Hôm nay,  

Cõi dương gian anh còn nợ chữ Hiếu

5/20/202409:02:00(View: 3744)
Truyện

sum hop gia dinh 2
Anh Trần Đình Đài là con trai thứ trong một gia đình trung lưu ở quận 3, Saigon xưa. Mẹ anh cũng là hậu duệ của hoàng gia triều Nguyễn. Cha anh là một trí thức vì vậy cả đàn con, bảy đứa ba mẹ đều cho ăn học đến nơi đến chốn. Những năm tháng ấy, đất nước bất ổn, tiếng súng vẫn hăm he đau đó trên đầu, bên cạnh cuộc sống bất an là vậy nhưng cha mẹ anh vẫn cố làm lụng để chăm lo cho con cái, trang trải cuộc sống. Mẹ anh tần tảo đủ mọi việc như buôn bán, chạy hàng chợ trên chợ dưới để làm sao các con đều được học hành nên người.
Anh tốt nghiệp trường kỹ sư Phú Thọ, Saigon, rồi đi làm. Anh làm công việc bảo dưỡng, máy móc, phụ trách phần kỹ thuật trong một đơn vị truyền tin của Mỹ, nên tháng 3/1975, Mỹ rút quân còn lại về nước và cho di tản những người làm việc trong cơ quan của họ. Vậy là anh lên máy bay qua Mỹ tháng 3/1975.
Qua bển anh được tài trợ bước đầu. Rồi anh học hành tiếp để đi làm. Khi cuộc sống ổn định, anh cũng có phụ giúp tài chính lai rai giúp cha mẹ thuốc thang, đường sữa bồi dưỡng tuổi già. Khi có quốc tịch Mỹ,  anh làm giấy bảo lãnh gia đình gồm ba mẹ và cô em út là TrầnThu Huệ. Còn những người anh em đã có gia đình ổn định công việc rồi thì thôi. Anh cũng muốn sống gần ba mẹ để báo hiếu những năm tháng tuổi già đã một đời cực nhọc vì đàn con.
Sau bao năm chờ đợi sự nổ lực của anh đã được chiếu cố, ba mẹ và em Thu Huệ đã được lãnh sự quán Mỹ phỏng vấn và đã được chận đi theo diện đoàn tụ gia đình. Giấy tờ hoàn tất, chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi là ba mẹ anh và cô em út sẽ sang bển với anh. Anh có ba mẹ, có em gái, sẽ đâm ấm biết bao. Ai cũng mừng và náo nức ngày sum họp gia đình. Ở nhà ngoài việc lo chuẩn bị vật dụng cho chuyến đi, sắp xếp việc nhà, gia đình ba mẹ anh cũng làm vài mâm cơm cúng tổ tiên ông bà mà chia tay với bà con, bạn bè và xóm phường thân thương.
Chỉ còn một tuần nữa là lên đường ba mẹ anh và cô em út sẽ rời Saigon, thì bất ngờ anh Đình Đài điện về nói là : “Con xin lỗi ba mẹ và em Huệ, con hết tiền rồi, không đủ tiền mua vé máy bay!”. Nên thôi ba mẹ và em hủy chuyến đi.
