Hôm nay,  

Về Với Huế

8/30/202400:00:00(View: 3707)
 
IMG_2855
hình tác giả cung cấp
         
Buổi sáng mở mắt ngồi trước thềm nhà nhìn ánh nắng xuyên qua cây lá xanh tươi, đang định pha ly cà phê ngồi nhâm nhi ngắm tiếp. Cu Quang phóng xe vô sân, xách một bịch bắp nóng hổi để trước mặt tui.
         
- Dì ăn cho đã thèm đi nghe.
         
- Khỏi nhắc con ơi, dì ghiền lắm nợ.
         
Nói xong tui lột trái bắp có ba màu trắng, vàng, tím, không cần hỏi cháu mua nơi mô, có xa không, tui đoán là ngoài chợ Đông Ba rứa thôi. Chao ơi là hắn ngon ngọt, hạt dẻo bốc lên mùi thơm thanh khiết dễ mê, ui chao tui cạp một lúc ba trái no ứ hự.
         
Mấy ngày ni từ khi về Huế: ngày đầu con Suyền được chị tui báo tin đã vội chạy bay tới.
         
- Ông nội mi, mụ cô mi… bỏ Huế đi lâu dữ rứa, hắn ôm chầm tui chửi liên tục, có điều không nhắc phía ngoại mà chỉ toàn bên nội (chắc hắn thương quê ngoại hơn).
         
- Mi muốn ăn món chi tau chở đi.
         
- Ừ bánh khoái Lạc Thiện hỉ.
         
Rứa là tui được hưởng hai cái bánh nhỏ thanh tao dòn rụm, bột họ pha răng mà mê rứa không biết, kèm mấy lát vả, lát khế, rau sống chấm nước tương pha chế ngon ơi là ngon. Tỉnh táo bao tử rồi hắn chở tui đi vòng thành phố Huế, qua khu Thương Bạc, ủa bữa ni răng mà người đông rứa, bớt vẻ yên tĩnh như ngày xưa, tiệm quán cũng mọc lên khó còn đất trống. Vừa đi hắn vừa kể nỗi gian khổ lúc trẻ, nay thì hậu vận quá tốt, con có địa vị thành công, chồng cưng yêu nhiều hơn lúc tuổi xế chiều, mà nhìn kỹ hắn tươi đẹp mặn mà ghê, chắc hạnh phúc gia đình biến sắc thêm xinh hè. Đi nửa ngày hắn thả tui về nhà” tau bận chút chuyện, sẽ gặp mi sau nữa nghe. Tui cám ơn hắn, gần 50 năm tuy xa mà hắn vẫn nhớ, vẫn đầy tình bạn thân thiết như hồi mô.
         
Kế tiếp những ngày sau, ôi thôi tui được bạn bè tới thăm, đứa xách trái mít, đứa đem vú sữa, con Đào tha một bịch đào trắng, xanh ngọt lịm, con Dung mua chè bột lọc bọc thịt quay. Tui tha hồ nghe tụi nó kể chuyện Huế của ta. Tụi nó dành nhau chửi “mụ cô mi để tao nói hết; ông nội mi nói dài dòng quá...” Tui nghĩ cái tật xấu hơn 50 năm về trước tưởng tụi hắn bỏ rồi, làm gương cho con cháu chứ, ai dè vẫn còn y nguyên, giống khi đứa mô ôm tui cũng don dỏn cái miệng “mụ cô mi, mụ nội tam đợi mi, đi bơ đi luôn...” Tui phải “hét” lên làm mạ tụi hắn một trận kể lại vài chuyện xưa.
Chuyện một:
         
Cạnh nhà tau có chị hàng xóm tên Hà, tình cờ bữa nớ qua trả cặp que đan. Thấy ông nội dưới làng lên thăm cháu, đang giỡn với thằng Hiền con chị, nó nói lại chi tau không nghe rõ, chỉ biết chị Hà đang ngồi làm cá ngẩng lên la nó “ Hiền! ai cho mi hỗn với ôn nội rứa hí, ôn nội mi nờ ...” Đúng lúc tao  xuất hiện thọt vô hông chị nói nhỏ
         
- Ôn nội đứng đó răng chị lại chửi rứa?

