Hôm nay,  

Chông Chênh Phận Người

19/11/202410:55:00(Xem: 2952)
(Thân Gửi Chị Liên)

VE_NOI_GOI_DAU_02_Iris Dinh
Minh họa Đinh Trường Chinh
Hai chị em bạn rủ nhau đi chợ Á Đông. Mùa Thu trời lạnh và mưa nhỏ hạt.

Lái xe từ ngoại ô phía Bắc đi về phía Tây thành phố Seattle, nơi cửa hàng, chợ lớn, chợ nhỏ của người Á Đông tụ họp khoảng 15 dặm (miles) từ nhà của hai người.
 
Dưới phố mùa Thu bây giờ người rơi ngoài đường nhiều hơn lá vàng.

Bây giờ rất khác ngày trước, chợ và các cửa hàng không còn là chỗ chỉ thuần mua bán nữa. Hai bên vỉa hè đi bộ và trước các cửa tiệm bách hóa, quán ăn, sẽ thấy đầy người vô gia cư trước cửa. Như những chiếc lá mùa Thu, rơi xuống đâu cũng được. Họ thản nhiên nằm ngồi, thản nhiên dựng lều, thản nhiên tụ họp. Cảnh sát có đến giải tán thì chỉ khoảng một vài tiếng sau cảnh sát bỏ đi, họ lại trở về chỗ cũ. Họ biết đi đâu bây giờ, có cho họ tụ tập một nơi thì họ cũng sẽ lại bỏ đi. Họ như những chiếc lá thích cuốn theo hướng gió. Mà đã là “lá” thì làm sao cưỡng được gió.
 
Khách bộ hành len lỏi giữa những cái túi ngủ cô đơn, giữa những căn lều cá nhân tạm bợ, giữa mặt đất mùa thu ẩm ướt và lá vàng theo gió Thu từng cơn trút xuống. Đi giữa những cái túi ngủ lem luốc co ro quấn một con người như con sâu nằm trong kén, cái đầu và hai chân thò ra hai phía. Ai già, ai trẻ, ai nam, ai nữ cũng không phân biệt được.

Họ từ đâu đến và họ ở lại, giống như câu nói của Caesar: “Tôi đến, tôi thấy và tôi chiếm đoạt.” Nơi họ chiếm đoạt không phải là một cao ốc hay một biệt thự mà là bên hông một siêu thị hay cạnh bãi rác bỏ trống, có khi ngay trước một cửa hàng (Chủ nhân chưa kịp đuổi)
 
Trước thời kỳ Covid họ còn chịu khó ở nguyên một chỗ hơn, ít lang thang hơn, nhưng sau Covid hình như sự “thiên di” như chim đến mùa phải bay đi, thấy họ ở ngoài đường nhiều hơn. Mùa thu, thỉnh thoảng nghe thấy tiếng xào xạc, nhìn lên bàu trời mây xám, một đàn chim mấy chục con bay sát cánh nhau thành một vòng cung rất đẹp và rất Thu. Những con chim này nó biết chỗ nó rời đi và biết nơi nó sẽ đến. Mùa Thu, Đông chúng thiên di và khi Xuân ấm áp chúng lại rủ nhau từng đàn kéo về chốn cũ.
 
Những người vô gia cư này, họ có thể là người địa phương, có thể từ Tiểu Bang khác tới. Họ là những người có vấn đề “tâm thần”. Họ ở Mỹ lâu rồi, và quen với đời sống “du mục” này rồi. Đi đâu cũng là nhà, đi đâu cũng có chỗ cho một cái túi ngủ. Bên hông hay cửa sau của siêu thị, nơi khuất lấp nào đó hay có khi nằm ngay một cái túi ngủ như con sâu trong kén sát một mảnh tường khuất gió, cạnh một bãi xe hay mảnh đất toàn đồ phế thải. Chỗ nào cũng được, miễn là không bị đuổi, có thể họ nghĩ: “Mình cũng đâu có khác gì đồ phế thải, hay:Ta cứ nằm đây, Ta đâu có phải đồ phế thải!”
 
Những người “Vô Gia Cư” này phần đông là những người “tâm thần” hay những người bình thường vướng vào nghiện hút đi tới chỗ mất ý thức và mất khả năng suy nghĩ đúng sai.Họ không còn khả năng làm việc được nữa vì ảnh hưởng của những cơn nghiền đến bất cứ lúc nào làm họ mất suy nghĩ và mất cả sức lực.
 
