Hôm nay,  

Cõi dương gian anh còn nợ chữ Hiếu

5/20/202409:02:00(View: 3753)
Truyện

sum hop gia dinh 2
Anh Trần Đình Đài là con trai thứ trong một gia đình trung lưu ở quận 3, Saigon xưa. Mẹ anh cũng là hậu duệ của hoàng gia triều Nguyễn. Cha anh là một trí thức vì vậy cả đàn con, bảy đứa ba mẹ đều cho ăn học đến nơi đến chốn. Những năm tháng ấy, đất nước bất ổn, tiếng súng vẫn hăm he đau đó trên đầu, bên cạnh cuộc sống bất an là vậy nhưng cha mẹ anh vẫn cố làm lụng để chăm lo cho con cái, trang trải cuộc sống. Mẹ anh tần tảo đủ mọi việc như buôn bán, chạy hàng chợ trên chợ dưới để làm sao các con đều được học hành nên người.
Anh tốt nghiệp trường kỹ sư Phú Thọ, Saigon, rồi đi làm. Anh làm công việc bảo dưỡng, máy móc, phụ trách phần kỹ thuật trong một đơn vị truyền tin của Mỹ, nên tháng 3/1975, Mỹ rút quân còn lại về nước và cho di tản những người làm việc trong cơ quan của họ. Vậy là anh lên máy bay qua Mỹ tháng 3/1975.
Qua bển anh được tài trợ bước đầu. Rồi anh học hành tiếp để đi làm. Khi cuộc sống ổn định, anh cũng có phụ giúp tài chính lai rai giúp cha mẹ thuốc thang, đường sữa bồi dưỡng tuổi già. Khi có quốc tịch Mỹ,  anh làm giấy bảo lãnh gia đình gồm ba mẹ và cô em út là TrầnThu Huệ. Còn những người anh em đã có gia đình ổn định công việc rồi thì thôi. Anh cũng muốn sống gần ba mẹ để báo hiếu những năm tháng tuổi già đã một đời cực nhọc vì đàn con.
Sau bao năm chờ đợi sự nổ lực của anh đã được chiếu cố, ba mẹ và em Thu Huệ đã được lãnh sự quán Mỹ phỏng vấn và đã được chận đi theo diện đoàn tụ gia đình. Giấy tờ hoàn tất, chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi là ba mẹ anh và cô em út sẽ sang bển với anh. Anh có ba mẹ, có em gái, sẽ đâm ấm biết bao. Ai cũng mừng và náo nức ngày sum họp gia đình. Ở nhà ngoài việc lo chuẩn bị vật dụng cho chuyến đi, sắp xếp việc nhà, gia đình ba mẹ anh cũng làm vài mâm cơm cúng tổ tiên ông bà mà chia tay với bà con, bạn bè và xóm phường thân thương.
Chỉ còn một tuần nữa là lên đường ba mẹ anh và cô em út sẽ rời Saigon, thì bất ngờ anh Đình Đài điện về nói là : “Con xin lỗi ba mẹ và em Huệ, con hết tiền rồi, không đủ tiền mua vé máy bay!”. Nên thôi ba mẹ và em hủy chuyến đi.
Cả gia đình dòng họ ngỡ ngàng, thất vọng và buồn nhưng biết làm sao được. Con nó nói vậy thì nghe vậy. Thôi thế là hành lý phải tháo ra, cuộc sống lại như cũ. Ba anh trở lại công việc thường ngày dù tuổi đã cao. Mẹ anh lại ra chợ bán buôn kiếm sống qua ngày. Khi thì bán bánh giò, lúc ế thì bán bánh canh, bán chè,...kiếm đồng tiền tuổi xế chiều không hề dễ nhưng cũng phải cố thôi! Thu Huệ học xong và cũng xin được công việc xa nhà cách vài chục cây số, đôi ba năm rồi xin lần lần về gần nhà cuộc sống cũng chật vật nhưng rồi cũng ổn định dần. Ba mẹ anh lúc này ở nhà đã già yếu. Rồi ba anh mất do tuổi già sức yếu, mẹ anh cũng buồn nên sức khỏe yếu dần và mất sau ba anh một năm. Chỉ còn lại Thu Huệ sống một mình. May mắn chị bảo là chị “chó ngáp trúng ruồi” được du học Mỹ theo chương trình đào tạo việc làm của cơ quan. Chị nói “chó ngáp một trăm lần mới gặp may