Nguyện Cầu

2/18/202009:39:00(View: 3830)
phat tu bi
Hình của Trịnh Thanh Thủy 

Loang loáng

chuông ngân

vong hồn những hạt bụi

thoi thóp

trong từng vốc gió hoàng hôn

ngợp đáy chiều


Vũ trụ thơm lừng

lụa hương

trong cườm tay Phật

thổi ánh dương

về thành phố ma Vũ Hán

nơi những buồng phổi mắc cạn

giữa những cơn ho xám xịt

chập chờn những tàn  phai

nơi những nấm mộ làm bằng bao ni lông

êm ả ngủ

không một tiếng kinh cầu


Trịnh Thanh Thủy



Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tập thơ thứ 11: “Đời Sống Làng Quê” ấn hành năm 2009. Được xem như một khúc quanh trong sự nghiệp thi ca của Louise Gluck. Khác hẳn với tập “Hoa Diên Vĩ Hoang Dại”, 1992, với nội dung siêu hình và siêu nhiên, đã tạo cho bà nhiều danh vọng. 1. “A Village Life” mang đến cho độc giả những cảm xúc thâm trầm về tâm sinh lý của cá nhân và xã hội. Một loại xã hội thực tế, dùng lám ẩn dụ, tuy hiện diện nhưng gần như bị lãng quên bởi đời sống phố thị rộn ràng nhốn nháo. Những mẫu chuyện ngắn thật ngắn, nhỏ thật nhỏ, đôi khi phức tạp, ly kỳ. Đa số bình thường với những nhận xét tinh tế:
Đàn ông biết được phụ nữ bao nhiêu? Tôi dùng chữ “biết”, không phải ý chữ “hiểu”. Tôi không dùng chữ “đàn bà” vì e rằng thiếu kính trọng. Tôi lấy vợ đã gần nửa thế kỷ. Đã bắt tay, chào hỏi vài ngàn phụ nữ và nhìn ngắm họ qua trăm ngàn vóc dáng khi du hành nhiều nơi trên thế giới, nếu tính luôn trên truyền hình, qua video, con số có thể lên hàng triệu. Nói như vậy, bạn đọc có thể lầm tưởng tôi là người có bản lãnh biết về phụ nữ, thực tế, như Louis de Bernières đã nói: “Đường lối phụ nữ chinh phục trái tim đàn ông là khiến cho anh ta tưởng bở đang làm cô thích thú.” (“That's how a woman wins a man heart, by making him think that he amuses her.)
điều nguyên vẹn nhất / vẫn nằm im trong tim / ngày mùa thu nhớ dòng sông / nấm đất buồn tênh bên lở bên bồi / quăng viên sỏi trắng cạnh chiếc cầu run rẩy / bàn tay nào níu giữ / bạn bè và tình nhân / ngẩn ngơ năm ba lời tiếc nuối / con chim non hót mấy tiếng cội nguồn
Thế giới giờ này người né người! / Ngồi trên xe bus gắn máy lạnh, hoặc xe bò cọc cạch lăn bánh, / người ngồi xa người, khoảng cách an toàn, một thước rưỡi. / Anh xa tôi! Tôi xa em! Ta xa nhau! Đúng 2 thước. / Giờ này đôi ta hôn nhau nụ hôn gió qua khẩu trang! / Ai đó lỡ miệng ách-xì một, hoặc hai tiếng, hoặc một tràng; / Hết rồi những ánh mắt ái ngại, / những lời nói cảm thông, “God bless,” hoặc “Trời, Phật, Chúa chữa!”
