩa là đốt tre đốt trúc, nghĩa rộng là một đoạn thời gian trong năm), rơi vào lúc cuối một năm, thời điểm kết sổ và dấy lên niềm hy vọng cho năm mới. Gần đây có người đặt vấn đề có nên bỏ tục ăn Tết không. Tại sao vậy? Cây cỏ còn sửa mình để thay lá đơm hoa đón khí tiết đẹp của trời đất, can cớ chi con người phải bỏ niềm vui mừng đón năm mới với một mỹ tục đẹp đẽ là Ăn Tết? miễn là đừng Tháng Giêng là tháng ăn chơi (ca dao) thôi.
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ là một vị học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả và là một người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền và đã bị cầm tù trong nhiều năm. Năm 1998, Hòa Thượng được tổ chức Human Rights Watch tặng giải thưởng về nhân quyền Hellmann-Hamett Awards. Hòa Thượng là Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Hòa Thượng thông thạo tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Hòa Thượng được giới học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật, được coi là nhà sư uyên bác nhất của Phật giáo Việt Nam, đã soạn thảo quyển Bách Khoa Phật Học Đại Tự Điển.
Thông cao cuộn vỏ ngự hàn / quả khô chặt ruột vén quang nửa đồi / cõng lưng ngày thở trả hơi / em sang giúp nhóm mớ phơi củi già...
anh xin lại đôi bàn tay cầm bút / làm những bài thơ xuôi / rồi xuân hạ thu đông có mùa nào cho / mây bay về đầu xóm...
Gói bánh chưng | gói năm cùng tháng tận | gói khúc đời còn một đoạn nấu sôi | gói kỷ niệm già theo màu lá chuối | nóng bốc hơi mờ những khung hình | xôi chè ngũ quả.
mẹ tôi xưa, đất quán rường / chở che con, mộng bình thường ấu thơ / một thời tuổi trẻ, ngu ngơ / trong vòng tay mẹ, ù ơ ví dầu...
mời về, hồn cha mẹ | xoa dấu mực thâm | kể chuyện vầng trăng cùng hoa lài thơm ngát | mời về | người bạn bể dâu mang đi mất
Lời người dịch: Thế là người ta đã cấy chip vào não người, hẳn nhiều người sẽ đặt câu hỏi "chúng ta đang sống trong thế giới nào đây?" Có thể chúng ta chỉ là một trò game, hay một thí nghiệm, bị điều khiển bởi một thế lực nào đó. Có thể lắm chứ. Một lần nữa, Szymborska lại có những vần thơ tiên tri.