Nguyện Cầu

18/02/202009:39:00(Xem: 3833)
phat tu bi
Hình của Trịnh Thanh Thủy 

Loang loáng

chuông ngân

vong hồn những hạt bụi

thoi thóp

trong từng vốc gió hoàng hôn

ngợp đáy chiều


Vũ trụ thơm lừng

lụa hương

trong cườm tay Phật

thổi ánh dương

về thành phố ma Vũ Hán

nơi những buồng phổi mắc cạn

giữa những cơn ho xám xịt

chập chờn những tàn  phai

nơi những nấm mộ làm bằng bao ni lông

êm ả ngủ

không một tiếng kinh cầu


Trịnh Thanh Thủy



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
chút ánh sáng của núi rạng đông / phương đó quê hương là mặt trời / rót chén rượu ân tình nắng ấm / lòng xao xuyến như lần đầu tìm nhau / tấm lòng như con nước dâng cao / hạnh phúc như đến từ vũ trụ / giấc mơ vẽ lên bức tranh trăm nỗi / cuộc tương phùng cuối đời
Thơ ông có bí mật ma thuật ra sao? Xin đọc Howl (Hú), bạn đọc sẽ thấy chữ nghĩa biến hóa, phẩm chất văn chương văn học, cách mạng văn học, hòa tan vào nhau, cuồn cuộn bất ngờ, như múa lân, không biết lúc nào nó ngóc đầu, đập đuôi, xàng xê, nhảy cao, trồn đồn, lăn chiên. Đám muá lân đó, có Bùi Giáng đóng vai tề thiên đầy phép tắc và huyền thoại.
Saigon mẹ tôi không miếng trầu tươi / Không miếng vôi nồng, môi miệng biếng cười / Mẹ ngồi lặng nghe từng con số tới / Số cứ tăng dần, mắt Mẹ lệ rơi
bất kể dự báo thời tiết hôm nay & mười ngày tới / ở một nơi rất riêng tư ̶ ̶ ̶ trước không hề có tên / nay gọi vùng vịnh bóng đè / đối mặt một đại dương chưa bao giờ phẳng lặng
Ba bài thơ trên được trích từ tập sách "Không Đứng Mãi Trong Tranh" của Lê Chiều Giang, sách gồm những bài tùy bút ngắn tác giả viết "Mà như vẽ lại... không hề tẩy xóa, chẳng tô vẽ thêm..." và những bài thơ "hiện thực đầy ẩn dụ". "Không Đứng Mãi Trong Tranh" của Lê Chiều Giang là cuốn sách đầu tay và duy nhất được tác giả gởi tặng đến những người bạn của Nghiêu Đề và bạn Cô, với lời Nguyễn Thị Thụy Vũ viết thay đề tựa: "Chúng tôi sẽ đọc Lê Chiều Giang, những giòng chữ chảy lui về quá khứ. Một quá khứ không thể nào không nhắc tới, nhớ tới... Những quá khứ của thời đã "Chết đi, sống lại." Đọc Lê Chiều Giang là đứng lùi lại, ngắm nhìn những bức tranh vẽ lại kỷ niệm, bạn bè, tình yêu, những điều rất xa xưa, bằng cặp mắt của hiện tại, bức tranh của những tháng ngày cũ ẩn hiện bằng cảm xúc riêng của tác giả, nhưng rất chung như chính trăn trở của bạn bè, thế giới, thời đại của Cô. Đọc thơ Lê Chiều Giang, là để ngọn khói trong lòng mình bay lên, là "Mổ trái tim.
Thơ ba dòng là một thứ “hố đen” trong vũ trụ thơ. Đó là thứ “thơ còn lại” sau khi thiêu rụi những rườm rà, những quy cách, những lối mòn của những đường lối thơ đã trở nên chán ngắt mà, trong đó, nổi bật nhất, là sự mượt mà du dương của chủ nghĩa lãng mạn. Thơ ba dòng, do đó, là thơ để nghĩ hơn là để ngân nga như những nhạc điệu êm tai và, trong tương tác với người đọc, như là một thứ thơ đã nén chặt, nó sẽ bùng nổ theo những liên tưởng và suy tưởng không ngờ.
Thanh âm một cõi Sa Bà / Ba ngàn thế giới cũng là tại tâm / Nước non chung một cung trầm / Máu sa lệ sót những lầm than đau
Mối tình đầu đã giết dì tôi / như người ta giết bông hoa / cắm lên bàn thờ / héo hon tháng ngày còn lại. / Dì tôi yêu thích và buồn theo tiếng hát / “Đồi Thông Hai Mộ” / Như thể mối tình trong ca khúc này / là tâm sự của dì tôi.
nguyên thủy là kêu gọi trở về / nơi cánh đồng của những trong lành tươi mát / chưa nảy sinh những dị biệt / chân đi trên phù sa / ướt những tấm lòng xanh ngát bao la
một ngày trôi giạt theo sóng vào bờ / một ngày quấn quýt từng bước chân trần / tuổi trẻ bềnh bồng không định hướng / một ngày câm nín xao động ôm trái tim mình / bay cao ngang ngửa trên ngọn cây mộc lan / trập trùng những nụ búp xanh tươi mơn mởn