Cầu Tiêu Nơi Đề Phòng Ngồi Lâu.

20/11/202022:39:00(Xem: 3027)
h9
Minh hoạ: Nguyễn Việt Hùng

 


Đến giờ này tôi vẫn quen nói: “Đi cầu tiêu”.

Chữ “toilet” nghe xa lạ, không kỷ niệm.

Chữ “restroom” không có cảm giác.

Ở Mỹ gần 50 năm,

vẫn chưa quen một số văn hóa,

như con ong quen hút mật hoa chanh,

hút hoa cam tìm đâu ra chất chua.

 

Khi còn nhỏ, mẹ thường nhắc đi cầu tiêu vì tôi ham chơi.

Nơi đó trở thành quen thuộc.

Khi đi tu, trong nhà dòng, tôi thích vào nhà cầu,

ngồi rất lâu.

Khi đã quen không khí, yên tĩnh, không ai quấy rầy.

Nơi có thể đọc sách cấm, tưởng tượng về phụ nữ,

không sợ thiên thần dòm ngó vì họ ớn mùi hôi.

Tôi không bao giờ quên lời ngoại nói:

“Mỗi sáng phải tập đi cầu.

Mỗi tối trước khi ngủ, phải cho đầu óc đi cầu tiêu”

Đêm đêm tôi nghe ngoại lầm bầm đến khuya trong bóng tối.

 

“Đi cầu tiêu”,

nghe gần gũi, đôi khi, miên man kỷ niệm.

Lần về thăm Việt Nam,

tôi vào nơi quen cũ,

ngồi rất lâu tung hoành với hình ảnh xưa.

Táy máy, lỡ đánh rơi nhẫn cưới.

Nhìn xuống.

Cái lỗ đen hăm dọa, há hốc miệng thách thức.

Bần thần,

Tôi phải tìm lại nhẫn,

nếu không, vợ sẽ nghi bia ôm.

Cảm giác ghê rợn

khi tay mò sâu vào lỏng bỏng

rồi sền sệt.

Buồn nôn.

Chợt cảm thấy sung sướng tràn ngập.

Vui mừng không thể tả.

“Em, anh đã tìm được rồi.”

Ngu Yên

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tuyến lệ bây giờ | rừng cây đêm quên thở | con suối nằm im trong vách đá | cho đau thương chiến tranh | cho khốn cùng bên cạnh xa hoa | vài giọt hiếm hoi
Thơ của Trần Hoàng Vy, Hoàng Xuân Sơn, San Phi.
một chút lãng mạn / một chút mộng mơ / một chút buồn rầu / vơ vẩn / không đâu...
Ba thi khúc của nhà thơ Hoàng Xuân Sơn...
Con cúi đầu kính lễ Ân Sư, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ (1945-2023) mang theo kho tàng trí tuệ vô tận, lòng từ bi vô biên và hùng lực vô úy đã hiện thân vào thế giới này. Từ gia tộc Phạm thế mà chủng tánh Bồ-đề đã ăn sâu trong lòng đất khô cằn nơi miền Trung nước Việt, Thầy lớn lên trong chốn Già-lam tịnh địa. Nhờ thiện căn túc thế nhiều đời, Thầy được thế phát xuất gia nhập đạo từ thuở ấu thời theo bước chân siêu tuyệt của Như Lai, “đến mà không đến, đi mà không đi.”(1) “Ba cõi bất an như nhà lửa,”(2) đất nước chìm trong chiến cuộc điêu linh, Thầy không tiêu phí tuổi thanh xuân chỉ một lòng miệt mài kinh sử. Tri thức thường nghiệm thế gian không cản nổi chí cầu trí tuệ siêu việt của người Tăng sĩ trẻ cưu mang cốt cách xuất trần thượng sĩ.
Đó là tựa đề một bài viết của nhà thơ Phan Tấn Hải, và đây là kết của bài: “Chữ nghĩa không vô ích. Chúng ta trong cõi này hãy rủ nhau làm thơ, đọc thơ, ngâm thơ, in thơ, hát thơ… Nếu chúng ta không đủ sức nương vào thơ để ngộ nhập tri kiến Phật, và nếu chúng ta cũng không có đủ sức mạnh của hát thơ để chữa sản nạn như thời Vua Hùng Vương, ít nhất thơ cũng giúp chúng ta giảm được những đau đớn của trần gian này, kể cả khi buộc phải nghe tới bốn dòng thơ ly biệt tương tự của Cha Rồng và Mẹ Tiên thời lập quốc dân tộc Việt Nam (Ta là giống Rồng / Mình là giống Tiên / Thủy thổ khắc nhau / Không ở cùng được.) Nàng thơ ơi, hãy cứu lấy trần gian này. Hãy biến tất cả những trận mưa bom trên trần gian này thành các trận mưa thơ…” (Phan Tấn Hải, Thơ sẽ chữa lành thế giới
Quờ tay chạm tháng mười hai / Nghe ta lành lạnh, nghe ngày run run...
Anh còn nhớ một ngôi nhà cuối phố? Ngõ chè tàu xanh biếc lối đi quen...
Hơi lạnh đâu lén ùa về / Ngoài hiên tối đã tràn trề từ lâu...
Xác ai trong túi vải / Làm sao nhận ra nhau / Màu trắng một màu trắng / Ôi Mẹ, ôi Con đâu!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.