Thành phố Seattle và Bellevue của tiểu bang Washington có rất nhiều nơi cư trú cho người Homeless, nơi được những người tỉnh táo có tiền có lòng với sự hộ trợ của thành phố, họ thành lập những trung tâm cho Homeless, cung cấp thực phẩm, thuốc men và tài trợ cho những người muốn cai nghiện hút, muốn học nghề để trở lại đời sống bình thường. Nhưng quả thật là rất khó!
 
Họ đã quen với lối sống “du mục” này rồi.
 
Tôi ở đâu mà tôi đến đây
Ngày xưa ai đứng ở chỗ này
Hạt sương Trời khóc ngàn năm trước
Sao còn ướt trên lưng bàn tay (tmt)
 
Họ luôn luôn không ý thức được thân phận và hoàn cảnh của mình. Họ bằng lòng với những gì họ đang có.Họ đi riêng lẻ, hay tụ nhập nhau thành nhóm ba, năm người. Họ hòa đồng hay họ là một thế giới đơn lẻ, riêng tư.

Họ là gánh nặng cho thành phố và cho chính họ. Có người có gia đình nhưng họ không muốn sống với gia đình, họ có thế giới riêng của họ.
 
Nước Mỹ đang xôn xao về những người tỵ nạn chiến tranh trên thế giới muốn tràn vào nước Mỹ (như họ cũng đang tràn vào Anh, Pháp, Đức…) Những người tị nạn từ Africa, South America, Mexico, Middle East và ngay cả từ China… Họ bỏ nước ra đi vì đói kém, vì chiến tranh, vì chính trị… Khi ra đi thì sự sống chết đã được lựa chọn. May thì sống, không may thì chết. Nếu ở lại chiến tranh và đói sẽ chắc chắn là chết. Đi còn hy vọng ở may rủi. Họ đáng thương như tất cả những người tị nạn vì chiến tranh vì kinh tế trên thế giới giống như những người Việt phải đào thoát vì sự xâm lược của Cộng Sản năm 1975. Họ đáng thương hơn nữa vì nước Mỹ hiện tại không muốn cưu mang họ, vì con số nhập cư quá lớn này, một gánh nặng cho nước Mỹ.
 
Người Mỹ sợ mất việc, hao hụt ngân quỹ, hao hụt thực phẩm về những con người đáng thương này… Ai mà không sợ cái túi của mình vơi đi vì phải phân phát cho người khác.
 
Nhưng có phải, những người vô gia cư vì tâm thần, những người vô gia cư vì chiến tranh, đều đáng thương và cần được giúp đỡ, yêu thương!
Có ai đó đã ngửa mặt lên Trời, tìm Thượng Đế, hỏi Ngài:
 
Tôi ra đời đã được bao lâu
Sao Trái tim tôi nếp gấp nhàu
Mặt đất tôi đi bao ngàn dặm
Sao vẫn chông chênh những bước đầu. (tmt)
 
Nếu chính bạn là người tỵ nạn chiến tranh là người vô gia cư, bạn đang bước những bước rất chông chênh, bạn có muốn tìm một nơi để vào trú ngụ không? Bạn có cần một bàn tay đưa ra cho bạn nắm không?
 