Cả gia đình dòng họ ngỡ ngàng, thất vọng và buồn nhưng biết làm sao được. Con nó nói vậy thì nghe vậy. Thôi thế là hành lý phải tháo ra, cuộc sống lại như cũ. Ba anh trở lại công việc thường ngày dù tuổi đã cao. Mẹ anh lại ra chợ bán buôn kiếm sống qua ngày. Khi thì bán bánh giò, lúc ế thì bán bánh canh, bán chè,...kiếm đồng tiền tuổi xế chiều không hề dễ nhưng cũng phải cố thôi! Thu Huệ học xong và cũng xin được công việc xa nhà cách vài chục cây số, đôi ba năm rồi xin lần lần về gần nhà cuộc sống cũng chật vật nhưng rồi cũng ổn định dần. Ba mẹ anh lúc này ở nhà đã già yếu. Rồi ba anh mất do tuổi già sức yếu, mẹ anh cũng buồn nên sức khỏe yếu dần và mất sau ba anh một năm. Chỉ còn lại Thu Huệ sống một mình. May mắn chị bảo là chị “chó ngáp trúng ruồi” được du học Mỹ theo chương trình đào tạo việc làm của cơ quan. Chị nói “chó ngáp một trăm lần mới gặp may như chị”. Thu Huệ qua bển học, sau khi học xong thì có sẵn hồ sơ cũ, anh Đình Đài bảo lãnh và chị được ở lại bên đó làm việc. Qua câu chuyện với mấy người bạn của anh Thu Huệ mới biết lý do anh Đình Đài không mua vé nổi cho ba mẹ chị định cư cùng anh: Rằng là cuối năm ấy anh Đình Đài gặp chị Nguyễn Thị Bông Cẩn, trong một đám cưới người bạn, Bông Cẩn mới vượt  biên qua, thế rồi anh Đình Đài và chị Bông Cẩn quen nhau và đi đến hôn nhân sau đó không lâu. Nguyên nhân chị Bông Cẩn được đặt chân lên đất Mỹ cũng tình cờ. Do tới nhà phụ việc cho gia đình ông cậu. Cậu chị là ông Lê Thận làm nghề đánh cá ở một làng ven biển Vũng Tàu. Ông có chiếc ghe nên lúc đi đánh cá ông cùng gia định vượt qua hải phận và được tàu Na Uy vớt qua Singapore, rồi được xét định cư theo diện tị nạn. Chính vì thế ơn nghĩa của vợ anh -chị Bông Cẩn với cậu nhiều nên chị nói gì anh cũng nghe theo. Ông Lê Thận bàn với anh Đình Đài:
-Mày qua trước, làm lụng chắt bóp có vốn rồi thì mua một chiếc tàu đánh cá. Tao đi làm. Mày có của, tao có công, lợi tức chia đôi.
 Anh lúc đầu cũng còn phân vân, muốn lo cho ba mẹ và em gái út qua đây ổn định rồi mới lo đến việc mở rộng làm ăn. Nhưng vợ anh bảo:
 -Mình ơn cậu lắm, anh phải nghe lời cậu. Cậu có nghề đánh cá hồi trước bên Việt Nam. Cậu rành rồi. Mình có của, cậu có công, lại giao cho người trong nhà khỏi sợ mất hay bị lừa gì đâu. Mình chỉ việc ngồi nhà mà được chia tiền. Như thế nhàn, khỏe mà chẳng mấy chốc mà giàu. Còn chuyện lãnh ba mẹ thì sau này mình có tiền hãy tính tiếp.
Anh nghe vợ bàn vậy cũng xuôi tay và đồng ý bỏ vốn ra mua chiếc tàu đánh cá. Nhưng ba mẹ anh thì không đợi được đến ngày anh dư giả nên đã dìu nhau về miền miên viễn sau đó không lâu.
Chuyện làm ăn của anh không suôn sẻ. Cậu vợ anh -ông Lê Thận thường xuyên báo lỗ, anh phải bỏ tiền bù lỗ, hết năm này đến năm khác, có khi túng quá phải vay mượn bạn bè bù lỗ cho ông. Từ ngày mua chiếc tàu, anh chưa có đồng lời nào mà chỉ thấy toàn lỗ là lỗ đến nỗi anh tái mặt và rồi ông Lê Thận bảo là:
-Thôi mày bán chiếc tàu đó đi, giá rẻ, tao mua cho.
Anh bán lại chiếc tàu đó với giá bèo, không đủ trả nợ cho bạn bè. Anh lâm vào cảnh túng thiếu nên vì thế, còn một tuần nữa mà không mua nổi ba cái vé cho ba mẹ và em.
Rồi ba mẹ qua đời, anh ân hận lắm! Anh ray rứt nhưng nợ cơm áo và trách nhiệm gia đình vợ con anh lại tặc lưỡi bỏ qua. 