Chị nghe giật mình
         
- Chết… chết… chết… thiệt là ôn nội cái thằng mất dạy.
         
Khi nớ làm răng tao quên được nét mặt ôn nội dương đôi mắt to lồ lộ nhìn chị sững sờ, hình như á khẩu. Tụi bây thấy tau giỏi chưa, chuyện hay không nhớ, chuyện thiên hạ ghi tâm cốt dạ thiệt là “tào lao bí đao” hết sức.

Chuyện hai:
         
Có bữa trưa nớ tau tình cờ đi ngang nhà con Phượng nên ghé thăm, hắn làm dâu nhà giàu nên tau cũng e dè, ngại ngùng. Hắn thấy tau mừng lắm, cả nhà đang ngủ trưa. Hắn lôi tau ra sân ngồi dưới bóng mát cây nhãn, mặt hắn buồn dàu dàu:
         
- Mi biết răng không? tau mới bị mạ chồng mắng
         
- U chao... răng rứa?

Cặp mắt hắn chớp chớp như chực khóc:
         
- Thằng cu Tý nghịch quá, người ta trồng cây non trước nhà, hắn đi nhổ hết làm bà con tới mắng vốn, tau xin lỗi, họ về rồi kêu hắn ra “tại răng con cứ phá nghịch hoài như rứa, có muốn mạ đánh cho một trận không hỉ, ông nội mi nghe chưa…” Tau chưa dứt câu mạ chồng bước xuống thang lầu vẻ mặt nghiêm nghị “Phượng con không được lôi ông nội ra chửi cu Tý, ông nội nó là ai, là ba chồng của con” xong bà bước trở lên lầu lại…
         
Tau tự dưng mắc cười quá, ôm bụng cười ngặt nghẽo, cười thắt cả ruột trong khi hắn kể chi thêm tau không còn nghe nữa. Hắn nhìn tau cười như đười ươi tự nhiên cũng cười theo, hai đứa thi đua nhau cười một trận xong, tau mới nói “bà la là đúng quá rồi còn buồn chi nữa, tau biết là thói quen của tụi mình nói chi cũng kèm theo tiếng nớ như đàn ông kèm tiếng ĐM vậy mà, thôi cố gắng sửa lại hí.” Đi lâu năm, từ mái tóc xanh đổi thành tóc bạc, từ được gọi tiếng “em” qua “chị, cô “và chừ thì “mệ” tau tưởng đứa mô cũng bỏ được rồi chứ. Cả bọn đồng cười nói “có thương mới nhắc bên nội đó mà...”
         
Sau đó Như Chương chạy đi tìm gánh cơm hến, ngồi vây quanh nhìn rổ rau có bắp chuối, khế, rau sống, giá, tô ruốc xắn tỏi tươi, mè, đậu phụng, hến xào pha vài sợi miến, nồi nước đục màu cháo lòng thơm mùi gừng… chao ơi là Huế của tui, miệng đứa mô cũng muốn sưng phồng vì nếm ớt cay xé.
         
Hết ngồi lê bà Tám, nói dóc trên trời dưới đất, cười ha hả rồi than đau lưng. Cả bọn nằm xếp cá, lăn mình sát mặt gạch ca rô của nền nhà lau sạch láng o, đóng cửa ngủ một giấc ngon say. Thức dậy nghe tiếng rao “bánh canh Nam Phổ mời thời cho nóng đây...” trời đã nóng rồi cần chi thời cho nóng nữa, dù là cuối Hạ chuyển qua đầu thu, nhưng nóng đổ mồ hôi, chẳng ai dám ra đường chút mô hết, rao chi lạ rứa hè...” Mới nghĩ cho vui thì bạn Lệ Hằng nhanh miệng gọi vô. Gánh hàng ăn nhìn thương hình ảnh quê hương lắm rứa tề: một đầu nồi bánh canh đặc sệt lớp tôm màu đỏ nổi trên mặt, đầu kia khuôn bánh cuốn bọc tôm chấy tại chỗ, chung quanh dựng lên ít bánh lọc, bánh nậm gói lá kèm nước mắm pha thả đầy ớt lát, răng mà muốn húp sạch sành sanh rứa hè.
         
