Hôm nay,  

Cõi dương gian anh còn nợ chữ Hiếu

20/05/202409:02:00(Xem: 3715)
Truyện

sum hop gia dinh 2
Anh Trần Đình Đài là con trai thứ trong một gia đình trung lưu ở quận 3, Saigon xưa. Mẹ anh cũng là hậu duệ của hoàng gia triều Nguyễn. Cha anh là một trí thức vì vậy cả đàn con, bảy đứa ba mẹ đều cho ăn học đến nơi đến chốn. Những năm tháng ấy, đất nước bất ổn, tiếng súng vẫn hăm he đau đó trên đầu, bên cạnh cuộc sống bất an là vậy nhưng cha mẹ anh vẫn cố làm lụng để chăm lo cho con cái, trang trải cuộc sống. Mẹ anh tần tảo đủ mọi việc như buôn bán, chạy hàng chợ trên chợ dưới để làm sao các con đều được học hành nên người.
Anh tốt nghiệp trường kỹ sư Phú Thọ, Saigon, rồi đi làm. Anh làm công việc bảo dưỡng, máy móc, phụ trách phần kỹ thuật trong một đơn vị truyền tin của Mỹ, nên tháng 3/1975, Mỹ rút quân còn lại về nước và cho di tản những người làm việc trong cơ quan của họ. Vậy là anh lên máy bay qua Mỹ tháng 3/1975.
Qua bển anh được tài trợ bước đầu. Rồi anh học hành tiếp để đi làm. Khi cuộc sống ổn định, anh cũng có phụ giúp tài chính lai rai giúp cha mẹ thuốc thang, đường sữa bồi dưỡng tuổi già. Khi có quốc tịch Mỹ,  anh làm giấy bảo lãnh gia đình gồm ba mẹ và cô em út là TrầnThu Huệ. Còn những người anh em đã có gia đình ổn định công việc rồi thì thôi. Anh cũng muốn sống gần ba mẹ để báo hiếu những năm tháng tuổi già đã một đời cực nhọc vì đàn con.
Sau bao năm chờ đợi sự nổ lực của anh đã được chiếu cố, ba mẹ và em Thu Huệ đã được lãnh sự quán Mỹ phỏng vấn và đã được chận đi theo diện đoàn tụ gia đình. Giấy tờ hoàn tất, chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi là ba mẹ anh và cô em út sẽ sang bển với anh. Anh có ba mẹ, có em gái, sẽ đâm ấm biết bao. Ai cũng mừng và náo nức ngày sum họp gia đình. Ở nhà ngoài việc lo chuẩn bị vật dụng cho chuyến đi, sắp xếp việc nhà, gia đình ba mẹ anh cũng làm vài mâm cơm cúng tổ tiên ông bà mà chia tay với bà con, bạn bè và xóm phường thân thương.
Chỉ còn một tuần nữa là lên đường ba mẹ anh và cô em út sẽ rời Saigon, thì bất ngờ anh Đình Đài điện về nói là : “Con xin lỗi ba mẹ và em Huệ, con hết tiền rồi, không đủ tiền mua vé máy bay!”. Nên thôi ba mẹ và em hủy chuyến đi.