Mấy mươi năm đã trôi qua, sức khỏe anh cũng ngày một tàn tạ theo tuổi tác và bệnh tật. Rồi anh cũng từ giã cõi trần tại TP Houston, bang Texas. Hoa kỳ. Cõi trần anh còn nợ một chữ hiếu với ba me, hi vọng qua cõi khác anh gặp ba me để báo hiếu phần nào. Cũng chỉ vì thiếu vé máy bay.
Saigon ngày 11/5/2024
Hoàng Thị Bích Hà
 
 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cái lạnh hỗn xược xoáy vào da thịt. Tôi nhìn quanh, trong đám người lũ lượt chung quanh. Ai cũng bó chặt thân hình bằng những chiếc áo mùa đông dầy cộm. Ai cũng xù xì như những con gấu Bắc Cực. Bầu trời xám trên cao hạ thấp xuống gần như chạm vào những mái nhà của thành phố. Dường như chỉ mình tôi là mặc không đủ ấm. Ban nãy, lúc tôi bước ra khỏi cửa chung cư cái lạnh quấn lấy tôi. Cái lạnh vạch mép áo mùa thu và luồn vào dưới lớp áo sơ mi và áo lót tôi mặc. Cái lạnh vuốt ve suồng sã lên ngực tôi. Đã lâu không ai cho tôi cảm giác ấy. Tôi vòng hai tay trước ngực che gió và giữ ấm cho chính mình. Tôi ngại những trận cúm mùa đông. Cảm giác ấm áp lan tỏa trên da dù cái lạnh vẫn gai gai trên mặt.
Lá đổ ào ạt, từng mảng lá rụng đồng loạt, từng bựng lá bay như đàn bướm. Trời cuối thu, mặt đất phủ đầy lá, đâu đâu cũng lá. Rừng cây đã gần trơ trọi, những khoảng trống, những thân cây như bộ xương cắm trên mặt đất cố vươn những cánh tay lên hư không. Lão Omeehar bệ vệ trong bộ lông xanh đen pha xám, mào và tích lòng thòng chảy dài. Lão nặng đến ba mươi cân Anh chứ ít sao, lúc nào cũng khệnh khạng dẫn ba mụ vợ và đàn con đi loanh quanh kiếm ăn.
Suy cho kỹ, nghĩ cho cùng, tôi cũng toại nguyện với giấc mơ làm tầm gửi của mình. Ngày xa xưa, hoa Phong lan là loài thực vật sống ký sinh trên những cành cây khác. Mà bây giờ, văn minh đã biến loài hoa này thành những giống hoa hoàn toàn tự lập!
Năm 1992, tôi là nhân viên của Trung Tâm Người Á Châu, Asian Human Services in Chicago. Tôi được đặc trách làm tư vấn cho học sinh gốc Đông Dương tại các trường cấp ba-high schools- ở trong vùng Uptown-Chicago. Tôi có văn phòng và họp thư riêng ở mỗi trường. Chủ yếu của chương trình là dạy thêm Anh ngữ cho các cháu tị nạn mới qua.
An mơ màng mộng mị, hình ảnh ngồi thu lu ở cái xó gần chỗ nối hai đầu toa xe lửa cứ bập bềnh theo nhịp lắc lư của toa tàu. Mùi khai thối khăm khẳm tưởng đã quen nhưng có lúc vẫn buồn nôn muốn ói. Bên ngoài khung cửa sổ, trời vừa lờ mờ sáng, phố xá con im lìm ngái ngủ, những ngọn đèn hai bên đường vẫn còn tỏa ánh sáng vàng vọt xuống mặt đường.
Nàng chợt nhớ “bất phương trình”: tình- yêu/người-yêu hôm nào đây nàng và chị bạn mằn mò tìm cách giải đáp. Hình ảnh sầu não của chị bạn khi nhắc đến hư hao trong tình cảm hiện rõ trong trí nàng. Phút chốc, nàng thấy mình cũng chông chênh, xiêu vẹo trong nỗi buồn sắp sửa đánh mất niềm yêu. Nàng vẫn mong chàng đứng xa xa bên kia hàng rào, hát hò, thơ thẩn. Bên này, nàng cuống quýt, bâng khuâng nghe tiếng chàng ầu ơ câu ca dao ngọt ngào: “Thò tay mà ngắt ngọn ngò/Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ.” Bỗng nhiên, tai nàng văng vẳng câu ca dao khác, nghèn nghẹn. Nàng cúi xuống, gõ nhẹ bàn phím, những giọt nước mắt lặng lẽ nhỏ xuống bàn. Nếu nàng dùng bút mực như thuở xưa, chàng sẽ thấy câu ca dao bị nhòe nhoẹt vài chữ: “Yêu nhau mà đứng đàng xa/ Con mắt liếc lại bằng ba đứng gần”.