Món mô tui cũng thử hết, ăn không muốn nuốt, chỉ muốn ngậm mà nghe. Dại chi không ăn chứ, của chùa không ăn cũng uổng, í quên của...bạn bè đãi mà.
         
Rứa rồi đứa bạn già mô cũng lật đật về kẻo con lo cháu đợi vì đi cả ngày rồi. Tụi hắn không quên dặn nhau ngày mai mặc áo dài tím, thuê dịch vụ xe chở lên đồi Vọng Cảnh, Chùa Thiên Mụ, đồi Thiên An chụp hình ...Chi chớ cái màn nớ là tui mê nhất, và tui biết chắc đứa mô cũng có áo dài tím, sắc tím thủy chung phe phụ nữ đã tuyên thệ gắn bó màu linh hồn của Huế từ lâu rồi.
         
Đêm ngồi trước thềm nhà, giàn hoa ti-gôn rũ xuống mái hiên, ánh trăng chênh chếch xuyên qua cành lá khóm hoa. Hồn tui bay lên cao, tui gặp hồn thơ của thi sĩ Hàn Mặc Tử vang đâu đó:

                   Cả trời say nhuộm một màu trăng
                   Và cả lòng tôi chẳng nói rằng
                   Không một tiếng gì nghe động chạm,
                   Dẫu là tiếng vỡ của sao băng ..
                             .............
                   Ta ném mình đi theo gió trăng
                   Lòng ta tản khắp bốn phương trời
                   Cửu trùng là chốn xa xôi lạ
                   Chim én làm sao bay đến nơi (Trăng)
 
         
Mênh mang theo nhịp điệu vần thơ, đêm càng khuya, ánh trăng càng sáng rỡ, soi vằng vặc khoảng sân yên ắng. Tui lại say sưa ngâm nga mấy câu của Quách Tấn:

                   Gió rủ cành đi ngàn liễu khóc,
                   Sông đưa lạnh tới bóng trăng run.
                   Thuyền ai tiếng hát bên kia vẳng?
                   Ghé lại cho nhau gởi chút buồn (Bên Sông)
 
 Răng mà người ta say rượu, say cờ bạc, còn tui lại say thơ tới lạ rứa không biết.
                   Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời,
                   Đàn ghê như nước lạnh trời ơi
                   Long lanh tiếng hạc vang vang hận,
                   Trăng nhớ Tầm Dương nhạc nhớ người 
                                        (Nguyệt cầm - Xuân Diệu)
          
Về với Huế của hồn thu tháng tám cho tui đêm tĩnh lặng ngồi ngắm ánh trăng thanh, ánh trăng biết bao mùa kỷ niệm dạt dào khi còn mẹ. Ánh trăng vẫn còn đó mà bao nhiêu người thân đã ra đi ....
         
Rầm... rầm... rầm…
         
Tiếng như trời sập đè lên người, tui mắt nhắm mắt mở giật mình ngơ ngác, nhìn chiếc ti vi còn mở chiếu phim action, chẳng biết phim chi chiếu nhà cửa đổ nát bởi tiếng đạn pháo bắn dữ dội. Tui tỉnh táo dần, đèn sáng trưng, đồng hồ điểm gần 3 giờ sáng, nhớ lại hồi tối nằm xem phim rồi ngủ say khi mô không hay. Thì ra chỉ là GIẤC MƠ VỀ THĂM HUẾ, ui chao là tiếc chi lạ... chưa mặc áo tím chụp hình cảnh Huế, chưa đi tìm con cháu mụ Rớt ăn tô bún bò, chưa đi uống cà phê Dạ Khúc với con Hoàng nữa chớ... Tui tắt ti vi, tắt đèn nằm dỗ giấc ngủ, cũng hơi khó nên cố ôn lại giấc mơ. Nhớ thầy dạy Triết môn đạo đức” Tưởng tượng hay nằm mơ là trạng thái của sự đè nén được giải tỏa.” Chắc tại tui nhớ Huế quá, nhớ bạn bè nên giấc mơ cho gặp, chứ nhiều bạn chừ đã chết, đã ở Mỹ, ở Sài Gòn, ở Đà Nẵng rồi mà. Sực nhớ còn tuần nữa ăn mừng tiệc sinh nhật Huế Online 4 tuổi tại nhà hàng Ngọc Sương đối diện khu Century thuộc thành phố San Jose, hai ngày tới đi tập văn nghệ nữa. Thôi thì cố dỗ giấc ngủ, sáng dậy còn biết bao công việc phải làm thúc sau lưng.
                                                **************
         