Cả gia đình dòng họ ngỡ ngàng, thất vọng và buồn nhưng biết làm sao được. Con nó nói vậy thì nghe vậy. Thôi thế là hành lý phải tháo ra, cuộc sống lại như cũ. Ba anh trở lại công việc thường ngày dù tuổi đã cao. Mẹ anh lại ra chợ bán buôn kiếm sống qua ngày. Khi thì bán bánh giò, lúc ế thì bán bánh canh, bán chè,...kiếm đồng tiền tuổi xế chiều không hề dễ nhưng cũng phải cố thôi! Thu Huệ học xong và cũng xin được công việc xa nhà cách vài chục cây số, đôi ba năm rồi xin lần lần về gần nhà cuộc sống cũng chật vật nhưng rồi cũng ổn định dần. Ba mẹ anh lúc này ở nhà đã già yếu. Rồi ba anh mất do tuổi già sức yếu, mẹ anh cũng buồn nên sức khỏe yếu dần và mất sau ba anh một năm. Chỉ còn lại Thu Huệ sống một mình. May mắn chị bảo là chị “chó ngáp trúng ruồi” được du học Mỹ theo chương trình đào tạo việc làm của cơ quan. Chị nói “chó ngáp một trăm lần mới gặp may như chị”. Thu Huệ qua bển học, sau khi học xong thì có sẵn hồ sơ cũ, anh Đình Đài bảo lãnh và chị được ở lại bên đó làm việc. Qua câu chuyện với mấy người bạn của anh Thu Huệ mới biết lý do anh Đình Đài không mua vé nổi cho ba mẹ chị định cư cùng anh: Rằng là cuối năm ấy anh Đình Đài gặp chị Nguyễn Thị Bông Cẩn, trong một đám cưới người bạn, Bông Cẩn mới vượt  biên qua, thế rồi anh Đình Đài và chị Bông Cẩn quen nhau và đi đến hôn nhân sau đó không lâu. Nguyên nhân chị Bông Cẩn được đặt chân lên đất Mỹ cũng tình cờ. Do tới nhà phụ việc cho gia đình ông cậu. Cậu chị là ông Lê Thận làm nghề đánh cá ở một làng ven biển Vũng Tàu. Ông có chiếc ghe nên lúc đi đánh cá ông cùng gia định vượt qua hải phận và được tàu Na Uy vớt qua Singapore, rồi được xét định cư theo diện tị nạn. Chính vì thế ơn nghĩa của vợ anh -chị Bông Cẩn với cậu nhiều nên chị nói gì anh cũng nghe theo. Ông Lê Thận bàn với anh Đình Đài:
-Mày qua trước, làm lụng chắt bóp có vốn rồi thì mua một chiếc tàu đánh cá. Tao đi làm. Mày có của, tao có công, lợi tức chia đôi.
 Anh lúc đầu cũng còn phân vân, muốn lo cho ba mẹ và em gái út qua đây ổn định rồi mới lo đến việc mở rộng làm ăn. Nhưng vợ anh bảo:
 -Mình ơn cậu lắm, anh phải nghe lời cậu. Cậu có nghề đánh cá hồi trước bên Việt Nam. Cậu rành rồi. Mình có của, cậu có công, lại giao cho người trong nhà khỏi sợ mất hay bị lừa gì đâu. Mình chỉ việc ngồi nhà mà được chia tiền. Như thế nhàn, khỏe mà chẳng mấy chốc mà giàu. Còn chuyện lãnh ba mẹ thì sau này mình có tiền hãy tính tiếp.
Anh nghe vợ bàn vậy cũng xuôi tay và đồng ý bỏ vốn ra mua chiếc tàu đánh cá. Nhưng ba mẹ anh thì không đợi được đến ngày anh dư giả nên đã dìu nhau về miền miên viễn sau đó không lâu.
Chuyện làm ăn của anh không suôn sẻ. Cậu vợ anh -ông Lê Thận thường xuyên báo lỗ, anh phải bỏ tiền bù lỗ, hết năm này đến năm khác, có khi túng quá phải vay mượn bạn bè bù lỗ cho ông. Từ ngày mua chiếc tàu, anh chưa có đồng lời nào mà chỉ thấy toàn lỗ là lỗ đến nỗi anh tái mặt và rồi ông Lê Thận bảo là:
-Thôi mày bán chiếc tàu đó đi, giá rẻ, tao mua cho.
Anh bán lại chiếc tàu đó với giá bèo, không đủ trả nợ cho bạn bè. Anh lâm vào cảnh túng thiếu nên vì thế, còn một tuần nữa mà không mua nổi ba cái vé cho ba mẹ và em.
Rồi ba mẹ qua đời, anh ân hận lắm! Anh ray rứt nhưng nợ cơm áo và trách nhiệm gia đình vợ con anh lại tặc lưỡi bỏ qua. 
Mấy mươi năm đã trôi qua, sức khỏe anh cũng ngày một tàn tạ theo tuổi tác và bệnh tật. Rồi anh cũng từ giã cõi trần tại TP Houston, bang Texas. Hoa kỳ. Cõi trần anh còn nợ một chữ hiếu với ba me, hi vọng qua cõi khác anh gặp ba me để báo hiếu phần nào. Cũng chỉ vì thiếu vé máy bay.