Mời các bạn đọc một ngụ ngôn tân thời của thi sĩ Nobel Louise Gluck. Bóng tối che đậy tội ác. Che giấu những con mèo từ rừng hoang xuống trà trộn vào thành phố. Ban ngày, chúng hiền lành. Về đêm, mèo lộng hành, bè đảng, lòng dạ hung tợn, ngay cả người cũng sợ. Chúng săn đuổi, tiêu diệt những sinh vật không có sức kháng cự. Thảm thương cho thân phận làm chuột. Ngày không dám nhìn mặt trời. Đêm la hét đau đớn dưới răng mèo sắc bén. Chết, Chuột chết la liệt đầy phố đêm. Ai biết? Biết rồi, ai nói? Trước khi trời sáng, xã hội quét dọn, đường phố sạch sẽ, không dấu vết sát thủ, nạn nhân. Mặt trời lên. Mèo hiều hậu, dễ thương, Chuột trốn nắng. Người vô tư. Nhưng rồi đêm sẽ đến, sẽ tiếp diễn máu me và định mệnh.
Mời nghe Alexandra Huỳnh đọc bài thơ Di Sản (Inheritance) "live" trên đài truyền hình LX News. Nữ sinh gốc Việt Alexandra Huynh, tên Việt là Thụy An, 18 tuổi, trong buổi chung kết đêm Thứ Năm 20/5/2021 vừa qua đã thắng giải: "2021 National Youth Poet Laureate -- Nhà Thơ Khôi Nguyên Giới Trẻ Quốc Gia 2021". Huynh trả lời phỏng vấn AP đêm Thứ Năm qua điện thoại từ nhà, rằng thơ đối với cô là phương tiện để tự bày tỏ và để giúp công lý xã hội. Cô nói “Tiếng Việt tự nó đã là một tiếng nói giàu chất thơ. Trong sinh hoạt văn hóa của người Việt người ta đã nói thành thơ trong cuộc sống hằng ngày.” Cô cho hay là đã tập viết những lời thơ phổ nhạc từ khi mới 7 tuổi; đặc biệt là sau những lần đọc thơ trước công chúng thì lại càng cảm thấy sức mạnh của chữ nghĩa có tác động tích cực lên tâm lý và tinh thần đại chúng. Alexandra Huynh căn bản sáng tác thơ bằng tiếng Anh nhưng luôn nuôi hy vọng là sẽ có tác phẩm thơ ra đời và sẽ được chuyển ngữ sang “tiếng Mẹ đẻ”, ngôn ngữ Việt Nam.
nếu tôi không thể là người hùng / tôi mang tên người di dân gương mẫu / ôi những chiếc thuyền / & những người trên những chiếc thuyền ấy / can đảm biết bao & khác xa / đám tỵ nạn đương thời chúng ta nợ họ / Tôi ngậm chặt lưỡi / nghe âm thanh / thân thuộc gần như nhà mình / khi tên Dương Thu Hương mất đi dòng sông / trong miệng lão thầy / và chẳng ai buồn hỏi vì sao / mặt tôi giàn giụa. & nhớ đến chiếc bàn buồn bã, / trong góc xó lớp học / tôi viết lời nguyện cầu / cho lũ trẻ sắp vào chật lớp này: / hãy để đám trẻ được xưng tên chúng như mẹ chúng đã từng gọi thế. / hãy để điệp khúc được xướng lại hay cố gắng & cố gắng như thế. / hãy để những câu chuyện không pha chất trọ trẹ / & giữ lại thanh âm không phiên dịch. / hãy để lũ trẻ điền vào khoảng trống bằng ký ức.
những bông hoa Diên Vỹ / nở tím chiều tháng Năm / Anh nở tím hồn em / bắt đầu vào tháng mấy
trên đồi gió khoác áo thư sinh tóc bạc / như lữ hành đi qua đồng bằng / thỏa mãn khát khao / sông dài núi rộng / thèm dòng sữa chảy ra từ lồng ngực / que diêm cháy một lần rồi tắt / vẽ vời chi / trăm cảnh lao đao
Trước đây, Thường Thấu Thấm thuộc về giả thuyết thưởng ngoạn và sáng tác. Tuy nhiên, dịch thuật cũng mang cấu trúc cơ bản của ngôn ngữ và ngữ pháp, được xác định minh bạch về bản chất, cá tính và chức năng, có tính toàn cầu trong hệ thống ngôn ngữ, có tính chung để thông đạt, nên giả thuyết này có thể áp dụng vào dịch thuật, song song với giả thuyết thưởng ngoạn và sáng tác.