như chị”. Thu Huệ qua bển học, sau khi học xong thì có sẵn hồ sơ cũ, anh Đình Đài bảo lãnh và chị được ở lại bên đó làm việc. Qua câu chuyện với mấy người bạn của anh Thu Huệ mới biết lý do anh Đình Đài không mua vé nổi cho ba mẹ chị định cư cùng anh: Rằng là cuối năm ấy anh Đình Đài gặp chị Nguyễn Thị Bông Cẩn, trong một đám cưới người bạn, Bông Cẩn mới vượt  biên qua, thế rồi anh Đình Đài và chị Bông Cẩn quen nhau và đi đến hôn nhân sau đó không lâu. Nguyên nhân chị Bông Cẩn được đặt chân lên đất Mỹ cũng tình cờ. Do tới nhà phụ việc cho gia đình ông cậu. Cậu chị là ông Lê Thận làm nghề đánh cá ở một làng ven biển Vũng Tàu. Ông có chiếc ghe nên lúc đi đánh cá ông cùng gia định vượt qua hải phận và được tàu Na Uy vớt qua Singapore, rồi được xét định cư theo diện tị nạn. Chính vì thế ơn nghĩa của vợ anh -chị Bông Cẩn với cậu nhiều nên chị nói gì anh cũng nghe theo. Ông Lê Thận bàn với anh Đình Đài:
-Mày qua trước, làm lụng chắt bóp có vốn rồi thì mua một chiếc tàu đánh cá. Tao đi làm. Mày có của, tao có công, lợi tức chia đôi.
 Anh lúc đầu cũng còn phân vân, muốn lo cho ba mẹ và em gái út qua đây ổn định rồi mới lo đến việc mở rộng làm ăn. Nhưng vợ anh bảo:
 -Mình ơn cậu lắm, anh phải nghe lời cậu. Cậu có nghề đánh cá hồi trước bên Việt Nam. Cậu rành rồi. Mình có của, cậu có công, lại giao cho người trong nhà khỏi sợ mất hay bị lừa gì đâu. Mình chỉ việc ngồi nhà mà được chia tiền. Như thế nhàn, khỏe mà chẳng mấy chốc mà giàu. Còn chuyện lãnh ba mẹ thì sau này mình có tiền hãy tính tiếp.
Anh nghe vợ bàn vậy cũng xuôi tay và đồng ý bỏ vốn ra mua chiếc tàu đánh cá. Nhưng ba mẹ anh thì không đợi được đến ngày anh dư giả nên đã dìu nhau về miền miên viễn sau đó không lâu.
Chuyện làm ăn của anh không suôn sẻ. Cậu vợ anh -ông Lê Thận thường xuyên báo lỗ, anh phải bỏ tiền bù lỗ, hết năm này đến năm khác, có khi túng quá phải vay mượn bạn bè bù lỗ cho ông. Từ ngày mua chiếc tàu, anh chưa có đồng lời nào mà chỉ thấy toàn lỗ là lỗ đến nỗi anh tái mặt và rồi ông Lê Thận bảo là:
-Thôi mày bán chiếc tàu đó đi, giá rẻ, tao mua cho.
Anh bán lại chiếc tàu đó với giá bèo, không đủ trả nợ cho bạn bè. Anh lâm vào cảnh túng thiếu nên vì thế, còn một tuần nữa mà không mua nổi ba cái vé cho ba mẹ và em.
Rồi ba mẹ qua đời, anh ân hận lắm! Anh ray rứt nhưng nợ cơm áo và trách nhiệm gia đình vợ con anh lại tặc lưỡi bỏ qua. 
Mấy mươi năm đã trôi qua, sức khỏe anh cũng ngày một tàn tạ theo tuổi tác và bệnh tật. Rồi anh cũng từ giã cõi trần tại TP Houston, bang Texas. Hoa kỳ. Cõi trần anh còn nợ một chữ hiếu với ba me, hi vọng qua cõi khác anh gặp ba me để báo hiếu phần nào. Cũng chỉ vì thiếu vé máy bay.
Saigon ngày 11/5/2024
Hoàng Thị Bích Hà
 
 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một bài tản văn về... cá bống của tác giả Trần Hoàng Vy, đọc để cùng tác giả... mơ về một món ăn đậm đà hương vị quê hương.
Giáng Sinh 2021 đã qua, nhưng chắc hẳn cây Noel trong ngôi nhà ấm cúng của bạn vẫn nhấp nháy ánh đèn. Dù muộn màng, cũng xin mời đọc một bài tùy bút đầy ắp kỷ niệm thuở thiếu thời của tác giả Đào Như.
