Cầu Tiêu Nơi Đề Phòng Ngồi Lâu.

20/11/202022:39:00(Xem: 3030)
h9
Minh hoạ: Nguyễn Việt Hùng

 


Đến giờ này tôi vẫn quen nói: “Đi cầu tiêu”.

Chữ “toilet” nghe xa lạ, không kỷ niệm.

Chữ “restroom” không có cảm giác.

Ở Mỹ gần 50 năm,

vẫn chưa quen một số văn hóa,

như con ong quen hút mật hoa chanh,

hút hoa cam tìm đâu ra chất chua.

 

Khi còn nhỏ, mẹ thường nhắc đi cầu tiêu vì tôi ham chơi.

Nơi đó trở thành quen thuộc.

Khi đi tu, trong nhà dòng, tôi thích vào nhà cầu,

ngồi rất lâu.

Khi đã quen không khí, yên tĩnh, không ai quấy rầy.

Nơi có thể đọc sách cấm, tưởng tượng về phụ nữ,

không sợ thiên thần dòm ngó vì họ ớn mùi hôi.

Tôi không bao giờ quên lời ngoại nói:

“Mỗi sáng phải tập đi cầu.

Mỗi tối trước khi ngủ, phải cho đầu óc đi cầu tiêu”

Đêm đêm tôi nghe ngoại lầm bầm đến khuya trong bóng tối.

 

“Đi cầu tiêu”,

nghe gần gũi, đôi khi, miên man kỷ niệm.

Lần về thăm Việt Nam,

tôi vào nơi quen cũ,

ngồi rất lâu tung hoành với hình ảnh xưa.

Táy máy, lỡ đánh rơi nhẫn cưới.

Nhìn xuống.

Cái lỗ đen hăm dọa, há hốc miệng thách thức.

Bần thần,

Tôi phải tìm lại nhẫn,

nếu không, vợ sẽ nghi bia ôm.

Cảm giác ghê rợn

khi tay mò sâu vào lỏng bỏng

rồi sền sệt.

Buồn nôn.

Chợt cảm thấy sung sướng tràn ngập.

Vui mừng không thể tả.

“Em, anh đã tìm được rồi.”

Ngu Yên

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lê An Thế -- Một du tử làm thơ, từ bao năm nay, tưởng xa xôi, nhưng rất gần. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Xôn xao chút nắng chiều xưa / Nghe ra câu hát đẩy đưa bạt ngàn / Tiếng dần xa, tiếng vọng còn… / Bóng sầu theo những véo von trùng trùng...
Cứ thử đi, ngươi không thể hủy diệt di tích vĩnh hằng của trái tim con người-tình yêu. (Victor Hugo)...
nước Việt dù vui hay buồn | cũng là thứ | mẹ không còn sở hữu | tài sản của bà không nhiều như vậy | tài sản hôm nay ở trên thân thể con người | khi cần, có thể mang thế chấp hay bán đi | là những thứ mà bà không còn giữ được
Chiều 30 tháng Chạp Giáp Thìn, đọc và nhớ thi sĩ Vũ Hoàng Chương sinh ngày 5 tháng Năm, Bính Thìn, 1916, mất ngày 6 tháng Chín, Bính Thìn, 1976 - nguyên vẹn con rồng.
Việt Nam từ xưa theo nền văn minh nông nghiệp lúa nước, nên thời vụ của cây trái hoa lúa lập trình nhịp sống con người, từ nếp sống cho đến những tin tưởng tâm linh. Khi đồng lúa nghỉ ngơi, hoa đào hoa mai chớm nụ đầu mùa, người dâ n quay về tụ tập vui chơi ăn uống, từ đấy mà có một mỹ tục gọi là Tết (được phiên âm theo chữ Hán là Tiết, có nghĩa là đốt tre đốt trúc, nghĩa rộng là một đoạn thời gian trong năm), rơi vào lúc cuối một năm, thời điểm kết sổ và dấy lên niềm hy vọng cho năm mới. Gần đây có người đặt vấn đề có nên bỏ tục ăn Tết không. Tại sao vậy? Cây cỏ còn sửa mình để thay lá đơm hoa đón khí tiết đẹp của trời đất, can cớ chi con người phải bỏ niềm vui mừng đón năm mới với một mỹ tục đẹp đẽ là Ăn Tết? miễn là đừng Tháng Giêng là tháng ăn chơi (ca dao) thôi.
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ là một vị học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả và là một người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền và đã bị cầm tù trong nhiều năm. Năm 1998, Hòa Thượng được tổ chức Human Rights Watch tặng giải thưởng về nhân quyền Hellmann-Hamett Awards. Hòa Thượng là Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Hòa Thượng thông thạo tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Hòa Thượng được giới học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật, được coi là nhà sư uyên bác nhất của Phật giáo Việt Nam, đã soạn thảo quyển Bách Khoa Phật Học Đại Tự Điển.
Thông cao cuộn vỏ ngự hàn / quả khô chặt ruột vén quang nửa đồi / cõng lưng ngày thở trả hơi / em sang giúp nhóm mớ phơi củi già...
anh xin lại đôi bàn tay cầm bút / làm những bài thơ xuôi / rồi xuân hạ thu đông có mùa nào cho / mây bay về đầu xóm...