Trần Mộng Tú - ngày 17-11-2024
 
Note: Caesar: I came, I saw, I conquered.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Biển đêm như vô thức một màu đen mênh mông, nhưng biển chứa toàn bộ lịch sử con người từ lúc còn là tế bào phôi sống cho đến khi biến thành DNA, rồi từ thú vật tiến lên con người. Lịch sử đó đầy ngập dữ liệu nhưng chôn sâu dưới đáy nước. Hồi tưởng chỉ là những con sóng nổi dập dìu, cho dù sóng lớn dữ dằn trong bão tố vẫn không mang được hết đáy nước lên trên mặt. Vì vậy, biển lúc nào cũng bí mật. Vô thức cũng bí mật. Càng gây thêm khó khăn để chứng minh sự thật vì vô thức có khả năng biến đổi dữ liệu hồi tưởng. Chỉ những người thiếu bản lãnh mới tin vào trí nhớ của mình và của người khác. Nhưng toàn bộ nhân loại sống và tạo ra ý nghĩa hầu hết dựa vào bộ nhớ. Một số ít người hiểu rõ điều này, nhưng không làm gì khác hơn, vì hồi tưởng tự động và tự nhiên xuất hiện dù không đầy đủ, kể cả, khi con người kêu gọi ký ức đến, nó cũng đến trên xe lăn, hoặc chống nạn, hoặc bò lết như kẻ tàn tật.
Chiến tranh là một nỗi đau dằn vặt của nhân loại vì không ai muốn nó xảy ra, nhưng chiến tranh vẫn cứ xảy đến như một điều kiện cần thiết biện minh cho sự tồn tại của thế giới con người. Ngày Ba mươi tháng 4 năm 1975 là một cột mốc đánh dấu một biến cố chính trị trong lịch sử chính trị thế giới, ngày cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) chấm dứt.
Năm mươi năm nhìn lại, sau ngày 30 tháng 04, 1975, cái dấu mốc lịch sử đau thương của đất nước Việt Nam, nói chung, và người dân miền Nam nói riêng. Sự thật lịch sử về ngày này đã được phơi bày rõ ràng trên mọi phương tiện truyền thông, tin tức, và trong thế giới sử. Ai cũng đã rõ, phe thắng trận, sai, phe thua trận, đúng. Điều này không cần bàn cãi nữa; cho dù kẻ chiến thắng cố tình viết lại lịch sử Việt Nam theo ý mình khi sức mạnh của họ nằm trên nòng súng. Phe thua cuộc lại là phe thắng được nhân tâm.
Tháng Tư chuếnh choáng. Say chẳng phải vì rượu dẫu chỉ nhấp môi hoặc thậm chí trong đám bạn có kẻ chẳng uống giọt nào. Nhưng họ vẫn say như thường. Những hồi ức tháng Tư lần lượt xuất hiện như một chất men nhưng không thể làm người ta quên mà chỉ là giây phút hiếm hoi nhắc nhớ để rồi quên. Quên tạm thời nỗi niềm chất chứa mà không làm sao quên hẳn.
Hai tên đeo băng đỏ đưa tôi đến một căn nhà nằm trên đường Tôn Thất Thuyết. Nay mới biết là cơ sở kinh tài của Việt Cộng. Vào bên trong, tôi thấy có một số người bị bắt trước ngồi trên băng ghế đặt ở góc một phòng lớn rộng rãi. Họ ngước mắt nhìn tôi có vẻ ái ngại. Tôi biết những người ngồi đó là thành phần đặc biệt nằm trong danh sách tìm bắt của chúng. Nhìn họ, tôi thấy mấy người quen quen. Hình như họ là viên chức Chính Phủ trong tỉnh. Tôi được đưa đến ngồi cạnh họ. Tất cả đều im lặng, không ai nói với ai lời nào ngay cả khi bất chợt nhìn thấy tôi. Có lẽ im lặng để che đậy cái lý lịch của mình, làm như không quen biết nhau, nếu có khai láo cũng không liên lụy đến người khác.
Trong cuộc đời, ắt hẳn bạn đã nhiều lần bước trên lối mòn giữa một cánh đồng cỏ hay trong một khu rừng? Thoạt đầu, lối mòn ấy cũng đầy hoa hoang cỏ dại như chung quanh, nhưng những bước chân người dẫm lên qua ngày tháng đã tạo thành một con đường bằng phẳng. Ký ức chúng ta cũng tương tự như lối mòn ấy. Những trải nghiệm với cảm xúc mạnh mẽ trong quá khứ được nhớ đi nhớ lại như những bước chân đi trên lối mòn góp phần hình thành ký ức, và cả con người chúng ta. Người Mỹ gọi loại ký ức này là “core memory” mà ta có thể dịch ra Việt ngữ là ký ức cốt lõi. Với tôi, ký ức cốt lõi ấy là những gì xẩy ra cho tôi và gia đình trong quãng thời gian kể từ khi thị xã Ban Mê Thuột thất thủ ngày 12 tháng Ba năm 1975, kéo theo sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam chưa đến bẩy tuần sau đó. Tôi vẫn nhớ, và nhớ rất rõ.