Huế Online của miền Bắc Cali có những nhân vật rất đặc biệt đầy tình nghĩa và sự hy sinh. Tui kể sơ cho bà con nghe nì: ngôi nhà anh Bào và chị Cindy là nơi chứa các thành viên luôn nhiệt tình như chị Botin nằm trong ban tổ chức lo phần văn nghệ. Chị Hà Phúc lo phần thủ quỹ. Chị Hà Lan dù xa xôi nhưng luôn có mặt sát cánh cùng chị em.
         
Chị Cindy và chị Botin mua các món nữ trang, xiêm y miền sơn cước cũng như dụng cụ kể cả các thứ cho ban hò hụi, nhờ người đem qua từ VN. Chị Cindy ngày đêm còn may rất nhiều áo bà ba cho mọi người mặc trình diễn. Những lần tập dượt luôn tập trung tại nhà chị Cindy, chị lo phần ăn uống thả dàn, các anh Bào, anh Vỹ phụ đưa đón và giúp nhiều việc.                 
 
Nói thiệt ra chứ tuổi trẻ chừ hắn không thèm chơi với người già, rất trông mong các cháu góp bàn tay, nhưng chúng nó bận quá nhiều việc. Nhìn lui nhìn tới chẳng có ai nên “không có cháu bắt bà già ra… múa“, chao ơi là hắn dị chưa tề khi đội múa thuộc trên dưới U 80, đầu óc nhớ nhớ quên quên, tập đi tập lại rất lâu vì bị lộn hoài, chứ còn màn hát hợp ca, hò hụi thì dễ dàng không lo. Tất cả đều cố gắng vì nể tình chị Cindy quá tốt, hy sinh nhiều việc cho… đại nghĩa, chẳng lý mình không cố gắng được hay răng? Vì rứa ban văn nghệ U80 muốn bày tỏ lòng kính mến anh chị chủ nhà, nên vui vẻ kiên nhẫn tập luyện.
                                               
                                                          *******
         
Ngày họp mặt 18 tháng 8 của “Huế Online “đã tới. Là ngày nắng Hạ còn níu kéo tươi hồng rực rỡ. Lòng người cũng hăng hái đầy năng lực theo. Bước vô nghe rộn rã
         
- Rứa O ở mô.
         
-Tui ở ngã Bao Vinh đi về.
         
- Răng tui thấy anh quen quen.
         
- Tui ở trong Thành Nội.
         
Chao ơi! Ai cũng thấy quen quen hết á, chắc tại vì cái giọng “mô tê răng rứa” chớ chi nữa hè. Nhìn mấy mệ mặc kiểu sơn nữ ca, đeo tằm, đeo “hầm bà lằng “trên người xanh, đỏ, vàng, tím thấy trẻ rứa thê, trẻ chớ không ngon mô nợ, vì tuổi sứt càng, gãy gọng kè kè tủ thuốc hết rồi... Bởi rứa dù mặc kiểu lên đồng hà bá vẫn thấy trẻ hơn 20 tuổi đó nợ, cứ rứa mà làm thì niềm vui cũng tới, cho mình tăng tuổi thọ đó thê, rứa hỉ các người già. Tui thì hồi hộp cái màn mấy mệ múa bài “Nhạc Rừng Khuya” còn nhớ động tác không? Và có ai sẽ chê “bầy vịt, bầy heo” đang múa không? Nghĩ tếu mà cười cho vui thôi, chứ nhằm nhò chi mấy cái khen chê ở chặng cuối đời hè. Rứa rồi cũng có người… lộn chút xíu đó nghe, nhưng thành viên của Huế Online dự tiệc dễ tánh, quay phim, vui vẻ thân ái cổ động U 80 làm chị em mừng đã gặp được người có tâm thiện, tâm hoan hỷ của những vị thiện hữu tri thức, nên lòng nhẹ nhõm khỏe re. Màn ca hát với những bài về Huế nặng lòng nhớ thương, anh chị em hát cho nhau nghe trong tình thân mật hài hòa ấm cúng. Đặc biệt có màn muốn nổ tung sân khấu là cặp vợ chồng anh Bào, chị Cindy thuộc U 80, anh bày tỏ hát “60 năm cuộc đời” thì thiệt thòi quá, nên đổi lại “90 năm cuộc đời “. Anh chị mặc quần áo như tuổi teen, vừa đẹp vừa trẻ quá trời, đã rứa còn “Twist” như điên, có ôn mụ mô khỏe như rứa khôn hè.
         