Chủ Nhật tươi hồng, xóm nhỏ nơi tôi ở bỗng rộn ràng, nhộn nhịp, khác hẳn với những Chủ Nhật im ắng thường lệ, là ngày nghỉ ngơi của mọi người. Xóm tôi nằm cuối làng Rất Gần (Rödgen đọc tiếng Đức nghe giống như “Rất Gần”), thuộc thành phố Bad Nauheim, một thành phố nghỉ dưỡng xanh tươi gần Frankfurt am Main, miền trung nước Đức.
Trời vừa khuất bóng, đường phố bắt đầu lên đèn, quán Intermezzo tọa lạc trên con đường sang trọng và đẹp nhất của thành Ất Lăng, ngay góc Peachtree và đường số 10. Đây là một quán cafe của người ý , phong cách bài trí đậm chất thành Rome, những bức tranh hay pho tượng giả cổ theo phong cách nghệ thuật phục hưng, những cái bàn ăn nho nhỏ, mỗi bàn có một lọ hoa và chao đèn màu, ánh sáng dìu dịu vừa đủ để thực khách thấy mà ăn.
Suốt đêm, Sarah bồn chồn, trăn trở như người mất ngủ kinh niên. Nàng hết đi ra đi vào trong căn phòng chật hẹp, ném cái bóng nặng nề thô kệch hắt từ ngọn đèn ngủ đỏ lừ lên vách tường. Những lúc nàng trăn trở, hắn như gã đàn ông không quen đi biển, lật lìa, say sóng. Đứng nhìn ra ngoài khung cửa sổ chán, Sarah lại quay vào nằm xuống trũng mặt nệm, mắt thao láo ngó lên trần nhà. Tuân thiếp đi lúc nào không hay. Rồi đang lúc ngủ say, Tuân giật bắn mình vì Sarah vồ lấy hắn, lắc hung hăng như người ta giũ món đồ ra khỏi túi áo tên ăn trộm.
Thời giữa thập niên 80, gia đình chúng tôi đến Đức được vài năm, tạp chí Độc Lập và Măng Non (sau này đổi thành Văn Nghệ Trẻ) là những món ăn tinh thần quý giá. Học tiếng Đức thật vất vả, trầy vi, tróc vảy. Bởi thế, chúng tôi thèm thuồng món ăn chữ nghĩa Việt ngon ngọt, vừa quý, vừa hiếm này. Nhận được tờ báo tiếng Việt, chúng tôi đọc từ trang đầu đến trang cuối, không bỏ sót mục nào. Đọc xong, chuyền tay qua anh chị em khác.
Chuyện Viễn Mơ Thời Chiến gồm nhiều dật sự. Dật Sự (軼事)là việc xẩy ra không còn tìm biết được nữa. Đó là những câu chuyện xoay quanh Đại Học New Hardy xuất hiện như một huyền thoại tại Nam Thường.
Trời mù sương. Cái lạnh buổi sáng mọc vẩy trên da. Người đàn ông trung niên ngập ngừng trước cánh cửa gỗ to bản khép hờ. Gió vỗ vào tường đá, dội ngược lại thân thể chàng, làm bay phất phơ hai vạt áo choàng mùa thu và đập phành phạch vào hai ống chân chàng. Chùi chân trên tấm thảm nhỏ theo thói quen xong, chàng chậm rãi bước vào tiền sảnh toà dinh thự. Ở đây không khí như keo đặc lại. Cái mùi ẩm mốc lạ lẫm xộc vào mũi chàng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.