Saigon ngày 11/5/2024
Hoàng Thị Bích Hà
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Làm nghề nào cũng vậy, vui có, buồn có, nhưng làm nghề truyền thông vui nhiều, buồn ít, học về truyền thông như báo, radio, tivi phải học 4 năm trong trường đại học, sau đó thực tập ở tòa báo, hay ở radio, tivi một năm trước khi ra trường
Bạn có tin là một người đã bước vào tuổi 90 có thể "hạ đo ván" Coronavirus chỉ trong ba tuần lễ? Đó là một "kỳ tích", một phép lạ xảy ra với ông cụ Enzo Carnaroli ở thành phố Media (phía Đông Nam của tiểu bang Pennsylvania), dân số chưa đến sáu ngàn người.
Được Cao vác bó tre về tới ngã ba cây chôm thì trời cũng vừa đứng bóng. Anh cảm thấy như cái sống lưng như muốn gẫy cụp lại, một bên ngực đau nhói, đau từng nhịp theo mỗi bước chân. Từ đó tới cây cầu ván bắc ngang đường mương trước nhà đâu khoảng năm bẩy chục thước nhưng biết mình có rán cũng không nổi, Được Cao lầm bầm: “Nghỉ đã, còn có chút xíu, gấp gáp gì.”
Như trong một lần trước, kỳ này anh lại đọc thư mình gởi cho anh trên một tờ báo. Mình lặp lại chuyện này vì những gì mình muốn kể cho anh nghe, một lần nữa, vượt quá phạm vi của một lá thư thông thường.
Gã du tử và những người như gã vẫn lơ mơ ngẩn ngơ giữa cuộc đời, không tiến tới mà cũng không hẳn thoái lui, không biết tự bao giờ và đã bao đời rồi vẫn cứ ngẩn ngơ giữa con đường như một vết trầm.
Vào ngày 8 tháng 7, như thông lệ, Adeline bắt đầu ca trực bệnh viện dài 12 tiếng của mình. Đúng chuyên môn, cô bác sĩ trẻ đã phụ trách nhiều ca sinh đẻ thành công. Theo lịch trình công việc của một bác sĩ nội trú, đang trong giai đoạn thực tập để có thể lấy chứng chỉ hành nghề, Adeline vào làm ở phòng cấp cứu , điều trị cho một số bệnh nhân COVID. Chiều tối hôm đó, cô bị sốt nhẹ.
Rặng Smoky Mountain tọa lạc trên hai tiểu bang: North Carolina và Tennessee. Vốn được công nhận là công viên quốc gia đầu tiên của nước Mỹ (1940), tiếp đến năm 1983 được Unesco công nhận là di sản của nhân loại… núi rừng trùng điệp và hùng vĩ, có nhiều chặng sương khói phủ mờ, mây trắng quyện lấy lững lờ chẳng tan.
Tôi rất thích nghề làm báo, sau này làm radio và tivi. Nghề truyền thông vui lắm, được gặp gỡ nhiều người. Khi tôi còn học tiểu học, lớp 3, tôi viết bài, cô giáo gửi báo, báo đăng và tôi được nhuận bút. Từ đó, tôi tiếp tục viết báo.
Theo American Academy of Pediatrics, va Children’s Hospital Association, đến đầu tháng 9 năm 2020, chỉ ở Mỹ, đã có hơn nửa triệu người dưới 17 tuổi bị nhiễm Coronavirus.
Tôi vốn không ưa thích biển vì biển đơn điệu và u buồn quá. Phong cảnh của biển mở toạc nhanh như lật một trang giấy, chẳng chút giấu diếm, chẳng chút thẹn thùng; Nhất là tiếng nói của nó. Tiếng sóng vỗ rì rào không ngừng nghỉ ấy luôn gợi trong tôi những nỗi buồn xa vắng.
Con thường hay ngắm trăng giữa trời đất bao la vào những đêm rằm hoa đăng mở hội trên trời. Giờ đây, con phải hướng tầm mắt mình để ngắm mây trời nhiều hơn, vì Thầy chính là MÂY. Thầy “Lê có Mắt”, “Lê có Tai” bây giờ LÀ MÂY, MÀ MÂY THÌ CHỈ CÓ, VÀ CHỈ Ở TRÊN TRỜI.
Không biết đã bao lần y tự hỏi: "Trời xanh vương mắt em hay là đại dương thâu vào trong mắt em?” đôi mắt đã làm biêng biếc một quãng thời gian trong đời y, đêm đêm vào trong giấc ngủ thành những cơn mơ. Nhiều lúc y thấy mình chấp chới bay, laị có lúc như bơi trong làn nước xanh lơ, đôi mắt ấy mới đẹp làm sao!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.