Cũng nhờ Huế Online mà các chị sau gần 50 năm nhận diện ra nhau, ôm chặt mừng rỡ. Tui cũng được chữa bớt bệnh “nhớ Huế” khi bước vô ngôi nhà rộng của Huế, thấy nồi chè đậu ván đang sôi, gánh bún bò đang múc, trời mưa phủ lên bóng Hoàng Thành, những con đường choàng sương mù, cảnh sông Hương núi Ngự, cửa Đại Nội, cửa Ngọ Môn, hồ Tịnh Tâm hay bất cứ ngõ ngách mô của Huế. Chưa kể đọc những bài viết hay về Huế, về lịch sử, về địa lý nhân văn. Tui cám ơn Trung Trực người sáng lập trang Huế Online, và những nhân tài chung tay góp phần làm ngôi nhà Huế mỗi ngày mỗi phong phú từ nội dung tới hình thức thêm.
         
Huế trong tim. Huế nơi ngôi nhà Online để cùng nhau được sống, được thở trên mảnh đất Thần Kinh mà đứa con xứ Huế đã rời xa gần 40 năm qua…
                                                                  
Minh Thúy Thành Nội                                                                  
Ngày 18 tháng 8 năm 2024
 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trâm gật đầu nhè nhẹ. Đoan nghĩ thật nhanh đến một cảnh diễn ra mỗi đầu tháng trong sân trường. Nơi đó, các sinh viên xúm xít cân gạo và các loại “nhu yếu phẩm”, mang phần của mình về nhà. Rồi thì trong khu phố, cảnh những người dân xếp hàng “mua gạo theo sổ” cũng diễn ra mỗi ngày. Nói “gạo” là nói chung thôi, thật ra trong đó phần “độn” chiếm đa số. Phần “độn” có thể là bo bo, có thể là bột mì, cũng có thể là khoai lang hay khoai mì xắt lát phơi khô. Nồi cơm nấu từ gạo và một thứ khác được gọi là nồi “cơm độn.” Mỗi ngày hai bữa cơm độn. Bo bo thì quá cứng vì vỏ ngoài chưa tróc, nấu trước cho mềm rồi cho gạo vào nấu tiếp, trở thành một “bản song ca” chói tai. Khoai lang hay khoai mì xắt lát phơi khô thường bị sượng, ghế vào cơm rất khó ăn. Chỉ có bột mì tương đối dễ ăn hơn, vì người nấu có thể chế biến thành bánh mì, nui hay mì sợi
Mùa đông, tuyết đóng dầy trên mái nhà. Ấy là lúc bà ngoại cũng lo là lũ chim - những con chim của ngoại - sẽ chết cóng. Nhưng bà không biết làm gì để cứu chúng nó. Ngoại đi tới đi lui từ phòng khách qua nhà bếp. Thở dài. Rên rỉ. Rồi lẩm bẩm, “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng.” Bà ngoại tội nghiệp những con chim chết lạnh. Sinh nhật ngoại, chúng tôi chung tiền mua quà. Một con sáo trong chiếc lồng tuyệt đẹp. Bà ngoại cưng nó hơn cưng chị em tôi. Cho nó ăn, ngắm nghía bộ lông đầy màu sắc của nó. Chăm chú lắng nghe tiếng hót véo von lúc chớm nắng bình minh và buổi hoàng hôn nắng nhạt. Rồi một buổi sáng nọ tiếng chim thôi líu lo. Bà ngoại chạy ra phòng khách. Hấp tấp tuột cả đôi guốc mộc. Con chim sáo nằm cứng sát vách lồng. Hai chân duỗi thẳng. Cổ ngoặt sang một bên. Con chim của ngoại đã chết. Bà ngoại buồn thiu cả tuần lễ. Bố mẹ tôi bàn tính mua con chim khác. Bà gạt ngang.