Vốn là một quân nhân, sau khi triệt thoái từ miền Trung về Saigon, tôi được bổ xung cho một đơn vị pháo binh đang hành quân ở vùng Củ Chi, Tỉnh Tây Ninh, yểm trợ sư đoàn 25 Bộ BinhB. Khoảng ba tuần trước khi mất nước tôi bị thương ở chân. Nằm trong quân y viện Tây Ninh vài ngày, bác sĩ cho về nhà dưỡng thương một tháng ở Saigon.
Ngày xưa, thông thường, chồng của cô giáo được gọi là thầy, cũng như vợ của thầy giáo được gọi là cô. Cho dù người chồng hoặc vợ không làm việc trong ngành giáo dục. Nhưng trường hợp cô giáo tôi, cô Đỗ Thị Nghiên, trường Nữ Tiểu Học Quảng Ngãi thì khác. Chồng của cô, thầy Nguyễn Cao Can, là giáo sư dạy trường Nữ Trung Học Quảng Ngãi. Cô Đỗ Thị Nghiên dạy lớp Bốn, trường Nữ Tiểu Học. Trong mắt nhìn của tôi, của con bé mười tuổi thuở ấy, cô Nghiên là một cô giáo rất đặc biệt. Cô nói giọng bắc, giọng nói trầm bổng, du dương. Tóc cô ngắn, ôm tròn khuôn mặt. Da cô trắng nõn nà. Có lần ngoài giờ học, trên đường phố của thị xã Quảng Ngãi, tôi thấy hai vợ chồng thầy Can, cô Nghiên đèo nhau trên xe gắn máy. Cô mặc jupe, mang kính mát, ngồi một bên, tréo chân, khép nép dựa vai thầy. Ấn tượng để lại trong trí của con bé tiểu học là hình ảnh của đôi vợ chồng sang trọng, thanh lịch, tân thời, cùng mang thiên chức cao cả: dạy dỗ lũ trẻ con nên người.
Tháng Tư này tròn 50 năm biến cố tang thương của miền Nam Việt Nam, những người Việt hải ngoại, đời họ và thế hệ con cháu đã trưởng thành và thành công trên xứ người về mọi mặt học vấn cũng như công ăn việc làm. Họ đang hưởng đời sống ấm no tự do hạnh phúc đúng nghĩa không cần ai phải tuyên truyền nhồi sọ. Nhưng trong lòng họ vẫn còn bao nhiêu kỷ niệm thân thương nơi chốn quê nhà.
Có một buổi trưa, hai đứa đang thưởng thức bò bía, đậu đỏ bánh lọt ở chùa Xá Lợi, góc Bà Huyện Thanh Quan và Ngô Thời Nhiệm (?), thì gặp một "cái bang". Đầu đội khăn rằn, đeo mắt kiếng cận nặng, cổ quấn vài ba chiếc khăn đủ màu và ông còn dẫn theo hai con chó, vừa đi vừa múa tay múa chân như người say rượu. Chừng như ông không cần thấy ai, chung quanh chỉ có ông và hai con chó. Người đàn ông "cái bang" đó là nhà thơ, nhà văn, nhà biên khảo nổi tiếng của Việt Nam: Bùi Giáng. Hai con chó vừa đi vừa sủa vang, khiến một số nữ sinh Gia Long đang đứng quanh xe bò bía, vội vã chạy né qua bên kia đường. T
Một ngày nọ, ngài gặp một bà mẹ, bà ôm một đứa con vừa mất vừa đi vừa khóc lóc thảm thiết, ai cũng mũi lòng thương, thông cảm vì mất con là nỗi đau khổ nhứt trong cuộc đời… người ta mách bảo là bà nên gặp Sa Môn Cồ Đàm, bà sung sướng bế con đã mất đi ngay và gặp phật, xin phật dùng phép thần thông cứu sống con bà. Xung quanh phật, các tì kheo đang ngồi cầu nguyện cho chúng sanh được giải thoát và cũng cầu nguyện cho các chúng sanh còn tại thế sẽ may mắn mà gặp được giáo pháp của Như Lai. Rồi người mẹ đau khổ cũng được gặp phật.
Cuối tháng Ba, những cơn gió nóng tràn về thành phố. Một hai trận mưa lạc loài đến sớm rồi thôi. Không khí ngột ngạt. Mùi đất nồng khó chịu. Như một cô gái uể oải trong cơn bệnh, thành phố trông mệt mỏi, rạc rời. Đoan đi vào Câu lạc bộ của trường. Bình thường, cứ đến thứ Sáu là không khí chuẩn bị cho chiều văn nghệ thứ Bảy lại nhộn nhịp. Nhưng hôm nay, như có một cái gì kéo mọi thứ chùng xuống. Chị Thuận, người phụ trách Câu lạc bộ, mỉm cười khi thấy Đoan, nhưng là một nụ cười kém tươi. Chị vẫn câu chào hỏi thường lệ: “Em uống gì không?” “Dạ, chị cho em nước chanh.” Chị Thuận pha ly nước chanh đặc biệt, nóng, ít đường, mang đến để trước mặt Đoan, và kéo ghế ngồi xuống bên Đoan. Hình như không có gì để bắt chuyện, chị Thuận nhìn ra sân, nói nhỏ:
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.