Xin giới thiệu một truyện ngắn vui nhưng không kém phần thâm thúy của tác giả Ngọc Thanh Thi. Chị là một người viết trẻ sinh sống bên Đức, có lối hành văn nhẹ nhàng, châm biếm, với những đề tài xã hội, và thường gay gắt lên án chế độ đương thời tại Việt Nam.
Một truyện ngắn mang tính hài, châm biếm, phê phán cuộc sống cơ khí văn minh hiện đại, của nhà văn Tiểu Lục Thần Phong. Mời đọc.
Mẹ vội vàng đón lấy. Con bé nhìn mẹ, nhoẻn miệng cười theo thói quen. Rồi vội vã quay về phòng. Chợt con bé đứng sựng lại. Dường như lúc mẹ đưa tay đón lấy cái headphone, những đầu ngón tay gầy của mẹ run rẩy ít nhiều. Bên ngoài tuyết đổ trắng phố phường nhưng trong này ấm áp. Ít ra là ấm áp đối với con bé. Sao hình như những ngón tay của mẹ run run. Nhà đâu có lạnh mà mẹ run thế nhỉ. Ngẫm nghĩ, rồi con bé nhún vai. Chắc chẳng có gì đâu. Mình hấp tấp nên nhìn ra như vậy thôi. Con bé tự trấn an, rồi lại nhìn mình trong tấm gương hình chữ nhật. Một vệt son lem ở cánh môi. Con bé trong gương mỉm cười. Hai con mắt to tròn. Jimmy bảo Jimmy thích hai con mắt to tròn và đen láy này. Jimmy là bạn trai của con bé. Bố cũng thường bảo con bé có hai con mắt của mẹ. Ngày trước bố vẫn hay nói vậy.
Giáo dân nhà thờ Chula Vista cứ than, tuyết vẫn chẳng màng. Tuyết cứ thản nhiên đổ xuống từng tảng bông tuyết trắng xóa. Sáng trưa chiều tối, bốn cữ đủ cả bốn. Tuyết rơi bám trắng tháp chuông nhà thờ Chula Vista vươn cao sừng sững. Cha Quang, người gầy gò ốm yếu nom như dân bàn đèn thuốc phiện. Thế mà sáng trưa chiều tối lại cứ lom khom xách cái xẻng mới mua ngoài tiệm Home Depot ra sân nhà thờ rộng mênh mông cào tuyết. Dân Mễ sùng đạo đi ngang qua ái ngại, — Sao cố không gọi ông Bõ làm cho? Cha Quang nhìn lên, ánh mắt hấp háy như người mắt toét dưới cặp kính cận dầy cộm, — Ông Bõ? Ông Bõ nào?
Nhân mùa Xuân sắp về, nhà báo/ doanh nhân Kiều Mỹ Duyên viết bài tản mạn sau, trong đó bà kêu gọi chúng ta hãy yêu thương tha nhân như chính mình. Những trường hợp bà đơn cử và ca ngợi hết lời, phần nhiều lại là nhân viên làm việc trong văn phòng của bà, một trường hợp đáng quý hiếm hoi. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Một bài tản mạn của nhà thơ Trần Thị Nguyệt Mai viết từ xứ tuyết Ohio về những ngày lễ cuối năm. Cảm xúc đơn sơ nhưng chân thực về niềm tin Thiên Chúa sẽ đem an bình về cho loài người. Mời đọc.
Một bài tản mạn của nhà văn Hoàng Quân viết về những niềm vui nhỏ nhoi nhưng đầy ý nghĩa thân tình đối với cá nhân mình. Mời đọc.
Những ngày cận kề lễ Giáng Sinh, mời bạn đọc theo bước chân phiêu lãng của nhà văn/ nhà báo Trịnh Thanh Thủy đi thăm những ngôi thánh đường cổ nổi tiếng thế giới.
Trận đại dịch càn quét, và vẫn chưa ngừng, làm tan nát không biết bao nhiêu kiếp sống con người khắp nơi trên thế giới hôm nay, kể cả Việt Nam. Nhưng niềm tin yêu của những em bé vẫn sáng ngời, nhất là trong ngày lễ Thiên Chúa Giáng Sinh, như được miêu tả trong thiên truyện dưới đây của nhà văn Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh. Việt Báo hân hạnh giới thiệu.
Một truyện ngắn vui tếu của người viết Ngọc Thanh Thi. Tuy viết theo hình thức một truyện hài, nhưng ngụ ý của tác giả là nhắc lại những chuyện đau buồn của đời sống người dân miền Nam Việt Nam thời kỳ sau 1975.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.