Tôi là người viết báo nghiệp dư. Từ khi khởi viết vào năm 1959, tay cầm viết luôn là nghề tay trái. Tôi sống bằng nghề tay phải khác. Cho tới nay, nghề chính của tôi là…hưu trí, viết vẫn là nghề tay trái. Tôi phân biệt viết báo và làm báo. Làm báo là lăn lộn nơi tòa soạn toàn thời gian hoặc bán thời gian để góp công góp sức hoàn thành một tờ báo. Họ có thể là chủ nhiệm, chủ bút, tổng thư ký, thư ký tòa soạn hay chỉ là ký giả, phóng viên. Nhưng tôi nghĩ người quan trọng nhất trong tòa soạn một tờ báo là ông “thầy cò”. Thầy cò ở đây không có súng ống hay cò bóp chi mà là biến thể của danh từ tiếng Pháp corrector, người sửa morasse. Morasse là bản vỗ một bài báo cần sửa trước khi in.
Sáu tuần. Nàng đã đi ra khỏi mụ mị từ trong mối tình hiện tại của mình. Cô bạn gái hỏi "Tỉnh chưa?". Tỉnh rồi, nhưng tỉnh không có nghĩa không yêu anh ấy nữa, chỉ là không còn mụ mị mê muội nữa thôi...
Trong bóng tối dày đặc, dọ dẫm từng bước một, hai tay vừa rờ vào hai bên vách hang động, vừa quơ qua quơ lại trước mặt, dù cố mở mắt lớn, chỉ thấy lờ mờ, nhiều ảo ảnh hơn là cảnh thật. Cảm giác bực bội vì đã trợt té làm văng mất ba lô, mất tất cả các dụng cụ, thực phẩm và nước uống cần thiết. Bối rối hơn nữa, đã rớt chiếc đèn bin cầm tay, mất luôn chiếc đèn bin lớn mang bên lưng và máy liên lạc vệ tinh có dự phòng sóng AM. Giờ đây, chỉ còn ít vật dụng tùy thân cất trong mấy túi quần, túi áo khoát và hoàn toàn mất phương hướng. Chỉ nhớ lời chỉ dẫn, hang động sẽ phải đi lên rồi mới trở xuống. Trang nghĩ, mình có thể thoát ra từ lối biển. Là một tay bơi có hạng, nàng không sợ.
Cô người Nha Trang, lớn lên và đi học ở đó. Cô sinh trưởng trong một gia đình gia giáo, mẹ cô đi dậy học, ông thân cô cũng là hiệu trưởng một trường trung học lớn ở Phú Yên. Năm 22 tuổi, cô học năm cuối đại học văn khoa Huế thì gặp gỡ chú Hiếu trong một dịp hội thảo sinh viên do các biến động thời cuộc miền Trung bắt đầu nhen nhúm. Chú Hiếu lúc đó đang theo cao học luật. Họ thành đôi bạn tâm giao tuổi trẻ, sau thành đôi uyên ương. Ba năm sau khi Trang vừa 25 tuổi, Hiếu đã nhậm chức chánh án tòa thượng thẩm.
Nhà trẻ kế bên bệnh xá. Trong góc một trại giam. Nhà trẻ có sáu đứa con nít. Bệnh xá có mấy bệnh nhân già. Coi bệnh xá là một tù nam nguyên là y tá ngoài đời. Coi nhà trẻ là một tù nữ án chung thân. Coi cả hai nơi ấy là một công an mà mọi người vẫn gọi là bác sĩ! Sáu đứa con nít đều là con hoang. Mẹ chúng nó là nữ tù bên khu B, đừng hỏi cha chúng đâu vì chúng sẽ không biết trả lời thế nào. Cũng đừng bao giờ hỏi mẹ chúng nó về chuyện ấy vì rằng đó là chuyện riêng và cũng là những chuyện rất khó trả lời. Thảng hoặc có ai đó được nghe kể thì lại là những chuyện rất tình tiết ly kỳ lâm ly bi đát… chuyện nào cũng lạ, chuyện nào cũng hay
Thăm nuôi năm thứ mười: trại Z30D Hàm Tân, dưới chân núi Mây Tào, Bình Tuy. Cuối năm 1985, mấy trăm người tù chính trị, trong đó có cánh nhà văn nhà báo, được chuyển từ trại Gia Trung về đây. Hồi mới chuyển về, lần thăm nuôi đầu, còn ở bên K1, đường sá dễ đi hơn. Cảnh trí quanh trại tù nặng phần trình diễn, thiết trí kiểu cung đình, có nhà lục giác, bát giác, hồ sen, giả sơn... Để có được cảnh trí này, hàng ngàn người tù đã phải ngâm mình dưới nước, chôn cây, đẽo đá suốt ngày đêm không nghỉ. Đổi vào K2, tấm màn hoa hòe được lật sang mặt trái: những dãy nhà tranh dột nát, xiêu vẹo. Chuyến xe chở người đi thăm nuôi rẽ vào một con đường ngoằn nghoèo, lầy lội, dừng lại ở một trạm kiểm soát phía ngoài, làm thủ tục giấy tờ. Xong, còn phải tự mang xách đồ đạc, theo đường mòn vào sâu giữa rừng, khoảng trên hai cây số.
Ông Hải đứng trước của nhà khá lâu. Phân vân không biết nên mở cửa vào hay tiếp tục đi. Tâm trạng nhục nhã đã ngui ngoai từ lúc nghe tiếng chim lạ hót, giờ đây, tràn ngập trở lại. Ông không biết phải làm gì, đối phó ra sao với bà vợ béo phì và nóng nảy không kiểm soát được những hành động thô bạo.
Vuốt lại tấm khăn trải giường cho thẳng. Xoay chiếc gối cho ngay ngắn. Xong xuôi, hắn đứng thẳng người, nhìn chiếc giường kê sát vách tường. Có cái gì đó thật mảnh, như sợi chỉ, xuyên qua trái tim. Hắn vuốt nhẹ bàn tay lên mặt nệm. Cảm giác tê tê bám lên những đầu ngón tay. Nệm giường thẳng thớm, nhưng vết trũng chỗ nằm của một thân thể mềm mại vẫn hiện rõ trong trí. Hắn nuốt nước bọt, nhìn qua cái bàn nhỏ phía đầu giường. Một cuốn sách nằm ngay ngắn trên mặt bàn. Một tờ giấy cài phía trong đánh dấu chỗ đang đọc. Hắn xoay cuốn sách xem cái tựa. Tác phẩm dịch sang tiếng Việt của một nhà văn Pháp. Cái va li màu hồng nằm sát vách tường, phía chân giường. Hắn hít không khí căn phòng vào đầy lồng ngực. Thoáng hương lạ dịu dàng lan man khứu giác. Mùi hương rất quen, như mùi hương của tóc.
Biết bao nhiêu bài viết về Mẹ, công ơn sinh thành, hy sinh của người Mẹ vào ngày lễ Mẹ, nhưng hôm nay là ngày Father’s Day, ngày của CHA, tôi tìm mãi chỉ được một vài bài đếm trên đầu ngón tay thôi. Tại sao vậy?
Hôm nay giống như một ngày tựu trường. Đơn giản, vắng một thời gian không ngồi ở lớp học, nay trở lại, thế là tựu trường. Ngày còn bé, mỗi lần nghỉ hè xong, lên lớp mới, trong lòng vừa hồi hộp vừa vui sướng. Có bao nhiêu chuyện để dành chờ gặp bạn là kể tíu tít. Nhưng bên cạnh đó là nỗi lo khi sắp gặp các thầy cô mới… Mỗi năm đều có ngày tựu trường như vậy, nói chung là khá giống nhau, trong đời học sinh. Nhưng cái ngày tựu trường này thật quá khác. Người ta nhìn nhau không dám cười, không dám chào hỏi. Sự e dè này, dường như mỗi người đã được tập luyện qua một năm. Một năm “học chính trị” trong cái gọi là hội trường mà tiền thân là cái rạp hát.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.